Kể từ thứ Tư 1/7, EU quyết định bắt
đầu mở cửa biên giới cho 15 nước ngoài khối, trong đó có bốn nước châu Á là
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Việt Nam, điểm đến quen thuộc của
các công dân EU và là một trong những quốc gia được coi là có thành tích phòng
chống Covid-19 tốt, với số ca nhiễm thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng
giềng châu Á trên, không nằm trong danh sách.
Trung Quốc tuy nằm trong danh sách,
nhưng chỉ được áp dụng theo quy tắc có đi có lại, nghĩa là với điều kiện Bắc
Kinh cũng phải mở cửa cho công dân EU vào Trung Quốc.
Quyết định được Hội đồng Châu Âu
thống nhất thông qua nhưng không có tính ràng buộc pháp lý. Vì vậy các quốc
gia thành viên EU vẫn có quyền lựa chọn mở hoặc không mở đối với các nước đó.
Giới ngoại giao đã thảo luận suốt
năm ngày về việc đưa hay không đưa nước nào vào danh sách trên.
Các nước được coi là “điểm đến an
toàn”, bên cạnh Trung Quốc, gồm Algeria, Australia, Canada, Georgia, Nhật Bản,
Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia
và Uruguay.
Anh Quốc và bốn quốc gia châu Âu khác
không thuộc EU là Thụy Sỹ, Iceland, Liechtenstein và Na Uy – được tự động gồm
trong danh sách “an toàn”.
Phóng viên BBC Gavin Lee từ Brussels
nói rằng đã có các hoạt động vận động hành lang ráo riết từ đại diện các
nước Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ để được đưa vào danh sách an toàn.
Các quan chức EU nói rằng quyết định
được đưa ra dựa trên một số yếu tố khoa học. Cụ thể là:
·
Tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở quốc gia
đó ở mức đủ thấp (có tỷ lệ lây nhiễm dưới 16 ca trên mỗi 100 ngàn người)
·
Xu hướng các vụ lây nhiễm giảm xuống
·
Các biện pháp giãn cách xã hội được
áp dụng ở “mức phù hợp”
Việt Nam nằm ngoài danh sách
Việt Nam không có trong sách mở cửa
đi lại của EU tuy giới chức đang đưa ra các phương án nối lại đường bay quốc tế
với các nước.
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất có
thể nghiên cứu khôi phục các chuyến bay quốc tế thương mại thường lệ đưa khách
vào Việt Nam vào cuối tháng Bảy.
Theo các số liệu chính thức, tỷ lệ
lây nhiễm ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức nêu trên, và trong nhiều ngày
qua nước này nói không có lây nhiễm nào trong cộng đồng.
Cho đến nay, tổng số các ca được xác
định dương tính với virrus corona ở Việt Nam là 355, trong đó đã có 336 người
bình phục. Số còn đang điều trị là 19 người, tính đến 1/7.
Không có trường hợp nào tử vong do
Covid-19, theo số liệu báo cáo chính thức của nhà nước.
Bản quyền hình ảnh THÔNG TIN CHÍNH PHỦ - Image caption Bệnh nhân 91 tập đi trở lại |
Việt Nam cũng ‘ghi điểm’ trong mắt
quốc tế với vụ cứu một phi công người Anh, người được mang số BN91 (bệnh nhân
91), khỏi ‘cửa tử’ sau khi mắc virus corona.
Bất chấp những kết quả mà giới chức
công bố, Việt Nam vẫn không được EU đưa vào danh sách an toàn, và việc này đã
gây tranh luận mạnh mẽ giữa các công dân mạng Việt Nam.
Ngoài việc đáp ứng ba tiêu chuẩn
tiên quyết, các nước cũng cần khiến cho EU cảm thấy tin tưởng rằng dữ liệu của
các nước là có sẵn và đáng tin cậy, Reuters tường thuật. Việc chỉ báo cáo
đơn giản là không có trường hợp nhiễm bệnh nào, chẳng hạn như Tanzania,
Turkmenistan và Lào, là chưa đủ.
Cạnh đó còn có các yếu tố khác tác
động.
“Bạn có thể cho rằng việc quyết định
quốc gia ngoài EU nào là ‘an toàn’ là việc không phức tạp. Nhưng đó là một
quá trình rất loanh quanh, gây chia rẽ, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế và về
chuyện an toàn sức khỏe cho cộng đồng,” chủ biên theo dõi tin tức châu Âu của
BBC, Katya Adler, bình luận.
Đan Mạch và Áo và một số quốc gia
thành viên đã muốn hạn chế số nước “an toàn” xuống thấp hơn 15 nước, nhưng cuối
cùng, quyết định đã được toàn bộ các quốc gia thành viên thống nhất thông qua.
Mỗi nước nay sẽ phải công bố khi nào
họ dự tính bắt đầu tái tiếp nhận các công dân từ một số hay toàn bộ các nước
được đánh giá là an toàn.
Pháp nói họ dự kiến sẽ triển khai
quyết định “trong những ngày tới”.
Cộng hòa Czech đã công bố danh sách
tám nước mà Prague coi là an toàn.
Danh sách của EU sẽ được cập nhật
hai tuần một lần.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire