27/09/2012

BAO GIỜ "TRÊN CÀNH KHÔ HOA NỞ"


ĐỖ TRUNG QUÂN
[ nhân sự kiện tin đồn Khánh Ly về hát tại Việt Nam ]

Ca khúc lừng lẫy ngay khi ra đời “ Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn tiếc thay lại không phải ấn tượng dữ dội nhất với  một thiếu niên 15 tuổi. Tiếng hát của Khánh Ly trong ký ức tôi khi đang lớn lại luôn gắn liền hình ảnh một thành phố Sài Gòn vắng lặng của giới nghiêm ,ầm ì tiếng đại bác vọng về và ánh hỏa châu trôi lững lờ, thắp sáng chỉ trong khoảnh khắc cái khoảng sân đầy bóng tối của nhà mình những năm Mậu Thân 1968
Đêm đêm áp tai vào hầm cát nghe tiếng hát Khánh Ly vẳng từ đâu đó bên hàng xóm “ Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…” buồn , đẹp và u uất khó giải thích với một người chưa đủ trưởng thành.Nhưng cứ thích áp tai nhiều đêm như thế vào thành vách ẩm ướt của hầm cát nồng mùi chiến tranh.Có lẽ  chúng tôi là thế hệ không có tuổi trẻ .hay đúng hơn là một tuổi trẻ vội vàng đi qua trong nhiều thảng thốt.Cái chết , bom đạn không còn nơi ruộng đồng xa thẳm.Nó vào thẳng thành phố ngổn ngang xác chết từng ngày.
Và tiếng hát Khánh Ly…

Vài chục năm sau hòa bình. 1997- Tôi và một vài bạn bè đồng nghiệp khác  lại thu xếp giấy tờ , vật dụng rời khỏi tờ báo đang rất lừng lẫy của Sài Gòn: Báo Tuổi Trẻ. Cuộc ra đi chỉ vì 3 nhân vật. Hai còn ở nước ngoài, một đã về để trình diễn nghệ thuật: Ns Phạm Duy , Khánh Ly và Thủy - Ea Sola tác giả của “ Hạn hán & cơn mưa “vở múa mà các nhân vật hầu như bất động hoàn toàn lại gây thành những cơn chấn động gây tranh cãi về “ vấn đề tư tưởng “ .Lên án vở múa đương đại ấy tạo thành cơn sóng lớn trên truyền thông & báo chí ngày ấy.
Chúng tôi ở phía ủng hộ sự hòa giải và sáng tạo trong nghệ thuật. Cầm đèn chạy trước ô tô rồi.Phải ra đi thôi
Nhưng đấy chỉ là giọt nước tràn ly.Trước đó là những bài viết của Tuấn Khanh – người sẽ thành nhạc sĩ tên tuổi sau này. Anh và tôi cùng quan điểm ủng hộ sự trở về của ns Phạm Duy và nhắc đến giọng hát Khánh Ly trong những bài viết có liên quan đến nhạc Trịnh thời đểm ấy. Khi đó, trong bài báo  2 cái tên ấy luôn phải viết tắt : PD – KL. nhưng viết tắt những nhân vật được xem nằm trong phạm trù “ tabu – cấm kỵ ” những năm 1995 – 1996 cũng đã là hé lộ quan điểm riêng của mình. Sự phản ứng có ngay trong TT và cũng đến từ Hội âm nhạc Tp . Không thể chọn thái độ “ nói ngược lại “ những điều mình đã viết. Chúng tôi khoác vai nhau ra khỏi cổng tờ báo mình yêu quí và cũng đã góp phần cho manchette  vững mạnh của nó.
Chuyện cũ, nhắc lại trong tình thần không hờn giận ai. Hàng chục năm đã qua.những nhân vật không đồng quan điểm ngày xưa với chúng tôi,nay có nhiều người đã gặp gỡ, ca ngợi tác phẩm và sự đóng góp lớn lao của Phạm Duy với nền âm nhạc Việt Nam. Đấy cũng là điều công bằng và dù muộn màng cũng vẫn là điều đáng quý trong cái tinh thần hòa giải mà không ít người phải chịu trả giá.
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn , đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. đấy là thành phố “ được “ giải phóng và trước khi “ được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn.Những cuộc chống cộng bên cạnh những phong trào phản chiến chống Mỹ .Âm nhạc không ra khỏi cuộc chiến tranh ấy. Nếu có phong trào “Hát cho đồng bào tôi “ mà ý thức hệ chính trị nghiêng rõ về  cánh tả, thì phong trào “Du ca “ mà Phạm Duy như một trong những thủ lĩnh uy tín cũng như một đối trọng nặng ký. sau 1975, những nhạc sĩ phong trào SVHS chính thức lộ diện là những đảng viên cộng sản thì những nhạc sĩ phía bên kia chiến tuyến  nhiều người cũng vác balo vào trại cải tạo hay âm thầm “ Gánh dầu ra biển “.
Nhiều chục năm sau. Khi chính sách trong nước đã phần nào thay đổi những ân oán cũ tưởng đã phai nhạt với thời gian. Nhưng không hẳn thế.chính sách là ở nơi cao vời. phép vua vẫn thua lệ làng,những ân oán vẫn nằm ngay trong lòng người. Kêu gọi hòa giải không dễ dàng và đơn giản và dù cả hai phía trong nước lẫn hải ngoại theo thời gian đều đã có những cuộc đi lại , ca hát tưởng rất đương nhiên và bình thường.nhưng sóng ngầm ân oán vẫn còn cuộn chảy đâu đó ở nơi này nơi kia. Những Trần Long Ẩn. Tôn Thất Lập vv.. Nay đang là chức sắc của Hội âm nhạc Việt Nam chắc chắn không bao giờ có mặt trong những đêm ca khúc của Phạm Duy hôn nay tại Sài Gòn. Không khó hiểu và cũng không thể trách họ.nhưng nó lý giải phần nào câu hỏi tại sao người này thì được , người nọ thì không ?
dù đã về SG 2 lần nhưng đều trong im lặng, Khánh Ly rồi cũng sẽ có ngày sau những đêm ca hát lại thong dong đi dạo trên đường phố Sài Gòn thăm lại phố phường và cái phòng trà mang tên chị ngày xưa trên đường Tự Do nay là Đồng Khởi.Hay lặng lẽ thắp một nén hương trước mộ phần của người nhạc sĩ đã song hành cùng chị trên con đường nghệ thuật chưa từng đứt quãng.Đông đảo người yêu mến giọng hát chị hẳn cũng mong điều ấy sớm thành.nhưng để sớm thành thì trong lòng những con người nào đó đang cầm nắm tư tưởng, chính trị , nghệ thuật của thành phố Hồ Chí Minh bỗng một hôm nhận ra để kêu lên thảng thốt  “ A! trên cành khô hoa nở [ phạm duy ]”
Mà điều ấy  vẫn còn xa vời  lắm.
 Đỗ Trung Quân



28 commentaires:

  1. Kính anh Đỗ Trung Quân, theo chúng tôi được biết có một lần nhạc sĩ Phạm Duy về nước trước khi về hẵn VN, anh có gặp Phạm Duy trong cuộc nhậu đêm hôm trước thì sáng hôm sau bị CA mời lên "làm việc". Anh có thể cho chúng tôi biết CA làm việc gì? Tại sao?

    RépondreSupprimer
  2. Đỗ Trung Quân viết bài này quá dở, cả văn phong lẫn ngữ pháp!

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Đổ Trung Quân viết bài này hay quá cở !

      Supprimer
    2. Bác chê dở vì không hợp khẩu vị chính trị
      của bác,đừng đánh lộn sòng qua văn và ngữ !
      Đồng ý với bác ĐTQ.các nhạc sĩ "nằm vùng"
      đã lộ mặt,không che giấu được ai
      Một số kẻ còn u mê đến nỗi không chấp nhận
      đó là chiến tranh ý thức hệ.
      "Hát cho đồng bào tôi" chỉ là ngụy trang và
      đội lốt để làm điều dối trá như nay ta thấy!

      Supprimer
  3. KL không nên về VN vào lúc này, nhất là vào lúc " tự do được ví như con c... " tại SG.
    Lại càng không nên hát hỏng gì cả vì có được con c.. hát những bài đã gắng liền tên tuổi của KL và TCS đâu, còn hát những bài đã được " định hướng " thì hát làm gì. Hãy xem gương Chế Linh thì biết, ngay cả với TCS, dù được đưa lên tít trời xanh, nhưng đâu phải bài nào của anh ta cũng được con c.. hát đâu!
    Thà cứ để hình ảnh TCS KL của những năm 60 còn đậm sâu trong ký ức của những người SG còn hơn là bị những lời thị phi, mai mỉa cả trong và ngoài nước.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Rất đồng ý về ý kiến này của Bạn DV !

      Supprimer
    2. Toi cũng hoàn toàn đồng ý voi QUAN DDIEM cua DV

      Supprimer
    3. Nếu Khánh Ly về VN để hát lần này thì Khành Ly sẽ được một khoản tiền lớn nhưng sẽ mất rất nhiều thứ mà bấy lâu nay chị đã có được. Và nếu chị không về thì chắc rằng sẽ có nhiều người mến mộ hơn.

      Supprimer

    4. Tôi đoán KL đã dự kiến được tất cả, được gì, mất gì.
      Một người đã 2 lần chạy CS như chị, chắc về không phải để ca ngợi chế độ. Không ai có thể "tô hồng" nổi cái chế độ thối nát ấy nữa. Ngay cả những kẻ cầm quyền, cũng biết tương lai họ mù mịt, nên con cái họ đều được gửi sang Mỹ học.
      Cho nên tôi nghĩ, dù chị về hay không, chế độ ấy cũng vẫn bị mọi người khinh bỉ, không hơn.
      Nếu về, chị sẽ lại một lần được trải nghiệm...

      Supprimer
  4. Chia sẻ với anh Quân, chắc nhiều người cũng như chúng ta, nói nhưng không thể nói hết, không có cái gì có thể giải bày, thời gian cứ trôi, con người, xã hội,lý tưởng, tình cảm...đều phôi pha thay đổi.Trước 1975 chúng ta đều trẻ, việc đứng bên tả, chìm với Khánh Ly để nghĩ mình như kẻ thất phu tự mang trách nhiệm với tổ quốc và dân tộc. Và chiến tranh chỉ hiện lên trong hình ảnh của một bên, còn một bên chúng ta không hề biết, như vậy là thiên tả. Ngày nay có điều kiện nhìn lại mới thấy văn nghệ sĩ miền Nam quá ngây thơ, nghĩ rằng khi hòa bình sẽ lại cất súng về làng cùng với con trâu luống cày "ta làm lại từ đầu" hay rong chơi khắp miền quê hương Nam Bắc và...nối vòng tay lớn. Sự thật thì đến nay, dù cực hữu chắc không ai nghĩ VN đã có một vòng tay anh Quân nhỉ? Họ hát, họ diễn tả "ánh mắt hỏa châu" "đại bác đêm đêm dội về thành phố..." vào những năm mà CS chưa có đại bác, CS không có hỏa châu.Cho đến khi CS có đại bác thật sự, thì đúng là không có gì cưỡng nổi, và không còn gì là mơ mộng va suy tư. Tất cả đã được lập trình, lôi tuột xuống, và phơi bày trần trụi, chứng ta lại trở về xuất phát điểm của sự tồn tại: kiếm ăn và sự an toàn. Khánh ly có về hay không, có còn cần thiết và quan trọng gì nếu lại "Ru ta ngậm ngùi" và đảng CS có đồng ý rằng con người là "hạt bụi nào hóa kíp" hay là những sinh vật vô địch, sinh ra để chiến đấu và chiến thắng?

    RépondreSupprimer
  5. Môi trường sinh hoạt tự do trong chế độ VNCH đã cho phép Trịnh Công Sơn đạt đến tột đỉnh danh vọng của một nhạc sĩ.

    Nhưng Trịnh Công Sơn không hài lòng với môi trường tự do ấy, ông ta khát khao ao ước, hướng lòng trông ngóng về "Cách mạng" cơ.

    Rồi lòng ước vọng của Trịnh Công Sơn cũng đã được thỏa, thỏa kể từ trưa 30 tháng Tư năm 1975. Trịnh Công Sơn dõng dạc bước lên "Đài Tiếng Nói Việt Nam - phát thanh từ Thủ đô Sài Gòn" cùng với một số nghệ sĩ nằm vùng đàn hát "Nối vòng tay lớn" chào mừng "chiến thắng mùa xuân"!!! Rồi cả kêu gọi các văn nghệ sĩ khác hãy hăng hái mạnh dạn ra phục vụ "Cách mạng" nữa.

    Những tưởng rằng "đại thắng mùa xuân" rồi, nguyện vọng khát khao bao năm nay được thỏa rồi thì ắt hẳn đời nghệ sĩ từ đây sẽ tưng bừng sáng tạo và lên hương huy hoàng gấp vạn lần xưa.

    Nào ngờ...!!! Đời vốn không như ước mơ của lòng người khờ dại!!!

    Thời gian sống trong chế độ VNCH chỉ khoảng 20 năm nhưng thời gian từ 30-4-1975 đến khi Trịnh Công Sơn chết, dài hơn 20 năm rất nhiều.
    Và, chính trong cái thời "Cộng hòa Xã hội Chù nghĩa VN" ấy đã có vô số chất liệu cho nghệ thuật sáng tác, cho dù theo quan niệm nào: "nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "nghệ thuật vị nhân sinh" thì đời sống xã hội VN sau 30-4-1975 cũng là nguồn chất liệu phong phú và bất tận cho văn nghệ sĩ khai thác thành tác phẩm.

    Sáng tác được mấy nhạc phẩm trong khoảng thời gian dài từ sau 30-4-75 đến khi Trịnh Công Sơn chết??? Và những bản nhạc ấy có tầm vóc giá trị nghệ thuật thế nào so hàng trăm bài hát đặc sắc ông ta sáng tạo trước ngày "Cách mạng thành công"???

    "Đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt" có tân kỳ sáng tạo bằng "Hạt buị nào hóa kiếp thân tôi..." không?

    "Em ra đi nơi này vẫn thế..." có thể sáng bằng hình ảnh và ý tưởng của "Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về..." không?

    Hóa ra, chính trong cái xã hội do "Cách mạng" dựng nên, cái xã hội mà ông đã luôn hoài mong ấy, Trịnh Công Sơn đã bị đẩy từ trên giường tột đỉnh danh vọng xuống mặt đất vô danh, thậm chí còn ố danh!!!

    Điều đó chắc chắn là một sự "răng cắn phải lưỡi" nên chẳng bao giờ dám thốt ra, cả đến lúc hấp hối.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. PHUOC LY phat biey đúng rồi! Nhung thoi cung không nên trách cứ q.điểm phản chiến của TCS. Chỉ trách là CS loi dung TCS để lam bậy (Nhac si TCS cũng khong luong truoc hêt dc điều nay_ Toi nghi nhu the), đe xuyen tac & bop méo su that

      Supprimer
    2. Bác này nói hay nhỉ. Vợ Bác sẽ khen :" Tự do" muôn năm!

      Supprimer
    3. bị CS lừa thì đâu chỉ có 1 mình Trinh Công Sơn. nói như Cụ Nhát Sĩ Tô Hải những người đó chỉ Ức đến chết mà thôi.
      Còn bây giờ bất cứ ở đâu nếu tình cờ Nghe được những Sáng Tác của Trịnh Công Sơn thì cảm xúc lúc nào cũng có Hồn và nhân Văn hơn hết các loại nhạc của thời "Kinh tế định hướng XẠO HOÀI CHA NỘI"

      Supprimer
  6. Khánh Ly thực sự đã trở thành một người khách quá vãng của hiện tại : chị trở về từ quá khứ xa xưa ! Ngày nay, nghe lại giọng ca trầm ấm thiên phú của chị, liệu có còn làm rung động tận sâu thẳm tâm hồn như những năm khắc khoải chiến tranh ? Liệu có còn xốc dậy cả một thế hệ, trầm tư mặc tưởng theo dòng tình da diết của Trịnh ? Thời thế đã đổi khác, quan điểm đã đổi khác, con người đã đổi khác, tệ nhất là tất cả mọi đổi khác ấy đều ngã hẳn vào xu hướng kỳ quái, nhìn bề ngoài ngỡ "vị nghệ thuật" song thực chất là phản nghệ thuật. Cái đó có lẽ đáng nên gọi là : sự hưởng thụ nghệ thuật bằng quyền năng tha hóa của vật chất (?). Vậy nên, dù có tặc lưỡi theo kiểu Trịnh mà rằng :" Thôi kệ !", cũng chớ xem đây là một cuộc trở về cội nguồn. Hãy cứ du ca cho thỏa lòng, rồi lại ra đi, Ly ơi !!!...

    RépondreSupprimer
  7. mong KHÁNH LY đừng về.Nếu về, XIN đừng hát.Nếu hát, XIN hát, XIN hát bài " Bay Đi Lặng Thầm "

    RépondreSupprimer
  8. Trong cái thời buổi bị coi là quá độ này, dở hơi 1 cái, bởi nó là mới nên người ta cần fải quá thận trọng, thận trọng đến mức quên cả lý trí của bản thân. Ng ta k còn suy nghĩ bằng lý trí của mình nữa mà bằng lý trí của ý thức hệ, lý trí của những nhà tư tưởng đã nằm dưới mồ từ lâu, vì lẽ ấy, người ta đã có lẽ quên mất cuộc sống luôn tươi mới này cần những bàn tay chăm sóc của những người còn sống, đang sống với nó ....

    RépondreSupprimer
  9. Nguyễn Lương Thinh28 septembre 2012 à 15:14

    Ca dao dẫu vô danh, Vẫn thấm lời ru Me, Những thông điệp tình ca, Đâu hát cho một người ? Trong chiến tranh tương tàn, Giữa hai bờ thù hận, Trịnh Công Sơn cúi đầu, Ươm giọt lệ nhân văn. Trong không gian tang trắng, Khánh ly thêu vạt nắng, Hong tình người lắt lây, Bên sông đời gió vẫy
    Ngàn xưa đời vẫn vậy, Trần Nhân Tông tẩy trần, Buốt đường gươm máu giặc, Thiện ac hòa sắc không, Non sông lừng lững sống
    Bao lần Nước long đong, Lịch sữ chảy quặn dòng, Chia hai bờ nghịch thuyết, Mẹ oằn nghe luận triết, Niệm kinh cầu ca dao
    Bao con sông Việt Nam, Chính Tà neo nhịp chảy, Nhớ Hà Nội ngàn năm, Lý Trần quên thù hận, Thương Sài Gòn phố cũ, Trịnh Nguyễn nằm bên nhau, Con nước Việt ngàn sau, Đau Tây Sơn- Nguyễn Ánh...
    Khánh Ly đi rồi về, Vịn hai bờ thuận nghịch, Thả con diều tình ca Tạ ơn trời xanh biếc Cám ơn Trịnh Công Sơn, Thiết tha dầu Ly- biệt...

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Hay quá, cảm ơn bạn!

      Supprimer
    2. Xin hỏi tên bài này và tác gỉa là ai vậy?

      Supprimer
  10. Áo lụa Hà Đông28 septembre 2012 à 19:00

    Khánh Ly có phải hát "Nắng Hồ Chí Minh anh đi mà chợt mát" bài Áo lụa Hà Đông không ta?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. KL sẽ hát: 'Ta muốn làm lá cỏ
      Hát ca rất..con cặc!"

      Supprimer
  11. Sức ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đối với tình cảm dân tộc,đối với văn hóa Việt nam ,đối với hòa hợp hòa giải là vô cùng rộng lớn. Nếu tiếng hát của Khánh Ly có thể làm sống lại quá khứ và mang đến cho thế hệ trẻ hôm nay một cách nhìn nhận thời cuộc của dân tộc ta cũng nên ủng hộ. Hãy nghĩ xa hơn là những gì nằm ngay trước mắt.

    RépondreSupprimer
  12. Tiếng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh không mang màu sắc Quốc gia hay CS . Cả hai chỉ nói lên cái khổ nạn như cái khổ nạn của cả dân tộc Việt gánh chịu trong cuộc chiến tương tàn 54-75 .

    Những người Việt Nam thiếu tự chủ , mãi cho tới tận hôm nay , vẫn cho rằng cuộc chiến 54-75 là cuộc chiến chống CS vì tự do hay cuộc chiến chống Mỹ Nguỵ nhằm giải phóng dân tộc . Tất cả đều Nguỵ biện , không dám thừa nhận cuộc chiến 54-75 trên Quê Hương VN là một cuộc chiến tương tàn dân tộc .

    Những người VN thiếu trách nhiệm , thiếu tinh thần tự chủ dân tộc , dầu ở bên này hay bên kia , đã xử dụng màu sắc chính trị để phê phán nhạc Trịnh và Khánh ly . Tiếc thay , nhạc Trịnh chỉ thuần tuý nói lên niềm đau và ước vọng của người Việt trong cuộc chiến . Nên việc làm này đã hoàn toàn vô nghĩa , không có tác dụng . Người yêu thích nhạc Trịnh vẫn thích nhạc Trịnh , vẫn thích Khánh Ly .

    Người VN chúng ta cần có nhận thức tự chủ để nhận xét , không nên làm mất tự chủ trong những trường hợp có thể tự chủ . Không vì mình là người Quốc gia hay Đảng viên CS để áp đặt một phê phán đi ngược lại nguyện vọng chung của dân tộc , nhằm mục đích thỏa mản cho cái lý tưởng của mình .

    Đem chính trị để lợi dụng phê phán Khánh Ly hay nhạc Trịnh là một việc làm hoàn toàn vô ích . Vì nhạc Trịnh và tiếng hát Khánh Ly không mang màu sắc chính trị ,Phi chính trị , không vì Quốc gia , không vì CS , cả hai chỉ vì dân tộc , nói lên tiếng nói khổ nạn và ước mơ của cả hai miền Nam Bắc trong cuộc chiến tương tàn 54-75 .

    Hãy tập lấy tinh thần tự chủ cho bản thân , nhận thức tự chủ từ bản thân , đừng để những ý thức ngoại lại làm mờ ý thức dân tộc . Có như thế mới hy vọng được một dân tộc VN tự chủ , quyết định vận mạng đất nước và dân tộc Việt trong tương lai .

    Nhạc Trịnh cũng như con người Trịnh đã tự chủ để nói lên tâm trạng của người Việt trong cuộc chiến , nói lên lời nói thật trong lòng , do đó nó đã đi sâu và lắng đọng vào tâm hồn người Việt , dầu ở bên này hay bên kia vĩ tuyến 17 .

    RépondreSupprimer
  13. Trích từ bài "Ởm à, Tản mạn [về Khánh Ly]"

    http://vietsoul21.net/2012/09/28/om-a-tan-man-ve-khanh-ly/

    "...
    Con người trong vị trí hay tư cách là một cá nhân so với con người của công chúng (public figure) thì hoàn toàn là hai thực thể khác nhau, đặc biệt trong lãnh vực xã hội và chính trị. Khánh Ly, cá nhân, đi về Việt Nam thì chả ai phải nói gì. Phần lớn tập thể tỵ nạn cs đã làm thế—đã đi về nơi chôn nhau cắt rốn với tư cách cá nhân vì lý do cá nhân, gia đình, bạn bè, chòm xóm v.v… Nhưng Khánh Ly, danh ca, con người công chúng, người tỵ nạn cs đi về Việt Nam thì là một vấn đề chính trị. Nhất là tại thời điểm hiện nay.

    Việt Nam đang lặn ngụp trong một môi trường mà tự do bị bóp nghẹt, các người đấu tranh dân chủ bị trù dập, lãnh án nặng nề, các thanh niên công giáo bị bắt giữ và tuyên án, bao nhiêu người dân oan mất đất sống lê lết ở các công viên Hà-nội, Sài-gòn. Vì thế, việc Khánh Ly về Việt Nam hát là một cái tát vào dân quyền, nhân quyền, và hơn thế nữa là cú đấm mõm những cái đầu biết cúi. Chính quyền CSVN sử dụng nó với mục đích tuyên truyền trong nước và hải ngoại (nghị quyết 36) cho cái gọi là tự do, hòa giải, đoàn kết dân tộc v.v… và v.v… Và đã có không ít người đu dây tự mình ỡm à tiếp thị cho cái vàng mã “hòa giải” này."

    RépondreSupprimer