Lê Tuấn- Hội viên hội nhà báo độc lập
Bóng đè
Làm báo có phải là làm chính trị?
Khi tôi cầm bút để viết về một vấn đề xã hội mang tính giải trí (thơ, văn), không ai nói gì tôi cả. Vẫn trạng thái đó, nhưng chủ đề mang tính phê phán những sai lầm của chính quyền hiện thời thì có nhiều người lại nhắc khéo tôi rằng: Mày đang làm chính trị!
Ngay lập tức, làm chính trị trở thành một bóng đè đối với tôi, vì lúc ấy tôi không hiểu được rằng, nó là khía cạnh cơ bản của cuộc sống và đơn giản vì cái ngữ từ “chính trị/làm chính trị” bị biến dạng quá xấu, trở thành một mũi giáo sẵn sàng chĩa vào bất cứ ai để nhằm bảo vệ cho một nhóm người quyền lực nào đó trong xã hội.
Chính trị/làm chính trị bị lạm dụng đến mức tồi tệ. Họ tước quyền đó của chính tôi, chính bạn, họ che giấu chính trị và biến nó thành bóng ma sợ hãi. Khiến nó từ cái cơ bản cuộc sống của mỗi một công dân trở thành thứ đặc quyền đặc lợi cho một số người.
Trong khi, chính trị bao quanh tôi. Tôi làm chính trị từ hành động nhỏ nhất là đi họp tổ dân phố, treo cờ vào dịp lễ cho đến to hơn là đi bầu cử, nộp thuế... Chỉ là tôi không biết nó cho đến ngày tôi gõ bài phê phán chính quyền.
Hóa ra, chính trị gần gũi đến như vậy.
Do đó, khi được tin một vài hội viên đã rời Hội vì xét thấy tính chính trị hoặc không muốn tham gia chính trị thì tôi nghĩ ngay đến hình ảnh của mình trước đây.
Với bóng đè “làm chính trị” mà viên an ninh, người dân, bạn bè tôi “ban phát” cho. Trong đám người đó, chỉ có viên an ninh mới biết tác dụng của bóng đè đó, đối với một thứ (chính trị) được hóa trang rùng rợn, nguy hiểm, mặc dù bản chất nó không phải vậy.
Vậy nên, dù tôi có sự cảm thông với sự rút ra đó đến bao nhiêu thì tôi càng phải chia sẻ, càng muốn mọi người (từ hội viên cho đến bạn đọc) nhận diện được cái chính trị là gì? Và làm chính trị là gì? Thay vì những ý niệm mơ hồ thường bị quy chụp trước đây.
Không phải là bóng đè
Chính trị là sự rộng mở và tồn tại luôn luôn trong xã hội, trong khi đó, “hoạt động chính trị là các hoạt động nhằm gây ảnh hưởng tới các quyết định của Nhà nước, của tổ chức xã hội mà trong đó, mình là một thành viên. Khi đó, hoạt động chính trị không còn là đặc quyền của Nhà nước hay lãnh đạo một tổ chức, mà nó là quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân, của toàn xã hội.”
Do đó, bản thân mỗi vị hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam nên tự nhắc nhở nhau rằng: Làm chính trị không phải là định nghĩa riêng của một vị chính trị gia. Khi anh ở trong bầu không gian xã hội của một quốc gia bất kỳ thì chính anh đã tham gia vào chính trị rồi. Các anh (chị) chỉ có thể khiến nền chính trị đó xấu hoặc tốt, các anh (chị) hoàn toàn không vô can trước chính trị/ trò chơi chính trị. Mỗi hành vi của các anh (chị) đều được chi phối bởi yếu tố chính trị, các anh chỉ có được quyết định: phản kháng chính trị hay ủng hộ chính trị hiện tại mà thôi (thái độ chính trị).
Do đó, khi các anh chị muốn có tiếng nói độc lập, hướng đến một xã hội dân chủ, nghĩa là các anh chị đã tham gia chính trị.
Việc tham gia Hội (dù độc lập hay phụ thuộc yếu tố nhà nước) thì các anh chị cũng là tham gia hoạt động chính trị.
Tác giả Việt Hoàng trong một bài viết trên danluan đã nhấn mạnh rằng: “…Chính trị là làm việc cùng nhau để thay đổi xã hội và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính trị không có gì là xấu mà ngược lại nó là sự cống hiến và hy sinh cao đẹp. Sở dĩ chính trị xấu là do những người tốt lẩn tránh nó và nhường lại nó cho những kẻ xấu…”.
Vâng! Với quan điểm nêu trên, chúng ta đang tham gia chính trị/ hoạt động chính trị. Và chúng ta không từ bỏ điều đó hoặc cố che giấu điều đó. Đừng khiến chính mỗi người chúng ta phải mắc bệnh “sợ chính trị” đến như vậy. Đừng để chính trị bị lũng đoạn bởi một nhóm người như tôi đã đề cập ở phía trên. Chính trị là cơ bản, chính trị là quyền lợi. Chính trị không phải là bóng đè của bất kỳ một công dân nào trong xã hội cả.
Nếu chúng ta – những con người cầm bút, những người biết vào internet, những người tri thức những người tham gia Hội đoàn độc lập mà còn sợ thế thì thử hỏi những người nông dân, công dân sẽ như thế nào?
Chúng ta đến bao giờ mới thay đổi cái thực trạng chính trị xã hội đầy bi đát nếu ta cứ sợ “làm chính trị/hoạt động chính trị”???
Tôi mong rằng bản thân chúng ta nên hiểu mặc định như vậy, để tránh tình trạng vào rồi lại ra. Việt Nam Thời Báo là một trang báo đang tham gia vào quá trình chính trị và những người đang là hội viên là hoạt động chính trị. Chúng ta đã vận động cho một xã hội tốt đẹp hơn bằng tiếng nói phản biện của mình trên mọi mặt trận của đời sống. Đừng sợ hãi chính trị, khi nào còn sợ, nghĩa là khi đó chúng ta chưa thể độc lập, chưa phải là người tự do thực sự.
Đừng làm kẻ dốt nát
Bertolt Brecht cũng từng đề cập đến vấn đề này như sau: “Kẻ dốt nát tệ hại nhất chính là kẻ dốt nát về chính trị. Hắn không nghe gì cả, không thấy gì cả, không tham gia bất cứ vai trò gì trong đời sống chính trị. Có vẻ như hắn không biết chi phí sinh hoạt, giá của đậu, của bột mỳ, tiền thuê nhà, giá cả thuốc men, tất cả đều phụ thuộc vào các quyết định chính trị. Hắn thậm chí còn tự hào về sự thiếu hiểu biết chính trị của mình, ưỡn ngực ra khoe ta đây ghét chính trị. Đứa ngu dốt này không biết rằng, chính sự thờ ơ đối với chính trị của hắn mà từ đó nảy sinh nạn mại dâm, trẻ em bị bỏ rơi, nạn cướp bóc, và tệ hơn tất cả là nạn quan chức tham nhũng, tay sai của các tập đoàn bóc lột đa quốc gia”.
Vậy nên, hãy biết rằng chính trị luôn ở quanh ta, các hoạt động chính trị vẫn diễn ra ở mọi hành vi xã hội, ở mọi công dân với các thứ bậc xã hội. Hãy nhẹ nhàng đón nhận và tự hào là mình đang làm chính trị. Nhất là trong việc làm báo.
Con đường chúng ta đi còn rất dài, nghiệp cầm bút (làm chính trị) còn lắm gian nan. Nhưng tôi tin rằng, phần đông hội viên Hội nhà báo Độc lập sẽ kiên trì với con đường đã chọn, sẽ tiếp tục “cung cấp thông tin trung thực và độc lập đến xã hội, thúc đẩy sự tôn trọng những quyền con người trong đó có quyền tự do biểu đạt - freedom of expression) như chị Phương Anh (một Hội viên) từng chia sẻ.
Lê Tuấn
(Hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam)
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
Nguồn: VNTB
Bóng đè
Làm báo có phải là làm chính trị?
Khi tôi cầm bút để viết về một vấn đề xã hội mang tính giải trí (thơ, văn), không ai nói gì tôi cả. Vẫn trạng thái đó, nhưng chủ đề mang tính phê phán những sai lầm của chính quyền hiện thời thì có nhiều người lại nhắc khéo tôi rằng: Mày đang làm chính trị!
Ngay lập tức, làm chính trị trở thành một bóng đè đối với tôi, vì lúc ấy tôi không hiểu được rằng, nó là khía cạnh cơ bản của cuộc sống và đơn giản vì cái ngữ từ “chính trị/làm chính trị” bị biến dạng quá xấu, trở thành một mũi giáo sẵn sàng chĩa vào bất cứ ai để nhằm bảo vệ cho một nhóm người quyền lực nào đó trong xã hội.
Chính trị/làm chính trị bị lạm dụng đến mức tồi tệ. Họ tước quyền đó của chính tôi, chính bạn, họ che giấu chính trị và biến nó thành bóng ma sợ hãi. Khiến nó từ cái cơ bản cuộc sống của mỗi một công dân trở thành thứ đặc quyền đặc lợi cho một số người.
Trong khi, chính trị bao quanh tôi. Tôi làm chính trị từ hành động nhỏ nhất là đi họp tổ dân phố, treo cờ vào dịp lễ cho đến to hơn là đi bầu cử, nộp thuế... Chỉ là tôi không biết nó cho đến ngày tôi gõ bài phê phán chính quyền.
Hóa ra, chính trị gần gũi đến như vậy.
Do đó, khi được tin một vài hội viên đã rời Hội vì xét thấy tính chính trị hoặc không muốn tham gia chính trị thì tôi nghĩ ngay đến hình ảnh của mình trước đây.
Với bóng đè “làm chính trị” mà viên an ninh, người dân, bạn bè tôi “ban phát” cho. Trong đám người đó, chỉ có viên an ninh mới biết tác dụng của bóng đè đó, đối với một thứ (chính trị) được hóa trang rùng rợn, nguy hiểm, mặc dù bản chất nó không phải vậy.
Vậy nên, dù tôi có sự cảm thông với sự rút ra đó đến bao nhiêu thì tôi càng phải chia sẻ, càng muốn mọi người (từ hội viên cho đến bạn đọc) nhận diện được cái chính trị là gì? Và làm chính trị là gì? Thay vì những ý niệm mơ hồ thường bị quy chụp trước đây.
Không phải là bóng đè
Chính trị là sự rộng mở và tồn tại luôn luôn trong xã hội, trong khi đó, “hoạt động chính trị là các hoạt động nhằm gây ảnh hưởng tới các quyết định của Nhà nước, của tổ chức xã hội mà trong đó, mình là một thành viên. Khi đó, hoạt động chính trị không còn là đặc quyền của Nhà nước hay lãnh đạo một tổ chức, mà nó là quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân, của toàn xã hội.”
Do đó, bản thân mỗi vị hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam nên tự nhắc nhở nhau rằng: Làm chính trị không phải là định nghĩa riêng của một vị chính trị gia. Khi anh ở trong bầu không gian xã hội của một quốc gia bất kỳ thì chính anh đã tham gia vào chính trị rồi. Các anh (chị) chỉ có thể khiến nền chính trị đó xấu hoặc tốt, các anh (chị) hoàn toàn không vô can trước chính trị/ trò chơi chính trị. Mỗi hành vi của các anh (chị) đều được chi phối bởi yếu tố chính trị, các anh chỉ có được quyết định: phản kháng chính trị hay ủng hộ chính trị hiện tại mà thôi (thái độ chính trị).
Do đó, khi các anh chị muốn có tiếng nói độc lập, hướng đến một xã hội dân chủ, nghĩa là các anh chị đã tham gia chính trị.
Việc tham gia Hội (dù độc lập hay phụ thuộc yếu tố nhà nước) thì các anh chị cũng là tham gia hoạt động chính trị.
