Trần Huỳnh Duy Thức: "Ba vốn xem mọi thứ nhẹ tơn. Đọc thư con ba thấy càng nhẹ hơn nữa. Con hiểu vì sao không? Những điếu ý nghĩa nhất, giá trị nhất không nằm ở những thứ phù phiếm, hình thức, không phụ thuộc vào những không gian bị câu thúc hay rộng mở, không bị quyết định bời nghịch cảnh. Trước khi ba xa nhà, điều ba quan tâm nhất là hai con, lúc đó chưa đầy 14 và 15 tuổi. Biến cố xảy đến sớm hơn những gì ba dự định khiến kế hoạch chuẩn bị cho mẹ và hai con đều dang dở và bất thành. Vào tù ba không trăn trở nhiều về Con đường mình đang đi vì ba đã có dự liệu khá rõ ràng và biết mình sẽ bước tiếp như thế nào...."
Xuyên Mộc, 15/3/2015
Gia đình Trần Huỳnh Duy Thức |
Xin chào cô sinh viên Trần Lê B ảo
Trâm xinh đẹp ,
Hì hì, con gái có giật mình, phổng mũi hôn? Ba còn định chào “bà chủ tịch Hội
sinh viên quốc tế SFU” nữa kìa, nhưng mà nghe “ngầu” quá nên thôi. Năm ngoái,
có lần ông nội lên thăm ba và thông báo con đã được bầu vào chức vụ trên mà lắc
đầu luôn. Ông nội nói: “Nó có máu lãnh đạo giống con”. Ba thấy con còn giống ba
nhiều thứ nữa, cái này chắc mẹ rõ nhất. Hai bên nội, ngoại đểu rất tự hào về
con.
Còn đúng nửa tháng nữa là sinh nhật 21 của con rồi. Mấy hôm rồi ba làm thơ tặng cho con. Ba đã làm xong một bài rất dài từ cảm xúc khi ba đọc thư con viết: “Giấc mơ Mỹ không nhất thiết phải thành hiện thực ở Mỹ” và “trái tim con không thuộc nơi đó”. Con gái biết không, cảm xúc ấy dâng trào và theo ba mãi tới hôm nay vẫn chưa hết. Bài thơ tặng SN21 của con lần này chỉ là một phần của cảm xúc đó. Ba sẽ tiếp tục thể hiện nó thành nhiều bài thơ khác. Đó là những điều quý giá mà con đã mang đến cho ba. Ba vốn xem mọi thứ nhẹ tơn. Đọc thư con ba thấy càng nhẹ hơn nữa. Con hiểu vì sao không? Những điếu ý nghