Cù Huy Hà Vũ, lần đầu tiên xuất hiện trên ảnh kể từ ngày thụ án
Cổng Khu 3, Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa (ảnh do CTV trang BS vừa gửi tới)
10h30′ – Một phái đoàn hôm nay đi thăm TS Cù Huy Hà Vũ trong trại giam ở Thanh Hóa, dẫn đầu là GS Huệ Chi
11h30’ – Tin từ Thanh Hóa cho hay đoàn “thăm nuôi” TS Cù Huy Hà Vũ gồm: LS Dương Hà (vợ TS Vũ), GS Huệ Chi, cựu thượng tá quân đội Văn Cung (chủ trang Cựu thiếu sinh quân VN), ông Nghiêm Ngọc Trai, Mai Xuân Dũng, Phạm Chính, các blogger Nguyễn Tường Thụy, Lê Dũng, J.B. Nguyễn Hữu Vinh, luật gia Nguyễn Kim Môn … tổng cộng 20 người trên 5 xe hơi.
Mọi người đề nghị gặp trưởng trại tên là Tuyến nhưng được biết ông bận, thượng tá Sáu tiếp, yêu cầu việc vào thăm phải có “giấy giới thiệu” (không rõ ai/cơ quan nào giới thiệu thì được thăm?) … Cuối cùng được biết mọi người không được vào thăm, chỉ có LS Dương Hà, được J.B. Nguyễn Hữu Vinh lái xe đưa vào trong phân trại 3 để thăm TS Vũ.
Nguồn Basam
thưa các bác ,
RépondreSupprimerCác bác đã đưa nhiều lý do tại sao VN không có văn hóa từ chức . Có lẻ các quan cũa nước ta chưa bao giờ biết tới hay chưa hiểu điều sau đây ? Hay đã biết và hiểu rồi nhưng chưa có dũng khí để thực hiện .
Mạnh Tữ đã nói : ” Việc lớn nhứt , quan trọng nhất của một người không gì hơn chử NHỤC ” . Vì sao ? Vì hiểu được chử nhục này , ta có thể sửa đổi được tất cả các lỗi lầm . Nếu không hiểu được chử nhục , ta sẽ phóng túng làm càn , đánh mất nhân cách , không khác gì cầm thú . Nhửng lời trên chính là bí quyết chân chánh để sửa lổi . (Trích từ sách Làm Chủ Vận Mệnh của Viên Liễu Phàm đời nhà Minh bên Trung Quốc ) .
Nhận xét : VN muốn bắt kịp các nước láng giềng như Singapore hay Hàn quốc , nên đưa điều này vào chương trình giáo dục Trung và Đại học .
Thưa bà con,
RépondreSupprimerChúng ta thử tìm hiểu về trại tù nay được gọi là TRẠI 5 LAM SƠN ở huyện YÊN ĐỊNH tỉnh THANH HÓA.
WIKIPEDIA:
Yên Định thuộc Thanh Hóa, là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã, cách t/p Thành Hóa 28 km về phía tây bắc, phía bắc và phía tây giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc (lấy sông Mã làm ranh giới), phía tây giáp huyện Ngọc Lặc, phía tây và tây nam giáp huyện Thọ Xuân phía nam giáp huyện Thiệu Hóa (lấy sông Cầu Chày làm ranh giới).
Huyện có 27 xã, 2 thị trấn
LỊCH SỬ TRẠI 5 LAM SƠN:
Nghe nói trước đó là trại tù của Pháp để lại, sau này đổi thành trại giam Lam Sơn hay trại Năm, nằm trong vùng lam sơn chướng khí và vì ở trong lòng chảo nên mùa hè khốn khổ với gió Lào !
Một cựu tù nhân trại này kể, Trại 5 Lam Sơn có 3 phân trại:
- Trại A giam giử tù chính trị (cựu SQ và Biệt kích VNCH) và số tù chính trị ,hình sự án chung thân khổ sai (ở buồng riêng)có tường cao.Chính giữa là hội trường ,hai bên chia thành 6 khu,mỗi khu hai buồng,mỗi buồng chưá khoảng 100 người,giừơng hai tầng.Cứ mỗi tối vào buồng đến giờ kẻng đi ngủ, cả binh đoàn Đặc công Đỏ (đ/c Rệp) từ dưới chui lên tấn công hút máu tù. Phiá trên thì hằng ngàn MIG 21 (đ/c Muổi) oanh kích tự do.- Phân trại B giam giữ tù nữ hình sự.- Phân trại C giam giữ các viên chức an ninh,tình báo,CS VNCH.Trong các phân trại có buồng nghĩ mát dành cho tù. Người tù vào đây được ưu ái cùm hai chân và cùm ngang ngực, nằm trên nền xi mân suốt 4 muà,ăn ,iả tại chổ và mỗi ngày cai ngục mỡ cùm cho ra đổ phân và tắm “khẩn trương” vài phút.
Người bất đồng chính kiến (dissident) vốn là nhà văn nhà báo Trần Khải Thanh Thủy từng bị giam ở đây và đã làm bài thơ sau để tả sơ cho biết thân phận mình lúc đó ra sao.
Trại tù Lam Sơn
Ta quằn quại gồng minh cùng sự sống
Lam Sơn ơi chướng khí rợn người (1)
Đêm năm canh không canh nào ngon giấc .
Ngày 14 khắc lê lết bơ phờ (2)
Đầu triền miên đau như búa bổ
Lưng mỏi nhừ vạ vật dựa thân cây
Đại tràng viêm, nén lời than thở
Lồng ngực gầy … rên xiết cùng ai (3)
Đời! Hỡi đời! sao trân chuyên khổ ải
Ốm đau không thuốc, chẳng nghỉ ngơi
Đường tranh đấu biết bao ngày nếm trải
Dây thép gai, còng xích, nắng phơi …
Sàn đá lạnh, mắt căng nhìn bóng tối
Chướng khí Lam Sơn như nọc độc thấm qua da
Ràn rụa nghĩ mình đà năm mốt tuổi
Còn bao năm nữa ta được làm ta ?
Ôi Lam Sơn bây giờ ta mới biết
Ta mới nghe thăm thẳm những oan hồn
Bao số phận quại quằn rên xiết .
Sườn núi kia bao kiếp phận vùi chôn (4)
Trại loại I để giam cầm trọng án (5)
Công Nhân, Thanh Nghiên từng vật vã đâu đây
Bóng từng đổ trên triền đá xám
Lịch sử ơi ghi khắc điều này
Ta lử lả tấn công vào sự sống
Trời Lam Sơn hầm hập nung người
Cả chảo lửa khổng lồ úp xuống
Xưởng Bạc thành lò nướng thịt da tôi (6)
Trại 5 đầu tháng 5 – 2010 .
Ghi chú:
1: Lam Sơn ; Khu vực miền núi Thanh Hóa , nơi đặt trại tù số 5 , cũng là nơi tác giả bị giam giữ
2 ; Từ 5 giờ phạm nhân đã phải trở dậy vệ sinh , ăn uống , 6 hội , bí khí giờ xuất trại , cải tạo đến 11 giờ về ăn trưa , nghỉ ngơi đến 1 giờ 30 lại xuất trại , cải tạo đến 6 giờ về tắm rửa , ăn tối ; vào buồng ồn ào đến 12 giờ đêm mới ngủ nổi
3 ; Bị cắt thuốc 1 tháng 4 ngày ( từ 8 – 10 đến 2 – 12 – 2009 ) , tác giả bị tiểu đương biến chứng vào tim , phổi , thận . não cộng với chế độ ăn uống quá tồi tệ đã làm cho hầu hết phạm nhân mắc bệnh đường ruột lâu ngày thành viêm đại tràng .
4 ; Núi Mành : Nghĩa trang của trại 5 , nơi chôn cất những người xấu số
5 ; Trại 5 là trại loại 1 , chỉ giam cầm trọng án từ 20 năm đến chung thân cùng tù chính trị nguy hiểm
6 ; Xưởng làm bạc ( vàng mã ) phải che chắn kín gió để bạc không bị bay . Rất chật chội , bí khí , đặt dưới mái tôn nhiệt độ thường xuyên lên tới 45 đến 50 độ C . Như một lò hấp thịt người khổng lồ , hút kiệt quệ sức lực của người tù
Người ta thường lầm nó với trại Đầm Đùn ở vùng sâu nước độc sát với biên giới Lào Việt. Có người còn nói rõ trại Đầm Đùn ở tỉnh Hòa Bình, tỉnh phía bắc Thanh Hoá, thuộc liên khu Ba.
RépondreSupprimerNhưng riêng ông Trần Văn Thái, viết sách tựa đề Trại Đầm Đùn (nhà xuất bản Đại Nam ở Mỹ), cho biết (trg 14):"Trại này toạ lạc trên một khu đất trống, gần rừng thuộc làng Đầm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, rộng chừng năm sáu mẫu tây, chung quanh có hai lớp rào nứa bao bọc. Nứa rừng nguyên cây cứng như tre, cắm sâu xuống đất khít vào nhau chéo đi chéo lại và được buộc bằng dây kẽm, con gà chui không lọt". Trại có khu giam riêng tù binh Pháp. Ông còn tiết lộ thêm là, mỗi tù nhân mang một danh số, và cấm gọi tên thật của nhau mà chỉ bằng danh số.
Tên gọi giám đốc trại giam nổi tiếng này, được ông Thái giải thích rất lý thú, nhưng sự thật bao nhiêu thì không rõ. Đó là một kẻ rất tàn nhẫn, tên thật là Sơ, trước làm lý trưởng ở Tiên Lãng, và nhờ khéo nịnh nọt cấp trên nên được phong hàm Bá hộ (trg. 433). Vì thế người dân địa phương gọi là ông Lý Bá Sơ (lý trưởng, hàm bá hộ, tên Sơ) ! Rồi Lý Bá Sơ đi theo Việt Minh và lên đến chức giám đốc trại giam lớn nổi tiếng ở Thanh Hóa ! (trg 433)
Có người cho biết trong thời kỳ tận diệt Quốc dân đảng năm 45 và 46, một tay Lý Bá Sơ chỉ huy đội tự vệ hạ sát bằng dao găm với mã tấu bốn ngàn người ở dọc bờ sông Dương Úc, huyện Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng. Vì thế y nhận được nhiều bằng khen và rồi được cử làm tổng giám đốc hệ thống trại giam ở Khu Ba và Khu Tư.
Theo cổng thông tin của huyện Tiên Lãng thì Lý Bá Sơn được chính quyền Tiên Lãng rất trân trọng, qua thông tin ngắn dưới đây trên mạng Tiên Lãng dưới tiêu đề "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực hôm 07/10/2011 như sau:
"Tiêu biểu như liên hội trung học cơ sở Kiến Thiết dâng hương và chăm sóc lăng mộ cụ Nhữ Văn Lan, ông ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; liên đội trung học cơ sở Khởi Nghĩa đảm trách công trình nghĩa trang liệt sĩ và phần mộ cụ Lý Bá Sơ - bí thư chi bộ đảng đầu tiên của đảng bộ huyện, liên đội trung học Đoàn Lập đảm nhận quét dọn di tích lịch sử Đền Bi, liên đội trung học cơ sở Toàn Thắng với công trình di tích lịch sử cấp quốc gia đền Gấm .."
Theo lời mẹ tôi kể thì trại giam này ở Thanh Hóa. và ông nội tôi cùng ông em ruột bị Việt Minh giam ở đó.
Ông nội tôi nhờ mua chuộc, nên được ra ngoài trại lo việc mua bán vỏ xe ô tô, rồi sau đó tìm cách lẻn trốn về nhà. Còn ông em ruột, sợ không dám theo anh vượt ngục nên chết trẻ trong ngục tù.
Một người khác hồi tưởng lại nơi giam giữ bố mình: "Chỉ nhớ rằng nó được gọi Lý Bá Sơn. Nơi sâu thẳm của vùng Thanh Hóa. Từ 75 đến năm 81 thả tù nhân chính trị đã yếu đi. Khi trở về (họ) như nắm xương khô. Thêm quản thúc 01 năm đi lao động. Ngày ngày đạp lên công trường cuốc đất. Đến khi sức cạn cùng lực kiệt…"
Tóm tắt, đó là một trại giam rất "đắc địa", nên tồn tại theo thời gian qua nhiều chế độ, như từ thời Pháp thuộc cho đến thời kháng chiến chống thực dân, qua chế độ VN Dân chủ Cộng hòa, rồi Cộng hòa Xã nghĩa VN. Nơi đây giam đủ mọi thành phần tù nhân.
Theo tin lề phải, trại tù có nuôi cả con nhỏ của tù nhân, nên có nhà trẻ nữa. Vậy đó là một nhà tù rất ư đặc biệt !
Lão Ngoan Đồng
GHI CHÚ:
SupprimerTin từ AN NINH THẾ GIỚI, báo lề phải, rất khó tin nhưng có thật. Đúng là thiên đàng cộng sản :-) !
NHỮNG ĐIỀU KỲ LẠ Ở TRẠI GIAM
Bạn có thể tưởng tượng được rằng, trong các trại giam, ở bên trong song sát tường rào, có cả nhà trẻ, bệnh xá, thư viện và… nhà dưỡng lão. Và chắc chắn bạn cũng khó mà hình dùng được, sáng sáng, các nữ phạm nhân đi lao động, tuy trong trang phục áo tù xanh xám nhưng tóc uốn bồng bềnh và gương mặt rộn ràng những phấn, những son.
Trại giam số 5 nằm giữa bốn bề toàn núi với rừng, âm u hoang lạnh, cách thành phố Thanh Hoá chừng 50 cây số. Nhưng khi bước chân vào đây, cảm giác ấy dường như bị tan ra bởi khuôn viên trong trại ngập tràn toàn cây với hoa. Dọc đường vào trại, bên ngoài xưởng lao động, thậm chí cả trước cửa buồng giam của phạm nhân, ở ngay đằng trước những song sắt xám xịt, chỗ nào cũng trồng hoa.
Thượng tá, Phó giám thị Vũ Văn Vân bảo rằng thiên nhiên không ưu đãi vùng này, đất ở đây cằn cỗi nên để tạo được khung cảnh cây xanh hoa thắm như thế này, cán bộ và phạm nhân ở đây phải mất khá nhiều công sức chăm bón, vun trồng. Nhưng mà, tạo được một môi trường sống đẹp cho phạm nhân cũng là một cách để họ yên tâm cải tạo. Bởi phạm nhân ở đây phần đông có án dài, từ 12 năm trở lên; còn lại số có án ngắn hơn từ 5-7 năm thì toàn thuộc diện “tiền án nhiều hơn tiền mặt”.
Không chỉ chuyên quản lý các phạm nhân mang án dài mà khác với nhiều trại giam khác, Trại giam số 5 còn là trại giam có lượng phạm nhân nữ gần như đông nhất miền Bắc. Trong số hàng nghìn phạm nhân nữ đang cải tạo ở đây có rất nhiều người có con nhỏ mà do những hoàn cảnh khác nhau nên khi họ bước chân vào trại giam các con của họ trở nên bơ vơ, không nơi nương tựa. Vì vậy, để cho họ yên tâm cải tạo, chính sách nhân đạo của Nhà nước đã cho phép các nữ phạm nhân có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi không người nuôi dưỡng được mang theo con vào trại.
(...)
Thượng tá Vân cho biết hiện có 26 cháu đang ở đây, chia làm hai lớp: lớp mẫu giáo và lớp nhà trẻ. Lớp nhà trẻ có 13 cháu, cháu bé nhất mới 5 tháng tuổi, cháu lớn nhất 2 tuổi. Còn lớp mẫu giáo cũng có 13 cháu, tất cả đều trên 2 tuổi. Các cháu được đưa về đây theo mẹ từ nhiều vùng quê khác nhau: Hà Nội, Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La, thậm chí cả từ TP HCM. Mẹ các cháu hầu hết đều có mức dài: người chung thân, người 22 năm, người 20 năm, 15 năm… về nhiều tội nhưng chủ yếu là các tội phạm liên quan đến ma tuý.
Có 3 bé cả bố và mẹ đang ở tù tại đây, còn lại các bé khác hoặc không có cha hoặc cha không nhận, hoặc ông bà nội ngoại đã già yếu không còn khả năng nuôi dưỡng. Các bé vào đây được nuôi dưỡng ngang bằng với tiêu chuẩn ăn hàng tháng của mẹ. Các bé ở lứa tuổi nhà trẻ được các cô giáo cho ăn sữa, bột hoặc cháo do các cô nấu. Còn các bé ở lứa tuổi mẫu giáo thì ăn cơm và được học theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo dành cho lứa tuổi mầm non. Hai lớp học ở đây do 4 cô phụ trách, ngoài ra Trại còn cho 4 phạm nhân ra làm công tác phục vụ.
Trung tá Nguyễn Đức Do, cán bộ giáo dục kể: Trước đây, Trại cũng có một nhà mẫu giáo nhưng quy mô nhỏ và không được khang trang như thế này. Từ năm 2004, Ban giám thị Trại quyết định dành khoảng đất đẹp, tách biệt khỏi khu giam để xây khu nhà mẫu giáo mới và đầu tư kinh phí để trang bị cho các cháu một sân chơi với đầy đủ đồ chơi, thậm chí còn tốt hơn một số trường mẫu giáo ở các vùng quê khó khăn ngoài xã hội.
Cũng từ năm 2004, Trại giam số 5 là trại đầu tiên ở miền Bắc tuyển dụng các giáo viên mầm non được đào tạo chính quy vào dạy các cháu con phạm nhân. Ngô Thị Kim Thu và Nguyễn Thị Thu Hường là hai cô giáo đầu tiên xung phong về đây làm việc ngay sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Nhà trẻ Trung ương.
(...)