Tác giả Việt Hoàng trong một bài viết trên danluan đã nhấn mạnh rằng: “…Chính trị là làm việc cùng nhau để thay đổi xã hội và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính trị không có gì là xấu mà ngược lại nó là sự cống hiến và hy sinh cao đẹp. Sở dĩ chính trị xấu là do những người tốt lẩn tránh nó và nhường lại nó cho những kẻ xấu…”.
Vâng! Với quan điểm nêu trên, chúng ta đang tham gia chính trị/ hoạt động chính trị. Và chúng ta không từ bỏ điều đó hoặc cố che giấu điều đó. Đừng khiến chính mỗi người chúng ta phải mắc bệnh “sợ chính trị” đến như vậy. Đừng để chính trị bị lũng đoạn bởi một nhóm người như tôi đã đề cập ở phía trên. Chính trị là cơ bản, chính trị là quyền lợi. Chính trị không phải là bóng đè của bất kỳ một công dân nào trong xã hội cả.
Nếu chúng ta – những con người cầm bút, những người biết vào internet, những người tri thức những người tham gia Hội đoàn độc lập mà còn sợ thế thì thử hỏi những người nông dân, công dân sẽ như thế nào?
Chúng ta đến bao giờ mới thay đổi cái thực trạng chính trị xã hội đầy bi đát nếu ta cứ sợ “làm chính trị/hoạt động chính trị”???
Tôi mong rằng bản thân chúng ta nên hiểu mặc định như vậy, để tránh tình trạng vào rồi lại ra. Việt Nam Thời Báo là một trang báo đang tham gia vào quá trình chính trị và những người đang là hội viên là hoạt động chính trị. Chúng ta đã vận động cho một xã hội tốt đẹp hơn bằng tiếng nói phản biện của mình trên mọi mặt trận của đời sống. Đừng sợ hãi chính trị, khi nào còn sợ, nghĩa là khi đó chúng ta chưa thể độc lập, chưa phải là người tự do thực sự.
Đừng làm kẻ dốt nát
Bertolt Brecht cũng từng đề cập đến vấn đề này như sau: “Kẻ dốt nát tệ hại nhất chính là kẻ dốt nát về chính trị. Hắn không nghe gì cả, không thấy gì cả, không tham gia bất cứ vai trò gì trong đời sống chính trị. Có vẻ như hắn không biết chi phí sinh hoạt, giá của đậu, của bột mỳ, tiền thuê nhà, giá cả thuốc men, tất cả đều phụ thuộc vào các quyết định chính trị. Hắn thậm chí còn tự hào về sự thiếu hiểu biết chính trị của mình, ưỡn ngực ra khoe ta đây ghét chính trị. Đứa ngu dốt này không biết rằng, chính sự thờ ơ đối với chính trị của hắn mà từ đó nảy sinh nạn mại dâm, trẻ em bị bỏ rơi, nạn cướp bóc, và tệ hơn tất cả là nạn quan chức tham nhũng, tay sai của các tập đoàn bóc lột đa quốc gia”.
Vậy nên, hãy biết rằng chính trị luôn ở quanh ta, các hoạt động chính trị vẫn diễn ra ở mọi hành vi xã hội, ở mọi công dân với các thứ bậc xã hội. Hãy nhẹ nhàng đón nhận và tự hào là mình đang làm chính trị. Nhất là trong việc làm báo.
Con đường chúng ta đi còn rất dài, nghiệp cầm bút (làm chính trị) còn lắm gian nan. Nhưng tôi tin rằng, phần đông hội viên Hội nhà báo Độc lập sẽ kiên trì với con đường đã chọn, sẽ tiếp tục “cung cấp thông tin trung thực và độc lập đến xã hội, thúc đẩy sự tôn trọng những quyền con người trong đó có quyền tự do biểu đạt - freedom of expression) như chị Phương Anh (một Hội viên) từng chia sẻ.
Lê Tuấn
(Hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam)
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
Nguồn: VNTB
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire