Qua tranh luận của hai bạn Hai Lúa và Vn2006A trên Dân Luận đạ giúp tôi sáng ra và hiểu sâu hơn về những khái niệm Nhân Trị, Đức trị, pháp trị và dụng pháp trị. Xin chép lại bài đã đăng trên Dân Luận để tham khảo.
Bàn về Đức Trị, Dụng Pháp Trị và Pháp Trị Nguồn: Dân Luận
Dưới đây là những phản hồi đáng chú ý từ bài Huỳnh Ngọc Chênh - Từ Tiên Lãng nghĩ về sự bất trị của nhà nước đức trị, BBT Dân Luận chọn ra đăng riêng với tựa đề do chúng tôi đặt. Trình tự các phản hồi này là từ dưới lên trên, tức là phản hồi gửi đầu tiên là phản hồi đặt dưới cùng
Hai Lúa viết:
Chào bác VN2006A,
Cám ơn bác rất nhiều đã bỏ thời gian quí giá giải đáp cho những thắc mắc của Hai Lúa. Thưa thiệt với bác sở dĩ Hai Lúa phải “vặn vẹo” cặn kẽ những điều như thế là vì trước tiên là để học hỏi cho thấu đáo, thứ đến là để cho những độc giả trẻ khác của Dân Luận tránh được những nghi hoặc khi vào đây đọc được những thông tin chưa chuẩn xác. (Trong số những độc giả trẻ đó có người quen của Hai Lúa, họ thỉnh thoảng gọi điện thoại nêu những nghi hoặc họ bắt gặp đây đó trên Dân Luân và nhờ Hai Lúa giải đáp.)
Đồng ý với bác là chúng ta có thể “bình loạn” bất cứ vấn đề gì một cách tự do, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần có thái độ cầu tiến và sẵn sàng nhận trách nhiệm đối với tính chuẩn xác của những “bình loạn” mà chúng ta đưa ra, đặc biệt là trên những diễn đàn mở cho công chúng như diễn đàn Dân Luận này. Về khía cạnh này bác đã thể hiện rất mẫu mực xứng đáng cho Hai Lúa tui học hỏi. Cám ơn bác rất nhiều.
Hiển nhiên, trong thời đại thông tin kỹ thuật số với những công cụ như internet, thư viện điện tử, và thư viện truyền thống có sẵn khắp mọi nơi thì chẳng khó khăn gì mấy cho chúng ta để tiếp cận những thông tin đầy đủ về những khái niệm như Nhân Trị, Đức Trị, Pháp Trị, và Pháp Quyền mà chúng ta đang thảo luận ở đây. Có lẽ Hai Lúa xin làm phiền bác điểm lại sơ lược những khái niện này ở đây như sau.
1) Pháp Trị trong tư tưởng Trung Hoa: Khái niệm pháp trị khởi nguồn từ phái Pháp Gia cuối thời nhà Chu khoảng thế kỷ thứ 6 TCN đến thế kỷ thứ 3 TCN. Pháp Gia là phái chính trị tán thành sự cai trị của luật pháp. Pháp Gia chủ trương dùng pháp luật như một công cụ để cai trị đối lập với Đức Trị - dùng đạo đức để cai trị. Theo đó, pháp luật chỉ là công cụ của chính quyền, và chính quyền đứng trên pháp luật. Một chính quyền chuyên quyền sẽ ban hành các thứ luật tùy thích mà nó cần để thuận bề cai trị. Trong Anh ngữ khái niệm pháp trị này tương đương với the Rule by Law – phải hiểu là Dụng Pháp Trị mới chính xác. Giờ xin trở lại với khái niệm Đức Trị. Theo ý bác, “Đức trị là chính trị nhân nghĩa!!! Dùng đạo đức để dẫn dắt nhân dân, dùng lễ giáo để đưa quần chúng vào khuôn phép. Dân biết hổ thẹn mà theo đường chính (theo ý của lão Khổng). Nó hay ở chỗ là nếu mọi việc trôi chảy thì XH rất là đẹp, hài hòa, cùng nhau phát triển. Nó dở ở chỗ là phụ thuộc quá nhiều vào tầng lớp lãnh đạo, như bài viết của chủ thớt đã chỉ ra!!!” Định nghĩa đức trị của bác như vậy là chính xác, nhưng rõ ràng rằng Đức Trị này không thể nào “hay” được trong khi chính nó bị điều kiện hóa bởi chính đối tượng mà nó chi phối. Đức Trị may ra có thể “hay” trong một xã hội mà con người có “Nhân chi sơ tính bổn Thiện” hoàn hảo!
2) Pháp Trị (the Rule of Law) trong tư tưởng Tây phương: Cụm từ the Rule of Law - pháp trị xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 17 và được sử dụng rộng rãi vào thế kỷ 19 bởi luật gia danh tiếng người Anh, A. V. Dicey. Khái niệm này gần gũi với quan niệm “Law should govern” của Aristotle (384 TCN – 322 TCN), một triết gia Hy Lạp môn đệ của Platon – người ủng hộ chế độ quân chủ nhân đức trị vì bởi một vị minh quân lý tưởng, đứng trên pháp luật. Theo luật gia A. V. Dicey, “Pháp trị, trước hết, có nghĩa là sự tuyệt đối thượng tôn luật pháp chứ không phải là ảnh hưởng của quyền lực chuyên chế, và loại bỏ hẳn tính độc đoán, các đặc quyền, và sự tùy tiện của nhà cầm quyền.” (Dicey, 1982, trang 120). Theo đó pháp trị là một trật tự pháp lý độc lập. Pháp trị có ít nhất ba ý nghĩa:
- Thứ nhất, pháp trị là công cụ điều chỉnh quyền lực đối với chính quyền.
- Thứ hai, pháp trị có nghĩa là tất cả mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật.
- Thứ ba, pháp trị là thẩm quyền tài phán phải theo thủ tục tố tụng đã qui định trước (bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức).
Với ý nghĩa thứ nhất, là công cụ điều chỉnh quyền lực, pháp trị có hai chức năng: 1) giới hạn sự chuyên quyền và lạm quyền của chính quyền; 2) làm cho chính quyền hành xử hợp lý, và chính sách của chính quyền được anh minh hơn. Lạm quyền được hạn chế bằng những nguyên tắc sau đây: a) Bảo đảm tính tối thượng của pháp luật. Pháp luật phải được đặt trên chính quyền, đảng phái, và các tổ chức, cá nhân. b) Chính quyền phải tuân thủ một hệ thống thủ tục được xác lập từ trước và được công bố công khai. c) Bảo đảm nguyên tắc người dân được làm mọi điều pháp luật không cấm, nhưng chính quyền chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép.
Như vậy, chế độ pháp trị là nền tảng của nhà nước pháp quyền. Khái niệm pháp trị gắn liền với nhà nước pháp quyền đối lập với khái niệm nhân trị. Pháp trị là pháp luật cai trị không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước, trong khi nhân trị là con người cai trị, một cá nhân hoặc một nhóm người đứng trên pháp luật.
Có hai loại nhân trị: Môt là “thiểu số trị”, chẳng hạn như độc tài chuyên chế và tập đoàn chuyên chế; Hai là “đa số trị”, tiêu biểu là nền dân chủ Hy Lạp cổ đại. Đặc tính chung của nhân trị là “lãnh đạo muốn gì thì đó là luật”. Thế nên, trong chế độ nhân trị, không có hạn chế về phương cách lẫn sự việc mà các nhà lãnh đạo muốn làm. Khía cạnh chính yếu của pháp trị là “giới hạn” nghĩa là nó hạn chế quyền tùy nghi của chính quyền, kể cả quyền thay đổi luật lệ. Ý nghĩa thứ hai của pháp trị là không một ai vượt trên pháp luật và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật bất chấp địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế và chính trị. Ý nghĩa thứ ba của pháp trị là thẩm quyền tài phán phải theo thủ tục tố tụng đã qui định trước. Hệ thống pháp luật phải có đầy đủ các qui định công bằng và minh bạch về thủ tục ban hành quyết định, không thể thích thế nào thì quyết định thế ấy. Các qui định về thủ tục ban hành quyết định phải được xác định từ trước và phải được công bố công khai từ trước, phải được áp dụng một cách công khai, minh bạch và nhất quán. Còn rất nhiều những khía cạnh khác của pháp trị, chẳng hạn pháp trị nhìn dưới khía cạnh hình thức hay bản thể, v.v. và v.v. cần triến khai sâu hơn, nhưng vì trong phạm vi hạn hẹp của một phản hồi Hai Lúa tui xin dừng ở đây và xin trích dẫn định nghĩa pháp trị của Tổng Thư Ký của Liên Hiệp Quốc như sau để các bác xem xét và so sánh:
“A principle of governance in which all persons, institutions and entities, public and private, including the State itself, are accountable to laws that are publicly promulgated, equally enforced and independently adjudicated, and which are consistent with international human rights norms and standards. It requires, as well, measures to ensure adherence to the principles of supremacy of law, equality before the law, accountability to the law, fairness in the application of the law, separation of powers, participation in decision-making, legal certainty, avoidance of arbitrariness and procedural and legal transparency.”
Như đã lược qua trong một phản hồi trước là tác giả Huỳnh Ngọc Chênh đã dùng Đức Trị thay cho Nhân Trị khi tác giả nhận xét về chế độ chính trị hiện hành ở VN đang dưới sự cai trị của đảng cộng sản. Bác VN2006A và các bác tham gia phản hồi nên để ý câu này “Cụ nói chủ nghĩa nhân trị (đức trị) đầy rẫy sự tệ hại, tùy tiện và trông chờ may rủi vào cái đức của kẻ cai trị. Thời của cụ kẻ cai trị là nhà nước phong kiến, đứng đầu là một ông vua.” Có lẽ tác giả Huỳnh Ngọc Chênh có sự lầm lẫn ở đây. Với những gì Hai Lúa tui vừa trình bày bên trên, mong các bác xem xét, rút tỉa kết luận, và cho ý kiến. Hai Lúa xin sẵn sang được trao đổi và chỉ giáo thêm.
Thân ái.
PS:
Với bác VH: cùng một nông cụ là cái hái để gặt lúa, người một số vùng ở Quảng Trị gọi là cái vằng, nhưng họ cũng có cái liềm dùng để cắt cỏ, cắt tóoc (rạ) chứ họ không dùng liềm để gặt lúa. Cho nên nói cờ búa liềm họ hiểu ngay không việc gì phải đổi ra cờ búa vằng cho bất tiện. Cái ý chính của Hai Lúa tui khi viết câu đó là khi muốn tranh luận, bàn cải một vấn đề gì các bên tham gia trước tiên cần phải thống nhất, đồng thuận với nhau những khái niệm căn bản cũng như một hệ qui chiếu nhất định thì cuộc tranh luận mới không rơi vào cảnh “ông nói gà bà nói vịt” tốn hao thời gian và công sức mà không đi tới đâu ngoài bất đồng và hiềm khích, mệt óc và mệt xác nhau.
Với bác Hoàng Cương: Hai Lúa tui nghĩ bác nên “do your homework first” trước khi nêu ra ý kiến. Bác phát biểu rất chủ quan và tính chính xác của các lời phát biểu rất thấp, không muốn nói là sai lệch và mâu thuẫn lẫn nhau. Chúng ta trao đổi ở đây thoạt trông thì thấy vô hại nhưng nếu không có những điều chỉnh cho chính xác là vô hình trung chúng ta đang phát tán những thông tin sai lạc, rất có hại cho những độc giả chưa có tầm nhận thức và phê phán cao. Thân ái chào các bác!
______________________
VN2006A viết:
Chào chiến sỹ Hai Lúa,
Như đã nói trước, bác VN2006A, bình loạn để xả Stress! Bản thân từ bình loạn đã hàm ý lung tung rồi. Nên khi chiến sỹ vặn vẹo bác 1 cách có hệ thống, thì bác chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người!
Trước hết bác, tức VN2006A, không dám nhận danh hiệu bậc kì tài lỗi lạc của nước Nam. Vì bác chỉ là 1 tên cửu vạn có 1 tý (tẹo) chuyên môn, đang phải còng lưng, giơ xương cho bọn Tư bản lang sói bóc lột!!!
Tuy vậy, bác cũng gắng gượng trả lời:
1. Đức trị là chính trị nhân nghĩa!!! Dùng đạo đức để dẫn dắt nhân dân, dùng lễ giáo để đưa quần chúng vào khuôn phép. Dân biết hổ thẹn mà theo đường chính (theo ý của lão Khổng). Nó hay ở chỗ là nếu mọi việc trôi chảy thì XH rất là đẹp, hài hòa, cùng nhau phát triển. Nó dở ở chỗ là phụ thuộc quá nhiều vào tầng lớp lãnh đạo, như bài viết của chủ thớt đã chỉ ra!!!
2. Từ "yếu điểm" bác dùng sai, phải là điểm yếu mới đúng! Bác chưa già lắm, nhưng đã có triệu chứng lẩm cẩm, lại xa Tổ quốc lâu ngày, thông cảm cho bác!
Phê phán bác khái quát hóa lung tung thì bác thành thực chấp nhận! Bác cũng đã nói là bình loạn mà lại!
3. Văn hóa Á đông mà bác ám chỉ là dòng văn hóa bị ảnh hưởng của văn hóa TQ như Nhật, Hàn, Đài, Việt Nam, Xinh không bao gồm Ấn độ!
Các nước này (trừ TQ, VN) đã ít nhiều thoát Á, và xây dưng thành công Pháp Quyền. Hình như có sự khác nhau giữa Pháp quyền và Pháp trị.
4. Pháp trị của Tần Thủy Hoàng là dùng luật pháp để trị dân, nhưng vẫn để 1 số ít đứng trên luật pháp, nên khác với pháp quyền ngày nay là mọi người bình đẳng (tương đối) trước pháp luật.
5. Bác không thả mối bắt bóng, chỉ muốn nói đi theo pháp trị thì có lẽ tư duy sẽ khác đi. Không có chuyện "phép vua thua lệ làng" hay "một người làm quan cả họ được nhờ". Bác cũng đã nói là phải cải tiến cho phù hợp hơn, chứ không bệ nguyên xi cái mà Tần Thủy Hoàng dùng!!!
Hy vọng là giải đáp được phần nào thắc mác của chiến sỹ Hai Lúa!!!???
______________________
Hai Lúa viết:
Chào bác VN2006A,
Thấy bác vào Dân Luận “bình loạn vài câu để xả stress”, Hai Lúa tui không khỏi lấy làm sung sướng và hãnh diện vì thấy nước Nam ta từ nay có thêm một bậc kì tài lỗi lạc. Sau khi đọc qua mấy “bình loạn” bác xả ra cho hết sì-trét, Hai Lúa tui thật phải ngã nón buông khùa nèo mà bái phục vì trong những “bình loạn” bác xả ra có nhiều điều Hai Lúa tui không hiểu tới được. Vậy xin mạo muội hỏi bác vài câu như thế này.
1) Đức trị là gì hả bác? Lý thuyết của nó như thế nào? Và nó hay ở điểm nào?
2) Từ “yếu điểm” bác dùng với nghĩa gì? Là khuyết điểm hay điểm yếu? Chứ theo Hai Lúa tui biết “yếu điểm” là một từ Hán-Việt có nghĩa là điểm quan trọng nhất, chính yếu nhất. Khuyết điểm lớn nhất cũng là điểm yếu nhất của bác là khái quát hóa lung tung. Tôi chỉ lấy ví dụ thế!
3) Bác bảo: “Tuy nhiên, Đức trị bám rễ rất sâu trong văn hóa Á đông, nên không dễ gì gột bỏ ngay được. Dòm các chiến sỹ dân chủ phát biểu trên DL nhiều lúc không khác gì CS, chỉ là „thay đổi mầu da trên xác chết“. CS nói đến cán bộ có tài, có đức, dân chủ cũng nói đến người hiền tài phục vụ, dẫn dắt XH. Chẳng khác gì nhau?!” Văn hóa Á đông là văn hóa ra sao, và nó có đồng nhất cho cả vùng Á đông hay không? Bác giải thích như thế nào những quốc gia như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Hồng-Kông, Ấn Độ đang theo Pháp Trị? “CS nói đến cán bộ có tài, có đức, …” để phục vụ trong thể chế đảng trị phi dân chủ và vô nhân đạo (nhân trị, hay như Đức trị theo ý một vài bác trên diễn đàn này) thì khác hoàn toàn với các chiến sỹ dân chủ nói đến người hiền tài phục vụ trong thể chế pháp trị, dân chủ nơi không một cá nhân, tổ chức, đảng phái nào đứng cao hơn pháp luật. Yếu điểm của Dân Chủ, Pháp Trị là không một ai, kể cả người có chức quyền cao nhất đứng trên pháp luật.
4) “TQ suýt nữa đi trước thiên hạ về pháp trị nhờ „các cụ“ Tần Thuỷ Hoàng, Hàn Phi, Thương Ưởng (cụ này nghĩ ra trò kiểm tra hộ khẩu). Tiếc là „các cụ“ này cực đoan quá, nhất là vụ chôn sống mấy trăm trí thức chuyên phản biện bằng gương của người xưa (như nói ở trên), Các cụ bị thất bại, bọn kia thắng thế, thêu dệt nói xấu thêm mắm thêm muối vào làm „các cụ“ bị hậu thế nguyền rủa.” Pháp Trị theo Pháp Gia mà Tần Thủy Hoàng đã áp dụng 250 TCN với Pháp Trị đang thịnh hành trên thế giới ngày nay có khác nhau hay không? Nếu có thì chúng khác nhau như thế nào?
5) “Giá mà pháp trị thắng thế từ thời ấy, lại được cải tiến cho phù hợp, thì có phải có nhiều cái hay không?!” Việc gì mà bác phải nhọc công giả ước cái đã vừa không hoàn thiện vừa bị lịch sử đào thải trong khi thể chế Dân Chủ Pháp Trị đang ngày càng thịnh hành trên khắp thế giới và sẵn sàng để áp dụng. Thả mồi bắt bóng làm gì hả bác? Như vậy có nhiễu thông tin, vô ích không hả bác?
Đôi điều thắc mắc xin bác bỏ chút thời gian giảng giải cho. Hai Lúa tui đây xin đội ơn bác rất nhiều.
______________________
VN2006A viết:
Hôm nay để xả Stress, vào dân luận bình loạn vài câu!!!
Đức trị, xét trên lý thuyết thì rất là hay, nhưng yếu điểm lớn nhất và tai hại nhất của đức trị là không cân đo, đong đếm được! Không chặt chẽ, diễn giải tùy ý. Đức trị, vì thế, không thể áp dụng cho 1 khoảng thời gian dài, đặc biệt là cho thời bình, vì dễ bị biến thoái, trở thành đạo đức giả. Tác dụng của Đức trị trong thực tế chỉ có khi XH lâm nguy như chiến tranh hay thiên tai…etc…tức là khi cái chết kề mông cho số đông rồi, thì con người mới bỏ qua cá nhân, cái tôi để tuân thủ (quán triệt) Đức trị.
Đối với Pháp trị, 1kg hay 1m… etc… đều có định nghĩa rõ ràng, cứ theo đó mà làm. Đối với Đức trị mọi việc tùy thuộc vào tình hình và cảm hứng lúc phán quyết. Quần chúng không biết đâu mà lần, lúc nào cũng có thể trở thành „phản động“ được!? (đối với chính quyền thật là 1 điều tuyệt vời!).
Tuy nhiên, Đức trị bám rễ rất sâu trong văn hóa Á đông, nên không dễ gì gột bỏ ngay được. Dòm các chiến sỹ dân chủ phát biểu trên DL nhiều lúc không khác gì CS, chỉ là „thay đổi mầu da trên xác chết“. CS nói đến cán bộ có tài, có đức, dân chủ cũng nói đến người hiền tài phục vụ, dẫn dắt XH. Chẳng khác gì nhau?!
Tây phương tư duy có khác 1 chút, người ta trước hêt quan tâm đến cơ chế vận hành, sau đó mới quan tâm đến „chất lượng“ (có „hiền tài“ hay không). Ví dụ người ta ít quan tâm xem Obama có „hiền tài“ hơn Bush hay không, mà quan tâm nhiều hơn đến chuyện trọng tâm giải quyết vấn đề của Obama hay của Bush nằm ở đâu. Bước thứ 2 nguời ta mới quan tâm đến „hiền tài“, chính xác hơn là quan tâm đến cơ chế XH tạo điều kiện cho „hiền tài“ -1 cách tương đối- xuất hiện và nắm giữ vai trò dẫn dắt. Tương tự như 1 cỗ máy thôi, thiết kế tốt là khi các chi tiết không cần gia công đặc biệt mà vẫn hoạt động (tốt), bước thứ 2 mới đến vấn đề, công nghệ gia công để tăng chất lượng.
Trung Quốc trước khi thống nhất bởi Tần Thủy Hoàng, thực chất là 1 môi trường dân chủ tương đối), trăm hoa đua nở và cũng rất thực dụng. Ai có tài thì được đề bạt (Áo vải mà đoạt ấn Tướng quốc, không cần phải quyền quý hay có bằng cấp) giống như Mỹ bây giờ.
Khổng Tử chỉ là 1 nhà tư tưởng trong cả trăm nhà tư tưởng của TQ thời bấy giờ. Ngoài xin được việc ở nước Lỗ ra, không đâu người ta nhận. Nói theo ngôn ngữ toàn cầu hóa là 1 tay thất nghiệp dài hạn (hẳn là không được hưởng trợ cấp XH).
Mãi sau này, khi nhà Hán đại định thiên hạ (Hán Vũ Đế) nhu cầu chính trị là quy mọi sự về 1 mối, 1 nước không thể có 2 vua, nên trong giới „trí thức“ cũng chỉ được phép có 1 thầy. Khổng vì thế đột nhiên được vinh thăng thành „chí thánh tiên sư“, „vạn thế sư“ ( tiếng ta bây giờ gọi là bất ngờ trúng quả, vào cầu!)
Sở dĩ nhà cầm quyền chọn tư tưởng của Khổng, là vì có thể lợi dụng nó để lừa thiên hạ, mỵ dân. Đám học trò của Khổng, nhà nho, nói chuyện gì cũng đem gương người xưa ra để răn dạy. Nào là vua Nghiêu, vua Thuấn hay vua Hùng…toàn những ông chết mốc lên từ đời nào, chẳng ai có thể kiểm tra được các việc ấy có thật hay không???
Khổng, bản thân cũng trở thành 1 tấm gương tương tự như vậy (có thể là bất đắc dĩ). Bọn trí ngủ TQ mới chế nhạo: lúc sống thì chẳng ai quan tâm (thất nghiệp dài hạn). Lúc chết rồi thì y như món đồ cổ, chết càng lâu, chôn càng sâu, càng lên giá!!! Giới cầm quyền cũng rất khoái điều này, bắt quần chúng phải học tập người chết rồi là 1 cách trị dân hữu hiệu nhất. Vì người chết không thể cãi được mình, mình nói, mình bảo với quần chúng là thằng chết nói. Quần chúng cãi đằng trời !?
TQ suýt nữa đi trước thiên hạ về pháp trị nhờ „các cụ“ Tần Thuỷ Hoàng, Hàn Phi, Thương Ưởng (cụ này nghĩ ra trò kiểm tra hộ khẩu). Tiếc là „các cụ“ này cực đoan quá, nhất là vụ chôn sống mấy trăm trí thức chuyên phản biện bằng gương của người xưa (như nói ở trên), Các cụ bị thất bại, bọn kia thắng thế, thêu dệt nói xấu thêm mắm thêm muối vào làm „các cụ“ bị hậu thế nguyền rủa.
Giá mà pháp trị thắng thế từ thời ấy, lại được cải tiến cho phù hợp, thì có phải có nhiều cái hay không?!
Admin gửi hôm Thứ Tư, 22/02/2012
|
Em cho Volamkykiem lau qua roi bac, em nghi tu lieu bay gio voi bac phai viet them may hoi nua roi chu???
RépondreSupprimerChào các bác VN2006A và bác Hai Lúa,
RépondreSupprimerTrước tiên em xin cám ơn sự phân tích rất ư là chi tiết và sâu sắc của hai bác. Như vậy, cho em hỏi là nước Việt nam mình hiện nay thuộc vào loại đức trị rồi phải không? Theo như nhận xét của em thì không phải như vậy. Vì sao ư? Rõ ràng là nước mình đang có tất cả các điều luật như bao nước Tây phương hay Á châu tiên tiến khác cơ mà! Và nước mình cũng có các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp hẳn hòi? Như vậy thì vấn đề là ở đâu khi có sự bất lực của các cơ quan trên trong các vụ việc dẫn đến những bình loạn này trên mạng? Tại sao thủ tướng chính phủ lại làm thay phần việc của các cơ quan ngang bộ liên quan trong vụ việc của anh Vươn nói riêng và các vụ việc khiếu kiện đất đai của nông dân cả nước nói chung (vấn đề này đã xảy ra trên mười năm rồi)? Mà các vị công chức trong các cơ quan chính phủ kia đâu phải là nông dân như anh Hai Lúa hay là dốt nát như em là Hà Bá đâu, mà là các vị đã được liệt vào hàng ngũ trí thức (thạc sỹ trở lên cả đấy chứ).
Mà có khó khăn gì cho cam chứ luật gì cũng có rồi, nhưng vấn đề ở đây là những người được gọi là công bộc của nhân dân: ủy ban huyện, toàn án huyện...thậm chí là thành phố cứ lợi dụng chức quyền để cướp đất và thành quả lao động của nông dân (hai lúa) những người phải đổ mồ hôi trên đồng, dãi nắng dầm mưa thậm chí từ đời cha ông họ để lại để có được thành quả như hiện nay.
Mà những vị công bộc này xuất thân từ đâu cơ chứ? Cũng là những Đảng viên cộng sản chủ yếu xuất thân từ tầng lớp nông dân (Hai Lúa-chiếm 70 đến 80% dân số Việt nam) đáng lý ra họ phải là những người càng phải có mối đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ cực của những người nông dân "đồng loại" của mình chứ? Tại sao những Đảng viên ngày xưa cũng gốc nông dân vậy, ví dụ như ba của chị Ba Sương hay chị Ba Sương họ lại có suy nghĩ và hành động với mong muốn mang lại miếng cơm manh áo cho đồng loại của họ, mà họ có được học hành hay đào tạo cơ bản như các cán bộ ngày nay đâu? Nhưng cái cách họ tạo ra sản phẩm nông nghiệp đâu có thua gì các bác trí thức nhà nước đâu chứ?
Các bác có thể trả lời cho Hà Bá em đây những thắc mắc trên được không vậy?
Không lẽ hệ thống đào tạo của Đảng Cộng sản Việt nam ta có vấn đề hay sao? Mà bác bí thư Trọng vừa tuyên bố là phải chính đốn công tác cán bộ Đảng xong thì có vụ Tiên lãng ngay. Đáng lý ra các cán bộ Đảng phải tuân theo răm rắp chỉ thị của Tổng bí thư ngay và nhận ra thiếu sót của mình và sửa sai ngay lập tức chứ? Không lẽ Đảng lại có luật lệ riêng cho các Đảng viên của mình mà không tuân theo luật pháp hay sao? Nên mới có chuyện lộng hành của cơ quan hành pháp và tư pháp của Hải phòng nói riêng và các tỉnh thành khác hay sao?
Chẳng lẽ nào Đảng cộng sản Việt nam năm 2012 lại tệ hơn chính quyền thực dân Pháp những năm đầu thế kỷ 20 (như một số báo chí đã nêu lên chuyện tòa án Pháp tha bổng cho nông dân nô lệ đã giết chết một đại úy của chánh quốc hay sao? Như vậy, ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám đâu còn, công cuộc cách mạng mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân Việt nam của cụ Hồ cũng đâu có đâu. Như vậy nước mình lại quay lại lịch sử làm quận giao chỉ cho Trung cộng rồi hay sao?
Bình loạn với các bác xong em bị bấn loạn luôn vì không thể tự trả lời cho các câu hỏi của mình.
Tái bút: em thật là thiếu sót khi không cảm ơn bác Chênh người đã tạo ra chủ đề lý thú này.
Xin cảm ơn các bác một lần nữa.
Hà bá-biến đổi từ người rừng.