21/03/2019

Đôi điều về “LàmTừ Thiện”


Thiện Tùng

Trông có vẻ “ tự hào” về việc làm từ thiện của mình, vừa gặp mặt, anh ta nhìn tôi cười rồi siết nguyên băng: “Viết lách, tranh luận, đấu đá… làm chi cho mệt, có khi còn không an toàn trên ‘xa lộ’. Mang bút danh Thiện Tùng thì phải tùng thiện chớ. Hãy tham gia vào Nhóm Từ Thiện của  chúng tôi để tích đức…”.

Tôi chỉ lắc đầu, cười xã giao với anh ấy. Thật lòng, tôi không hề xem thường những cá nhân hay tổ chức có thiện tâm làm từ thiện cứu khổ, cứu nạn…  đối với những mảnh đời bất hạnh. Nhưng tôi không thể chấp nhận họ xem thường những người bất chấp hiểm nguy, xông ra phía trước bút chiến, khẩu chiến… (phản biện) nhằm ngăn chặn những nguyên nhân gây ra bao khổ nạn. Họ đã và đang bị nhà cầm quyền phân biệt đối xử, bị cầm tù, bị trục xuất ra khỏi nước… 


Khi cùng ngồi với mọi người vào bàn ca-phê sáng như thường lệ, tôi hỏi đâu anh trả lời nhanh gọn tới đó:

-  Đối tượng làm từ thiện là những ai?

-  Những người khốn khó, hoạn nạn chớ còn ai - tê bần ấy mà.

-  Nguồn vốn để làm từ thiện từ  đâu?

-  Vận động các “mạnh thường quân” và những người có lòng hảo tâm- Chúng tôi chỉ làm trung gian thôi.

-  Những người mãi lo làm từ thiện như các anh chị sống bằng cách nào?

-  Ngoài “vốn tự có” phải  “ăn theo” quỷ từ thiện để tạm sống qua ngày, theo kiểu “ăn cơm chúa múa tối ngày”, được tập thể giám sát không hề có tư túi.

-  Số người cần cứu tế ngày một tăng hay giảm?

-  Giảm cái mốc khô, mỗi đợt thống khê để cứu giúp, số lượng tăng chống mặt – số cũ rủ số mới.

-  Có biết nguyên nhân do đâu không?

-  Thì do thiên tai, bảo lũ, bịnh tật… đẩy người ta xuống “hố”.

.v.v… 

-  Xin cám ơn , vì anh sẵn sàng và thật lòng trả lời những gì tôi hỏi.  Tôi sẽ viết đôi điều về việc làm Từ thiện nầy và sẽ  gởi tặng cho anh khi viết xong.

Thế là tôi viết đôi điều theo cảm nhận của mình:

   

    Hậu phương, tiền tuyến


Tôi nghĩ, làm từ thiện ví như thầy thuốc ở hậu phương chữa trị cho người bị rắn độc cắn, lẽ ra họ phải khích lệ đối với những người truy diệt rắn độc, cớ sao lại chăm chích những người xông ra tiền phương ấy? Bộ sợ thất nghiệp sao?! . Những người làm từ thiện thất nghiệp là vinh hạnh cho xã hội?”.



Vốn làm từ thiện từ đâu?


“Củi đậu nấu đậu” hay “Của thổ hườn cho thổ”: Quan quyền thì dùng tiền thuế của dân, những tổ chức từ thiện dùng tiền hảo tâm của dân để tế bần cho dân chớ không có gì được cho là cao thượng. Rốt cuộc, người làm từ thiện thu về được chữ tín, chữ đức - “lao tư lưỡng lợi”. Thế mà, người được cứu trợ luôn xướt mướt, khom người và xem họ như những vị cứu tinh, thi ân bố đức.  



Đối tượng làm từ thiện

Làm từ thiện cũng phải có “lập trường”: Không phải cứu tế đối với mọi người khốn khổ mà chỉ cứu trợ cho những người khổ nạn vì nhân tai  – xem như khắc phục hậu quả của sự sai lầm. Chớ, trong thực tế, không hề cứu trợ những người hoạn nạn do bị nhà cầm quyền phân biệt đối xử, bị bắt cầm giam vì “tội” phản biện chủ trương sai trái của nhà cầm quyền; chống Trung Quốc xâm lược…hay tưởng niệm những người vì nước vong thân.

Nguyên nhân gây ra đói khổ
Chết vì Thủy điện Miền Trung xả lũ năm 2017


Lúc sinh tiền, Thủ tướng Võ văn Kiệt nói: “Mâu thuẫn cơ bản hiện nay là mâu thuẫn giữa con người và môi trường chớ không phải  giữa Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa xã hội”- Ông bị “Đảng ta” phê phán về câu nói mất “lập trường” nầy. Ngày một sáng ra: Nếu môi trường không phải là nguy cơ lớn nhứt cho nhân loại thì mắc mớ gì các nước, không phân biệt khuynh hướng nào, hàng năm phải tụ hội lại bàn về môi trương? Và, mới đây thôi, hàng triệu người, đa số là lớp trẻ, ở  nhiều nước xuống đường biểu tình đòi chính phủ mình góp phần làm lành mạnh hóa môi trường?.
Nạn nhân vụ cưỡng chế đất ở “Vườn rau Lộc Hưng” trong những ngày tết 2019

Kẻ thù chung và lớn nhứt hiện nay của nhân loại là Môi trường sống. Con người là nạn nhân và cũng là thủ phạm về môi trường: Thiên tai, bịnh tật đang đe dọa cuộc sống của con người do đâu? . Câu trả lời là do Nhân tai - chính xác là như vậy. Quy luật tự nhiên hài hòa, cân đối mọi mặt, chính do con người xen vào phá vỡ những cân đối , hài hòa ấy rồi đổ cho đất cho trời. Không nói đâu xa, ở Việt Nam ta thôi: nạn phá rừng thượng nguồn, đào bới làm Bauxite Tây nguyên, làm thủy điện, nhiệt điện than lan tràn, Formosa xả thải độc hại gây thảm họa cho dân nhiều tỉnh miền Trung… Chính do con người chủ trương làm những việc trái “lòng trời” ấy dẫn tới nắng mưa, bão lũ khác thường, môi trường bị ô nhiễm, bịnh tật phát sinh. Thêm vào đó, nạn đuổi nhà, cướp đất, đẩy ngày càng nhiều người lâm cảnh màn trời chiếu đất như Thủ Thiêm, Lộc Hưng chẳng hạn. Nếu không thấy và xử lý tốt những nguyên nhân gây ra thảm họa, cá nhân hay tổ chức từ thiện sớm muộn gì cũng sẽ “bó tay.com”?.

.v.v…

Trách nhiệm thuộc về ai?

 Thay cho lời kết bằng chuyện kể:

<<Một hãng buôn cần một thư ký đánh máy, chủ hãng dán thông báo khắp nơi, người lũ lượt đến dự tuyển. Thấy chen lấn mất trật tự, chủ hãng dời điểm dự thi  lên lầu. Người dự tuyển chen lấn lên lầu làm sập cầu thang gây thương vong. Cảnh sát đến xem hiện trường rồi kết luận: Nguyên nhân tai nạn do chủ hãng - cần có một thư ký đánh máy mà dán giấy mời gọi tum lum, nhiều người đến chen lấn sập cầu thang gây ra tai nạn?”. Chủ hãng nói: “Do những người dự thi giành nhau chen lấn mới gây tai họa?”. Cứ “bóng đỗ thầy, thầy đỗ bóng” chẳng đâu vào đâu. Một cụ già từ bên ngoài nói vói vào: “Do Chính quyền - Quản lý xã hội kiểu gì mà để thất nghiệp lan tràn,  dân tình đói khổ, thứ có thư ký đánh máy mà xúm nhau giành giựt, chen lấ0n gây thương vong”.

Mọi người có mặt vỗ tay tán thưởng câu nói của cụ già hòa lẫn với còi xe cấp cứu>>.

20/03/2019

            T.T

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire