Kiểm toán
Nhà nước đã công bố những con số gây choáng về nhà máy Đạm Ninh Bình.
Nhà máy Đạm Ninh Bình. |
Cho đến nay, tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa cung cấp đủ hồ sơ thi công thiết
kế cùng các hồ sơ kèm theo, nên dù Bộ GTVT đã thuê tư vấn độc lập là liên danh
Apave-certifier-Tricc (một đơn vị của Pháp chuyên đánh giá hệ thống an toàn
đường sắt trên thế giới), để đánh giá mức độ an toàn của đường sắt trên cao Cát
Linh - Hà Đông.
Nhưng liên danh này cũng đành bó tay, vì không ai có thể kết luận đường sắt
trên cao Cát Linh - Hà Đông có đủ độ an toàn để đưa vào khai thác thương mại hay
không khi trong tay không có đủ hồ sơ thi công thiết kế.
Đây có thể nói là một trường hợp vô cùng kỳ lạ: người làm thuê giữ chặt hồ
sơ không chịu cung cấp cho ông chủ, dù công trình đã được cơ quan đăng kiểm của
Việt Nam cấp đăng kiểm tạm thời để chạy không tải, nên không thể đưa vào khai
thác thương mại, mà ông chủ chẳng dám làm gì.
Những tưởng chỉ có công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông phải
chịu cảnh ấy. Nhưng mấy ngày gần đây, dư luận ngã ngửa khi biết lại có thêm một
Cát Linh - Hà Đông nữa.
Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương, Kiểm toán
Nhà nước đã công bố những con số gây choáng về Đạm Ninh Bình: tổng thầu Hoàn
Cầu, cũng của Trung Quốc, đã bỏ về nước, không cung cấp hồ sơ hoàn công, nên
chủ đầu tư không thể quyết toán. Nhiều hạng mục thi công không đúng thiết kế
nên không thể nghiệm thu.
Cũng như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Đạm Ninh Bình cũng liên
tiếp đội vốn, từ tổng mức đầu tư ban đầu 397 triệu USD, đội vốn lên 497 triệu
USD rồi tiếp tục lên 667 triệu USD (tương đương hơn 15 ngàn tỷ, tăng 1,6 lần so
với tổng mức đầu tư ban đầu). Một con số gây choáng váng.
Choáng váng, vì bất chấp cảnh báo của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học & Công
nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và rất nhiều bộ, ngành khác về tính khả thi
không cao, hiệu quả thấp, thu hồi vốn khó, nhưng chủ đầu tư vẫn quyết làm. Kinh
khủng hơn nữa là dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng đàm phán hợp đồng EPC
để đấu thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn thành lập đoàn sang Trung Quốc 2 lần để đàm
phán hợp đồng EPC (?).
Nếu như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dù chưa khai thác thương
mại, nhưng từ năm 2015 đến nay, mỗi ngày đã phải lấy từ tiền thuế của dân để
trả lãi cho Trung Quốc 1 tỷ đồng, thì đạm Ninh Bình, dù chưa quyết toán xong,
nhưng từ ngày vận hành đến cuối năm 2018 đã lỗ đến 5.000 tỷ, tương đương với số
tiền trong 6 năm rưỡi nông dân trên cả nước được miễn thuế nông nghiệp.
Hiện tại, vốn chủ sở hữu nhà nước đã âm hơn 2.600 tỷ. Trong 3 năm tới,
doanh nghiệp này không có khả năng tự trả khoản nợ đến hạn. Lẽ nào ngân sách
nhà nước lại phải gánh?
Thế nhưng vì sao cho đến nay, chưa có bất cứ một cá nhân nào của 2 dự án
trên phải chịu trách nhiệm?
Bạn đang đọc bài viết Lại thêm một
Cát Linh - Hà Đông tại chuyên mục Lăng kính của Báo Nông Nghiệp Việt
Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại,
Zalo, Viber: 0369024447.
Vũ Hữu Sự
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire