04/07/2020

PHIÊN TÒA RỪNG RÚ?


Thảo Ngọc: Qua vụ án đòi lại đất này, cùng với vụ nhảy lầu của ông Lương Hữu Phước ở Bình Phước, và ba phiên tòa kết án tử hình Hồ Duy Hải, và rất nhiều phiên tòa bất công và oan sai khác, càng cho thấy rằng, những câu nói nổi tiếng của hai cựu quan chức ngành tư pháp như là những chân lý:
Bà Ngô Bá Thành, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, từng nói: Tại Việt Nam có cả một rừng luật. Nhưng người ta xử theo luật rừng.

Chiều  ngày 01tháng 7 vừa qua, Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên án vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Phan Quý và vợ là bà Lê Thị Bích Thủy ( ngụ quận 12) và bị đơn là ông Lê Văn Dư, Lê Sỹ Thắng, Khâu Văn Sĩ (cùng ngụ quận Gò Vấp).

Theo hồ sơ vụ án, năm 1999, ông Huỳnh Hữu Lợi chuyển nhượng bằng hình thức viết giấy tay cho vợ chồng ông Phan Quý và bà Lê Thị Bích Thủy, diện tích  3.500m² đất thuộc thửa 504, tờ bản đồ số 40, tọa lạc tại  phường 15, quận Gò Vấp,TP.HCM. Ngày 3-2-2002, vợ chồng ông Quý bán lại cho ông Khâu Văn Sĩ diện tích 500m² đất bằng giấy tay.

Tiếp đến, ngày 18-4-2009, vợ chồng ông Quý tiếp tục bán bằng giấy tay cho ông Lê Văn Dư và ông Lê Sỹ Thắng, mỗi người 87m² đất với lời hứa sẽ thực hiện việc tách thửa và đăng bộ phần diện tích đã bán.

Sau này, giữa ông Dư, ông Thắng và ông Sĩ có chuyển nhượng qua lại các phần đất này cho nhau. Tất cả những giao dịch mua bán, chuyển nhượng này đều có lập thành hợp đồng nhưng không công chứng.

Sau khi mua đất, gia đình các ông Dư, Thắng và Sĩ  đã chuyển về  sinh sống ổn định trên đất này, không tranh chấp với ai, đã kê khai tạm trú tạm vắng và được chính quyền địa phương cấp số nhà để quản lý.

Tháng 6 năm 2017, ông Quý khởi kiện ông Dư, ông Thắng, ông Sĩ ra TAND quận Gò Vấp, yêu cầu tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Quý với các ông Dư, Thắng, Sĩ trước đây là vô hiệu.

Xét xử sơ thẩm, TAND quận Gò Vấp đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn với ông Sĩ. Tòa sơ thẩm cũng chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Dư, công nhận 2 hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nguyên đơn với ông Dư.

Xét xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên cả 3 hợp đồng chuyển nhượng đất nêu trên giữa nguyên đơn và 3 bị đơn vô hiệu. Bức xúc, bị đơn định nhảy lầu tự tử nhưng được nhiều người giữ lại(1).

Người dân tại đây cho biết: Khu đất này trước đây thuộc diện quy hoạch, giá cả giao dịch giấy tay rất rẻ, giờ nhà nước xoá quy hoạch , nên  giá đất tăng rất cao.



Một nguồn tin cho hay, ông Quý có một căn  nhà ở quận 12, trong nhà có một cái miếu thờ, nguyên miếng đất này là của một ngôi  chùa. Ngày trước, khi mới đến TP.HCM, ông Quý tá túc ở đây . Sau đó, qua một vụ tranh chấp, miếng đất này đã trở thành đất của ông ấy một cách tài tình.



 Dư luận cho rằng: Việc mua bán đất của ông Quý với ba hội nói trên, dù mua bán bằng giấy tay thì cũng là có giao dịch “tiền trao cháo múc”. Hơn nữa người mua đã xây nhà và sinh sống ổn định trên đất đó thì phải hợp thức hóa cho người ta mới hợp lý.

Ngày trước ông Quý  mua của ông Huỳnh Hữu Lợi cũng là giấy viết tay. Sau đó  bán cho kẻ khác cũng giấy viết tay. Nếu như giờ chủ đất cũ là ông Huỳnh Hữu Lợi đòi lại mảnh đất bán cho ông Quý  thì toà xử sao? Giấy viết tay cũng là chứng từ,  phải được công nhận hợp pháp, nếu chưa làm các thủ tục thì bây giờ hướng dẫn cho họ tiếp tục làm cho đúng theo quy định của pháp luật. Không thể đã bán  rồi lại lật lọng lấy lại như vậy được.

Nhưng bởi vì luật pháp của Việt nam có rất nhiều kẽ hở , nên những kẻ lưu manh và có thế lực đã lợi dụng những kẻ hở này để hành động bất chính.

Ông Phan Qúy hiện có con gái là thẩm  phán TAND Quận Gò Vấp, con trai là kiểm sát viên VKS TPHCM. Ba cha con ông Quý đều là những đảng viên, những người luôn luôn được tu dưỡng, rèn luyện và “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”. Không biết cha con ông Phan Quý đã “rèn luyện” như thế nào và “học tập” được những gì, mà khi thấy giá đất đã bán giờ  tăng cao thì nảy lòng tham, bất chấp lương tâm và đạo lý, lợi dụng thế lực là gia đình để làm điều bất chính, thể hiện đúng là bản chất lưu manh  của bọn lật lọng, lỳ lợm và lươn lẹo.

Điều đáng nói là mặc dù VKSND quận Gò Vấp có kháng nghị không đồng ý với tòa sơ thẩm về bảy điểm, trong đó nhấn mạnh hai điểm chính. Cụ thể về thời hiệu khởi kiện, theo VKS quận, tòa xác định quyền, lợi ích của nguyên đơn bị xâm phạm kể từ tháng 3-2017 là chưa chính xác.

Tại phiên phúc thẩm ngày 1-7, đại diện VKSND TP.HCM tại tòa đề nghị HĐXX chấp nhận kháng nghị, hủy án để xét xử lại vụ án.

Tuy nhiên, TAND TP.HCM vẫn nhắm mắt làm ngơ trước kháng nghị  của VKSND quận Gò Vấp, và của VKSND TP.HCM, đã tuyên cả 3 hợp đồng chuyển nhượng đất nêu trên giữa nguyên đơn và 3 bị đơn vô hiệu.

Sau khi tòa tuyên án,  bà Trần Thị Mỹ Hiệp (vợ ông Dư) đã chạy ra hành lang tòa án định nhảy lầu tự tử. Tuy nhiên, các phóng viên và lực lượng bảo vệ tòa và những người có mặt kịp thời ngăn cản  và cứu được bà này, nên không trở thành một Lương Hữu Phước thứ hai(2).

Cảm nhận của một luật sư từ phiên tòa này rằng, đây là một bản án trái pháp luật, phi đạo đức, đã dẫn  đến sự  bức xúc và tuyệt vọng cho gia đình bị đơn, dẫn đến các hành vi mất kiểm soát của gia đình bị đơn.

Ngày hôm sau, bà Trần Thị Mỹ Hiệp nói với báo chí rằng: “Chồng tôi ngày xưa cũng đã đi ở đợ cho nhà ông Quý, mà sao giờ lại đối xử như vậy. Tôi cám ơn cậu nhà báo đã ngăn tôi tự tử, nhưng giá mà tôi chết thì tốt hơn".



Qua vụ án đòi lại đất này, cùng với vụ nhảy lầu của ông Lương Hữu Phước ở Bình Phước, và ba phiên tòa kết án tử hình Hồ Duy Hải, và rất nhiều phiên tòa bất công và oan sai khác, càng cho thấy rằng, những câu nói nổi tiếng của hai cựu quan chức ngành tư pháp như là những chân lý:

Bà Ngô Bá Thành, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, từng nói: “Tại Việt Nam có cả một rừng luật. Nhưng người ta xử theo luật rừng”.

Ông Cựu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng Dương nói: “Luật pháp Việt Nam muốn xử kiểu gì cũng được”.

Những loại thẩm phán như Nguyễn Hòa Bình, dù chưa hề được Chủ tịch nước bổ nhiệm một ngày làm thẩm phán, nhưng lại ngồi ghế Chánh án TANDTC  để xét xử  người khác, cùng với những phiên tòa như này, càng chứng tỏ bản chất rừng rú của nền tư pháp Việt Nam.





Chú thích:


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire