JB Nguyễn Hữu Vinh
Ngày trước, khi Nguyễn Thế Thảo, (Tục danh là Nguyễn Phế Thải) lên chức Chủ
tịch Hà Nội, dư luận cho biết với giá 30 tỷ đồng. Nguyễn Thế Thảo im phăng phắc
không nói nửa lời cải chính. Từ đó, Thảo có biệt danh là “Anh T. 30 tỷ”.
Nhiều người thắc mắc, chỉ lên chức Chủ tịch thời đó, mà đã 30 tỷ, thì chắc
lỗ? Và thời nay, sau Thảo là Nguyễn Đức Chung, cái giá chắc còn cao hơn nhiều?
Vậy tiền ở đâu ra, không khéo lại lỗ vốn.
Nhưng, có lẽ dân đã nhầm. Thì tiền ra từ đây:
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ảnh: Internet |
Sau khi các cơ sở của công ty Nhật Cường – doanh nghiệp chuyên cung cấp
hàng hoá và dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin của UBND thành phố Hà
Nội bị Bộ Công An đồng loạt khám xét, dư luận bắt đầu xôn xao về những “đối
tác” mà Hà Nội chọn lựa. Ngoài sự việc trên, PV Làng Mới còn phát hiện nhiều dự
án bị thu hồi cũng như đang triển khai với nhiều tình tiết lạ.
Xử lý ô nhiễm bằng hoá chất độc quyền
Giữa năm 2016, thành phố Hà Nội đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn việc xử
lý ô nhiễm cho hàng trăm hồ nước và bãi rác của thủ đô. Trong các cuộc họp, có
công ty Watch Water GmbH (gọi tắt WWG, Đức) tham dự. Theo chỉ đạo của ông
Nguyễn Đức Chung, thành phố thống nhất sử dụng hoá chất RedOxy-3c do WWG sản
xuất. Theo các cuộc họp, số hoá chất ban đầu sẽ nhập về mỗi lần 15 – 20 tấn,
bằng đường hàng không. Sau đó, hoá chất sẽ nhập bằng đường biển. Năm 2016, Hà
Nội dự kiến nhập khoảng 150 tấn hoá chất (khoảng gần 60 tỷ đồng).
…
Cụ thể, năm 2016 đã xử lý được 67 hồ nội thành (gồm 3 hồ thử nghiệm Giáp
Bát, Hố Mẻ, Ba Mẫu) và 7 hồ ngoại thành. Năm 2017, đã xử lý 19 hồ nội thành, 37
hồ ngoại thành, đồng thời tiến hành duy trì chất lượng nước các hồ nội thành đã
xử lý theo quy trình (84/86 hồ tạm dừng duy trì do đang có dự án thi công).
Theo hội nghị, còn 96 hồ chưa xử lý do chưa bố trí được kinh phí thực hiện, một
số hồ có nhiều rau bèo, phế thải không đủ điều kiện triển khai. Việc xử lý ô
nhiễm là đã qua nhiều trao đổi, lựa chọn, thành phố đã quyết định đặt hàng công
ty của Đức nghiên cứu, sản xuất độc quyền chế phẩm Redoxy-3C cho việc xử lý ô
nhiễm các hồ tại Hà Nội.
….
Mua độc quyền ở… siêu thị Minh Hoa
Theo hồ sơ, toàn bộ hoá chất trị giá rất lớn này đều phải mua độc quyền ở
một đơn vị duy nhất là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic, số 12 Đặng Tiến
Đông, Hà Nội. Công ty này được thành lập vào cuối năm 2015. Đến năm 2016, sau
khi Hà Nội thống nhất chọn mua độc quyền từ Công ty WWG (Đức) thì ngày
23/9/2016, WWG ký chứng nhận phân phối độc quyền tại Việt Nam cho duy nhất Công
ty Arktic. Nghĩa là, thành phố Hà Nội chỉ có một nơi để mua duy nhất là công ty
này và không có sự lựa chọn khác.
Điều lạ là, dù Arktic cung cấp giấy chứng nhận “độc quyền” được ký vào
tháng 9 thì trước đó, trong tháng 8/2016, đã có 2 đợt nhập hoá chất RedOxy-3C
về Việt Nam bằng đường hàng không, số lượng 19.440kg. Trong năm 2016, có 74.440
kg RedOxy-3C được nhập về Việt Nam.
Theo đó, giá nhập về là 213.000 đồng/kg, giá bán lại cho thành phố Hà Nội
là 374.000 đồng/kg.
Liên hệ với Công ty Arktic cần mua RedOxy để sử dụng, chúng tôi được lãnh
đạo công ty này thông báo là “chưa có hàng”. Sau đó, chúng tôi đến số 12 Đặng
Tiến Đông, Hà Nội để tìm hiểu về công ty thì không thấy công ty nào ở đây. Theo
đó, vị trí này là siêu thị Minh Hoa, do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa làm chủ.
Theo giấy đăng ký kinh doanh thì bà hiện đang cư ngụ tại số 88 Trung Liệt, tp
Hà Nội. Điều lạ ở đây theo tìm hiểu của phóng viên thì địa chỉ này cũng là địa
chỉ thường trú được ghi trong hồ sơ cá nhân của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch
UBND TP.Hà Nội .
Để có thêm thông tin, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Đức Chung. Tuy
nhiên, ông Chung cho biết ông đang bận họp và sẽ gọi lại sau./.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire