Bản quyền hình ảnh Anthony Kwan/Getty Images Image caption Bạo lực gia tăng ở Hong Kong trong những tuần qua |
Hong Kong
đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả về
cho Bắc Kinh 22 năm trước. Nhiều người dân Hong Kong băn khoăn về can thiệp
ngày càng sâu Trung Quốc và các cuộc biểu tình liên miên chống lại sự kiểm soát
của Bắc Kinh.
Trong cuộc
chiến giành linh hồn Hong Kong, nhiều người biểu tình quyết tâm bảo vệ tự do
của thành phố này bằng mọi giá.
Lãnh đạo Hong
Kong Carrie Lam hôm 27/8 nhắc lại rằng đòi hỏi của người biểu tình là không thể
chấp nhận được.
Phong trào
dân chủ Hong Kong ngày càng phát triển mạnh dù Bắc Kinh đã triển khai lực lượng
bán quân sự gần biên giới trong những tuần gần đây.
"Đây là
thời điểm 'bây giờ hoặc không bao giờ' và đó là lý do tại sao tôi trở về,"
Tse, 32 tuổi, nói. Tse cũng cho hay rằng kể từ khi tham gia các cuộc biểu tình
hồi tháng trước, anh đã trở thành một người tham gia ôn hòa vào các cuộc diễu
hành và là một nhà hoạt động trên Telegram.
"Bây
giờ, nếu chúng tôi không thành công, thì quyền tự do ngôn luận, quyền con người
của chúng tôi sẽ biến mất. Chúng tôi cần kiên trì."
Kể từ khi
Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, giới chỉ trích cho rằng
Bắc Kinh đã từ bỏ cam kết duy trì quyền tự chủ và tự do của Hong Kong dưới hình
thức một quốc gia hai chế độ.
Sự phản đối
Bắc Kinh vốn đã hạ nhiệt sau khi chính quyền thành công trong việc trấn áp
phong trào biểu tình Dù Vàng chiếm lĩnh đường phố trong suốt 79 ngày năm 2014,
nay lại bùng lên.
"Chúng
tôi phải tiếp tục chiến đấu. Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi là chính phủ
Trung Quốc," một giáo viên 40 tuổi giấu tên nói.
"Đối với
chúng tôi, đây là chuyện sống hay chết."
'Nếu tôi chết, anh cũng chết'
Bản quyền hình ảnh ANTHONY WALLACE Image caption Người biểu tình Hong Kong nói 'Không còn gì để mất' |
Cuộc biểu
tình ôn hòa kéo dài 79 ngày hồi 2014 kết thúc với một số lãnh đạo phong trào bị
bỏ tù.
"Điều
này chứng minh rằng bạo lực, ở một mức độ nào đó, sẽ hữu ích."
Gần 900 người
đã bị bắt trong các cuộc biểu tình mới nhất. Các viễn cảnh án tù dài dường như
làm nản lòng rất ít nhà hoạt động, nhiều người trong số họ sống chung với gia
đình trong những căn hộ nhỏ.
"7000
[đô la Hong Kong] cho một căn hộ giống như một phòng giam và bạn cho rằng chúng
tôi sợ bị đi tù ư?" một bức graffiti nguệch ngoạc gần một địa điểm biểu
tình viết.
7.000 đô la
Hong Kong (tương đương 893 đô la Mỹ) là số tiền để có thể thuê một phòng nhỏ
trong một căn hộ chung cư tại Hong Kong.
"Hãy
tưởng tượng nếu điều này thất bại. Bạn có thể hình dung ra rằng chế độ độc tài
của Cộng sản sẽ còn mạnh hơn nữa ... Nếu chúng tôi bị thiêu sống, anh cũng sẽ
bị thiêu sống cùng chúng tôi," Cheng, 28 tuổi, làm việc trong ngành khách
sạn, nói về chính quyền Trung Quốc.
"Đồng hồ
đang điểm rồi," Cheng nói thêm, đề cập tới năm 2047 - thời điểm chính sách
'một quốc gia, hai chế độ' hết hiệu lực.
Một cuộc thăm
dò vào tháng Sáu của Đại học Hong Kong cho thấy 53% trong số 1.015 người được
nhận là người Hong Kong, trong khi 11% nhận là người Trung Quốc, mức thấp kỷ
lục kể từ năm 1997.
Với việc sở
hữu một ngôi nhà ở trong thành phố đắt đỏ nhất thế giới này chỉ là một giấc mơ,
nhiều thanh niên Hong Kong nói họ chẳng trông mong gì nhiều khi mà Bắc Kinh
ngày càng tăng cường kiểm soát.
Bản quyền hình ảnh Guy Smallman/Getty Images Image caption Người biểu tình Hong Kong: 'Bây giờ hoặc không bao giờ' |
"Chúng
tôi thực sự không có gì để mất," Scarlett, 23 tuổi, một dịch giả, nói.
Các thông
điệp viết trên tường nói "Hong Kong không phải Trung Quốc" và
"Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh".
Tse nói anh
tin rằng bạo lực là cần thiết vì chính phủ hiếm khi lắng nghe các cuộc biểu
tình ôn hòa.
Trong khi đó
hôm 27/8 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Hong Kong đang đối mặt với cuộc
khủng hoảng tồi tệ nhất từ năm 1997 đến nay.
Ông Vương
Nghị nói với phái đoàn các doanh nhân Hong Kong rằng cần có thêm các hỗ trợ cho
chính phủ để chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực đang ngày càng lan rộng ở Hong
Kong.
Tờ China
Daily của chính phủ Trung Quốc vừa đăng một bài xã luận cho hay khoảng cách
giữa chính phủ và người biểu tình có vẻ như không thể hàn gắn nổi, và rằng
chính phủ không thể chấp nhận các yêu sách mà người biểu tình đưa ra.
Tuy nhiên ông
Vương Nghị cũng nói rằng Hong Kong có thể vượt qua khủng hoảng hiện nay với sự
hỗ trợ của chính phủ và sự đoàn kết của người dân Hong Kong.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire