Tạ Dzu
Việt Nam Cộng Hoà đã chôn
mà chưa chết.
Việt
Nam Cộng Sản đã chết mà chưa chôn.
(Dân gian)
Kể từ sau đệ Nhị Thế chiến, Việt Nam đã hai lần trễ chuyến tàu lịch sử để toàn dân xây dựng đất nước, chỉ vì những
khúc quanh oan nghiệt do Đảng
Cộng sản Việt Nam tiến hành.
Cơ hội thứ ba đang tới, những người cộng sản
đang cầm quyền tại Việt Nam có biết chủ động nắm lấy nhằm thoát Tàu và thoát Cộng
để chuộc lại phần nào những nỗi oan khiên đã gây ra cho cả dân tộc suốt từ sau
Thế chiến Hai đến nay hay không?
Lần thứ nhất khi Phát xít Nhật trao trả chủ
quyền cho Việt Nam qua tay Bảo Đại năm 1945. Ngày 11 tháng Ba, nhà vua công bố
Việt Nam hoàn toàn độc lập. Khi Nhật đầu hàng phe Đồng Minh, Thủ tướng Trần Trọng
Kim đã khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được vào 16/08/1945. Hai ngày
sau đó, 18/08, Vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập đã công bố ngày 11 tháng Ba
trước đó.
Oan nghiệt thay, Cách mạng tháng Tám của Việt
Minh đã buộc Chính phủ Trần Trọng Kim phải bàn giao từ chính quyền trung ương đến
các địa phương, đồng thời buộc Bảo Đại phải thoái vị. Cụ Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã cảm thán cho một giai đoạn oan khiên nghiệt ngã của cháu con, đã thốt lên rằng:
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa
tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường
an.
(Bản Sở Cuồng, câu 410 tới 413)
Từ 1945, 81 năm sau đó (cửu cửu), dân Việt sẽ chịu nhiều đau khổ
bởi đám người không biết đất trời, đạo lý con người là gì vì đặt vật chất lên hàng
đầu (duy vật), đến độ tiết Thanh Minh là dịp âm dương hội tụ, người sống kẻ chết tưởng nhớ đến nhau mà rồi hoa cũng
tàn phai, chết theo đời sống tinh thần. Vật chất lên ngôi, những người duy vật
sẽ ngự trị suốt 81 năm trường sau đó.
Cuối năm Ngọ 1954 (mã vĩ), ngày 10 tháng 10, với công lao toàn dân lót đường gian khổ 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp oanh liệt, các đơn
vị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiến vào Hà Nội (Trường an hay Tràng an) từ các
cửa ô để tiếp quản thủ đô
(Hồ binh nhập tràng an), đã được Trạng Trình nói đến trong giai
đoạn thời tiết hoa tàn này.
Niềm vui là niềm
vui chung
của toàn dân - không riêng đảng
phái nào để cậy công tiếm quyền – cũng như ngọn lửa hắt hiu bùng lên trước khi
tắt ngúm vì người ta chỉ biết giành giựt quyền lợi vật chất mà bỏ mất phần tinh
thần, quan trọng không kém. Nhìn như thế, lý thuyết cộng sản thật ngây thơ thiếu
sót, đã và còn đang hành hạ nhân
dân trong đoạn trường cửu cửu đó.
Đời sống chỉ là vật chất thôi sao?
Cả cộng sản lẫn tư bản đều phát xuất từ phương
Tây, kéo dài từ tranh cãi duy tâm-duy vật, tranh chấp nhau làm nước ta tan nát,
thế mà tầng lớp lãnh đạo không học được bài học cha ông: tinh thần và vật chất đối
lập thống nhất. Tiên Rồng đối lập thống nhất.
Cuộc sống không thể ổn
định nếu chỉ có tiên hay toàn rồng. Vậy sao cộng sản chỉ biết tôn vật chất lên
hàng đầu?
Hiệp định Genève được ký kết ở Thụy Sĩ ngày
21 tháng 7 năm 1954 là hiệp định đình chiến sau 75 ngày đàm phán từ 26 tháng 4,
nhằm khôi phục hoà bình cũng như chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông
Dương.
Đất nước đang yên lành, nước sông Bến Hải đang trong bỗng nhưđ ỏ ngầu rồi đen đục hẳn đi, như gào thét tràn bờ khóc
thương tiếc hận cho cuộc chia ly không ngày đoàn tụ, vĩ tuyến 17 đã oan nghiệt phân đôi chia lìa, đau thương xé lòng mẹ cha như sông
Gianh thuở nọ.
Cụ Trạng thấy hết:
Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành.
(SC, 426-427)
Bắc phương tự biến thành thành đồng xã hội
chủ nghĩa. Nam phương cố xây cho được viên ngọc bích Viễn Đông.
Cụ Trạng không chỉ thấy Việt Nam mất cơ hội
để nhân dân hai miền chung tay xây dựng đất nướ cở mốc 54, cụ lại còn tiết lộ cơ hội thứ hai cũng vuột mất tại
thời điểm 1975:
Ô hô thế sự tự bềnh bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ
thông.
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình cư hải ngoại huyết
lưu hồng.
(Bản Anh Phương, 95-98)
Sau khi đường
sắt khai thông, đất nước thống nhất mà sao thế sự vẫn bềnh bồng? Ngay cả
khi Hồ ẩn
Mao tận rồi mà kình cư vẫn nhuộm đỏ
máu?
Biển Đông nổi sóng. Dịch bệnh khắp nơi. Cuộc
tranh ngôi độc bá sắp tàn. Cơ hội cho dân tộc ngàn năm một thuở đang tới. Toàn dân phải chuẩn bị, từ
trên xuống dưới, từ trong đến ngoài. Cơ hội tới mà không chuẩn bị sẽ lại vuột mất
lần nữa. Quá tam ba bận.
Chuẩn bị thế nào để phục Việt, thoát Tàu?
Theo một nghiên cứu (đã được đọc từ hồi còn
là sinh viên), để có thể là một quốc gia tương đối hùng mạnh, một nước cần có tối thiểu ba điều kiện cần được đáp ứng. Một, dân số phải từ 50
triệu trở lên. Hai, tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì càng thuận lợi. Ba, quan
trọng hơn, một chính quyền đi sát với ước nguyện nhân dân; nói cách khác, chế độ
càng dân chủ, điều kiện này càng dễ thực hiện.
Hai điều kiện cần, Việt Nam đã hội đủ (dân
số, tài nguyên), nhưng chưa sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Rừng vàng chẳng
còn, nhiều nơi đã bị địa
phương cho nước ngoài thuê mướn tới 50 năm; hầm mỏ bị xới tung. Biển bạc có đó mà không khai thác được. Điều kiện
thứ ba là điều
kiện đủ thì ta thiếu hẳn khiến bao lâu nay đất nước èo uột, tụt hậu lỡ làng so
với lân bang. Chỉ cần một chính quyền biết lắng nghe dân, tôn trọng tiếng nói đa
chiều từ dân (đa nguyên), Việt Nam không khó vươn lên, ít nhất cũng là một quốc
gia tầm cỡ trong vùng. Từ vị trí tầm cỡ xứng đáng, nối gót cha ông, vượt lên như Đại Việt cường thịnh thời Lý Trần không
phải là không thực hiện được.
Ngày nay, với một thế giới đa phương, đa diện,
ta còn cần điều kiện thứ tư nữa, là hội nhập quốc tế.
Quốc tế ngày nay không còn là tranh chấp bá
chủ như
hàng ngàn năm trước. Quốc gia nào còn mang tư tưởng ấy là quốc gia tụt hậu về tầm
nhìn. Quốc gia nào không chia sẻ những giá trị chung của nhân loại, ta không cần
theo và cũng không phải sợ vì có
cả thế giới đồng hành, ta không ngại lầm đường, lạc lối như cụ Trạng nhắn gửi:
Kê minh ngọc thụ thiên
khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật
chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử
thượng
Tứ phương thiên hạ thái
bình phong.
(Anh
Phương, 98-102).
Khi
biết ưu đãi, thuận theo giá trị dân chủ của chim ưng (Mỹ), sẽ cản được chú sư tử
(Tàu) từ lâu đã leo lên đầu lên cổ mình. Từ trước tới nay Mỹ vẫn dạm hỏi, mong
muốn được mướn cảng nước sâu phía Nam để sửa chữa tàu bè. Tiếng là sửa chữa, nhưng
chỉ cần có vậy. Tàu
bè dập dìu ra vào, chưa cần biển Đông nổi sóng cũng
đủ để chặt đứt cái lưỡi bò tham lam (ngưu
xuất lam điền, hoặc năm ngưu lưỡi bò phải lùi nhường chỗ cho Nhật) để mặt
trời Việt Nam rực rỡ phương đông (nhật
chính đông).
Hội
nhập quốc tế là anh dũng khôn ngoan gạt bỏ những gì đã lỗi thời để hoà nhập vào bậc thang
giá trị chung. Trong tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang, mẫu tự ‘G’ của chữ CÙNG
(“VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC…”) bỗng nhiên rơi xuống. Mẫu tự này giống hình búa liềm.
Khi búa liềm rớt xuống thì ngọn đuốc trí tuệ cộng sản trở thành cùn lụt, tắt ngúm
(Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt), trùng
hợp kỳ lạ với việc ông
chủ tịch tên Quang cũng cất bước ra
đi.
Hội nhập quốc tế ngày nay là tất cả phải do
dân, vì dân. Dân tự tổ chức xã hội. Dân cử người đại điện mình. “Dân biết, dân
bàn, dân kiểm tra”. Dân tự hành động, không chờ ai nghênh ngangtrên đầu, chỉ
tay năm ngón bắt phải tuân theo. Nếu mãi độc đoán bắt dân nghe lệnh, còn gì là
vai trò vẫn tuyên xưng, biết,
bàn, kiểm tra của nhân dân?
Hội nhập là tiến từ tiểu
đại đồng quốc gia, sang trung đại đồng khu vực, đến đại
đại đồng thế giới, không phải như tầm nhìn thiển cận sai lầm của cộng sản,
bỏ quên quốc gia và khu vực để lên thẳng quốc tế. Vậy hội nhập ngày nay còn là
hội nhập theo xu hướng chung trong vùng. Việt Nam phải gần và góp sức kiện toàn
ASEAN, cùng sống về kinh tế, giúp tiến về văn hoá và liên
phòng về quốc phòng, vừa tạo đà cho khu vực vươn
lên, vừa tạo đủ lực đối trọng với kẻ thù chung đang hung hãn đe dọa khắp chốn.
Hội nhập là mỗi thực thể đóng góp cái riêng vào cái chung, cùng
làm nổi bật những nét đặc thù riêng rẽ để tất cả trở thành vườn hoa muôn màu muôn
sắc, không để
bị hoà tan, mất dấu.
Muốn vậy, việc đầu tiên là vai trò của người
dân phải được tôn trọng và nâng cao. Dân có được tôn trọng mới dễ tạo ra một nhà
nước có trách nhiệm, được nhân dân tin tưởng thương mến trao gởi niềm tin, không
cần phải cai trị bằng khủng bố, súng đạn, nhà tù.
Hành động khôn ngoan như thế tức là trở về
với cái nôi dân tộc - chỉ dân tộc chân chính mới cởi mở được tấc lòng, bao dung ôm gọn hai bên, cả đỏ lẫn vàng, không bị ai ngờ vực, đố kỵ,
luôn miệng gọi hoà mà chẳng giải, chẳng hợp được ai.
Chỉ có thế mới tạo được bước đột phá, bế tắc
thua thiệt lâu nay.
Trước khi dắt 50 con xuôi biển, cha Rồng dặn
mẹ Tiên và các con, dù lên núi xuống nước,
có việc cùng nghe, không được bỏ nhau. Và rằng có việc cứ gọi, ta sẽ trở về. Ấy
chính là phương sách hợp-tan tan-hợp quyền biến, được cha ông truyền lại từ ngàn
xưa cho mãi đến ngàn sau.
Thế cửu
cửu sắp dứt, tiết Thanh Minh lại về, âm dương
hội tụ, nhà nhà đoàn
viên, trùng hợp kế sách đối lập thống nhất
của cha ông, những người mang trọng trách với dân với nước, có biết nắm lấy thời
cơ ngàn năm một thuở đang chờ?
Tạ Dzu
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire