Thiện Tùng
10/9/2021
Khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, ngày 20/3/2020, Bộ Chính trị Đảng CSVN họp bàn về phòng chống dịch. Tại cuộc họp nầy, Tổng Bíi thư Đảng CSVN phán: “Chống dịch như chống giặc”; “Cả hệ thống chính trị phải tập trung cao nhất cho phòng, chống dich”…).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính trị - Ảnh: TTXVN |
Về nhận thức, dịch xâm hại sức khoẻ, tính mạng con người, xem dịch như giặc không sai, nhưng về biện pháp “chống dịch như chống giặc” là sai. Bởi vì, giặc người với giặc dịch hoàn toàn khác nhau: giặc người hữu hình, giặc dịch vô hình, với mắt thường chỉ nhìn thấy giặc người chớ không thể thấy giặc dịch.
Để bảo vệ quan điểm, ý chỉ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo điện tử của Đảng CSVN có bài vừa phản biện vừa đe doạ với tiêu đề: “Vì sao chống dịch phải như chống giặc?” có nội dung nguyên văn như sau:
<< “Chống dịch như chống giặc” được hiểu là sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm.
Trước hết, do dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu, có tốc độ lây lan nhanh, không chỉ gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn khiến số người tử vong ngày càng cao; được coi là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.
Thứ hai, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”: Đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để chống phá cách mạng Việt Nam. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh cấm tụ tập, tiếp xúc đông người… làm lây lan dịch bệnh. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua, sản xuất hàng giả, buôn lậu hàng hóa y tế ra nước ngoài; lợi dụng dịch bệnh để phạm tội. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để phao tin đồn nhảm, làm rối lòng quân, gây hoang mang trong dân, gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch của Việt Nam…
Các loại giặc trên đều nguy hiểm như nhau và là đối tượng phải tiêu diệt…Do đó, chống giặc dịch được hiểu là chống “giặc COVID-19” để cứu người, bảo vệ Tổ quốc. Thứ “giặc” còn lại cũng nguy hiểm không kém nên phải phòng, chống nhanh chóng và kịp thời.>>
Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói: “Chống dịch như chống giặc”, có nghĩa là Dịch và Giặc là 2 chủ thể khác nhau – giặc mà ông Trọng nói đến ở đây là giặc người?
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”:
- Ngày 31/3/2020, khi còn đương nhiệm, Thủ tướng (cũ) Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị 16/ CT-TTg áp dụng trên phạm vi toàn quốc, có nội dung: “Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh…” .
- Ngày 29/5/2021, Thủ tướng (mới) Phạm Minh Chính chủ trì cuộc hội nghị trực tuyến với toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thần tốc hơn”.
- Ngày 23/8/202, cũng với tinh thần “chống dịch như chống giặc” Bộ Quốc phòng vội vã động binh lên đường vào Nam bao vây truy sát dịch. Khi xuất quân, Bộ trưởng Quốc phòng Phan văn Giang thay mặt đoàn quân thệ nguyện: “Bước vào trận chiến chống Dịch ở TP HCM, không thắng không về”.
Tổng tư lịnh Quân đội phán quyết và thề thốt như thế, phải xem đó là quân lịnh, thuộc hạ dầu không muốn cũng phải thi hành, Trung tướng Ngô Minh Tiến, phó tổng tham mưu, buông lời than: “Đây là nhiệm vụ đặc biệt của quân đội chưa có tiền lệ. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng tôi biết, thấy rõ kẻ thù, nhưng Covid-19 là kẻ thù không màu, không mùi, không vị, có thể lây nhiễm vào bất kỳ ai, kể cả những người đã được tiêm phòng rồi. Vì vậy, chúng tôi xác định cuộc chiến này rất cam go, vất vả…”.
Đúng như tướng Tiến nói, Quân đội bày binh bố trận, truy lùng mõi sức mòn hơi, suốt nửa tháng qua mà vẫn không thấy hình dáng Dịch quân, chỉ thấy khắp nơi “quân ta bao vây gây khó cho dân mình”, khiến cho Quân đội lâm vào cảnh tấn thối lưỡng nan?.
Như là một nguyên tắc: Chống giặc Người hữu hình, Quân đội phải thù vai tiên phuông, dùng quân, hoả lực tối đa bao vậy tấn công trừ khử đối phương. Còn chống giặc Dịch vô hình, ngành Y phải thủ vai tiên phuông, vừa có biện pháp ngăn ngừa, vừa dùng thuốc kháng sinh đặc trị vô hiệu hoá Dịch, loại trừ chúng ra khỏi cộng đồng dân cư càng sớm càng tốt.; Cử người có tay nghề cao, thành thạo sử dụng có hiệu quả các phương tiện và thuốc vốn có chữa trị kịp thời cho những người nhiễm dịch, hạn chế đến mức thấp nhứt tử vong.
Từ thể chế chính trị Độc tài, ngay cả việc phòng chống dịch, Việt Nam cũng lấy “Chính trị làm thống soái”. Lấy phán quyết “Chống dịch như chống giặc” của Tổng Bí Trọng làm “kim chỉ Nam”; lấy Chỉ thị 16 của Thủ tướng Phúc làm “nguyên tắc hành động”, ai nói hay làm trái “trãm”.
Chống dịch không thể như chống giặc, vì giặc hữu hình còn dịch vô hình. Suốt gần 2 năm, Việt Nam áp dụng biện pháp “Chống dịch như chống giặc” không nào đáng nói, nhưng lãnh đạo chưa chịu thay đổi kế sách, cứ bổn cũ soạn lại, càng vấn sâu càng sa lầy không lối thoát:
Thay vì tham khảo trước với ngành Y ( ngành chủ quản) sẽ ra chỉ vụ cho sát hợp, đàng nầy lãnh đạo dựa vào uy quyền ra chỉ vụ theo cảm tính chủ quan mới ra nông nỗi?
Thay vì giao trách nhiệm cho Ngành Y thảo ra kế sách chống Dịch, đàng nầy lãnh đạo áp dụng biện pháp “cứng” phản khoa học như ra chỉ thị 16 và xua Quân đội và Công an bao vây phong toả… , rốt cuộc chẳng ngăn ngừa được dịch, còn gây ra bao nổi khổ cho dân?.
Thay vì bình tĩnh, hội kiến với các nhà khoa học tìm ra kế sách khả thi, tối ưu chống dịch, đàng nầy lãnh đạo tỏ ra hốt hoảng, quan trọng hoá nạn dịch, ngoài huy động cả hệ thống chính trị, Công an, Quân đội vào cuộc, còn cho cả hệ thống thông tin, truyền thông (4T) từ Trung ương đến Cơ sở ra rã ngày đêm nói về Dịch, nhấn nhẹ, nhấn vừa, nhấn mạnh những câu sáo ngữ nghe riết nhàm tai, gây hoang mang trong dân chúng.
Thay vì chỉ đạo cho ngành Y chuẩn bị tốt chỗ nơi, phương tiện và thuốc đặc trị, sẵn sàng đón nhận, xét nghiệm và chữa trị cho những ai có triệu chứng nhiễm dịch, đàng nầy không “liệu cơm gấp mắm”, bày ra tập trung xét nghiệm đại trà, moi móc mũi họng từng người trước nhiều người càng dễ lây bịnh cho nhau. Tất nhiên thôi “bói ra ma quét nhà ra rác”. Càng quét “rác nhân tạo” càng nhiều, khiền các bịnh viện hết chỗ chứa F0, những khu cách ly hết chỗ chứa F1. Không còn cách nào khác, phải cho cả F0 không triệu chứng và F1 cách ly tại nhà. Chủ trương cấm cửa, chận ngõ càng dễ truyền bịnh cho nhau, khi F0 có triệu chứng, chưa tìm được cách đến bịnh viện đã tử vong.
Ngày 5/7/2021, tiểu thương tại các khu nhà lồng chợ Bình Điền (Quận 8, TPHCM) đều tập trung rất đông tại đây để được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh Báo Lao Động. |
Thay vì tiêm vaccine ngừa dịch phải tổ chức riêng lẻ, đàng nầy tập trung hàng ngàn công nhân lại một nơi, ngoài vi phạm 5k, còn dễ lây nhiễm cho nhau?
Ngày 25/6/2021, hàng ngàn công nhân tập trung trước cổng Nhà thi đấu thể thao Phú Thọ, Q.11, TP.HCM để chờ tiêm vắc xin Covid-19 - Ảnh: Thanh Hương / báo Thanh niên Online |
Thay vì thường xuyên nhắc nhở nhân dân thực hiện 5k để tự bảo vệ mình, đàng nầy bày ra các loại giấy thông hành quái quỉ gì đó rồi xua quân ngăn đường đón ngõ xét giấy tờ…, vừa vi phạm 5k, vừa gây ùng ứ người, càng dễ lây bịnh chéo cho nhau?.
Cảnh ùn tắc giao thông được ghi nhận tại khu vực đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ngày 6/9/2021 - Ảnh: báo Dân Trí. |
Thay vì buộc dân thực hiện 5k khi đi mua sắm hoặc để cho Shipper mua/giao hàng mướn cho dân như họ đã từng làm, vừa đỡ bao cấp, vừa không làm phiền Quân đội, đàng nầy chủ trương hất Shipper ra rìa, thay vào đó bằng lực lương Quân đội, số lượng ít, không có phương tiện, không rành đường đi nước bước, phải nhờ dân phố, dân phòng kè theo dẫn đường chỉ lối gây thêm hổn tạp dễ lây lan bịnh dịch. Chỉ mấy ngày thôi, Quân đội và dân phố, dân phòng không kham nổi việc đi chợ cho hơn 3 triệu hộ dân ở TP HCM đang bị cấm ra khỏi nhà theo chỉ thị 16+. Đó là chưa nói, có khoảng hơn 40.000 Shipper thất nghiệp nhao lên xin được cứu tế. Không còn cách nào khác, lãnh đạo buộc phải xuống thang, cho Shipper tái hoạt động - lúng túng như “gà con vướng tóc”, chủ trương thay đổi nhanh như chong chóng?.
Bộ đội cậy nhờ Dân phòng chở/chuyển hàng giao cho hộ dân ở Sài thành - Ảnh VOA |
Thay vì tìm nguyên nhân từ đâu dẫn đến: pháo đài gì mà luôn thụ động chờ lịnh trên, chiến sĩ gì mà không thể tự chiến đấu, cứ đòi ăn chèo chẹo!; Bất cần biết chuyện gì đang xảy ra, tháng lụn ngày qua cứ tụng niệm:“Cơ sở, cơ quan, đơn vị… là pháo đài, người dân là chiến sĩ ”, nghe riết chán tai!.
Thay vì..v.v…
Có gì đâu phải hốt hoảng, Việt Nam ta đã từng ứng phó với dịch Đậu mùa, dịch Tả, dịch Hạch, dịch Cúm, dịch Sars CoVi-1, giờ đây lại gặp phải dịch Sars CoVi-2 thì cũng phải, như những lần dịch trước, bình tỉnh tìm cách vô hiệu hoá nó hoặc tạm thời “sống chung với nó” để rồi tìm cách loại trừ nó như bao lần dịch bịnh trước. Theo tôi, giải pháp tối ưu, khả thi vẫn là:
- Không cần phong toả, không cần tập trung xét nghiệm đại trà, để cho mọi người hoạt động bình thường với điều kiện phải thực hiện triệt để Thông điệp 5k do Bộ Y tế chỉ dẫn.
- Muốn mỗi người dân trở thành một chiến sĩ chống dịch, phải bằng mọi cách trang bị cho họ sức khoẻ nâng cao thể trạng, tiêm vaccine tăng kháng thể cho họ khi có điều kiện – chiến sĩ mà ốm đói là miếng mồi ngon cho virus dịch.
- Chỉnh đốn ngành Y cho đủ mạnh về mọi mặt để sẵn sàng tiếp nhận bịnh nhân bất kỳ có triệu chứng bịnh, xét nghiệm, phân loại, chữa trị kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhứt tử vong.
Hôm 5/9/2021, ông Nguyễn văn Nên, Bí thư Sài thành nói với quan chức quận 7 ba việc gẫm cũng lý thú:
- Chúng ta không thể quét sạch F0, phải sống trong điều kiện có dịch, như sống chung với lũ, nhà cửa phải nâng cao, phải biết bơi…
- Chẳng những chỉ thực hiện 5k như Bộ Y tế đã đề ra “khẩu trang, khoảng cách, khử khuẩn, không tụ tập, khai báo Y tế”, nên thêm 2k nữa: “không khí trong lành, khoẻ mạnh” – ước gì ông Nên cho thêm 1k nữa là “không nói nhiều”.
- Nên thực hiện 3T: “Tự phát hiện dịch, tự cách ly dịch, tự điều trị dịch”.
Viết trên Facebook hôm 5/9/2021, Tạ Duy Anh đưa ra nhận xét: “Cách chống dịch của chúng ta là cách chạy trốn covid, co cụm mong tạo ra tấm “khiên” che chắn cho cả cộng đồng”.
Nhân ngày Quốc khánh 2/9/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký sắc lịnh ân xá cho hơn 10 ngàn tội phạm ( trong đó có 600 người nước ngoài). Không biết nhân dịp nầy ông Phúc có ký lịnh thu hồi Chỉ thị 16 do mình đưa ra để “phóng sinh” cho gần trăm triệu dân Việt Nam vô can đang bị phong toả dở sống dở chết?. -/-
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire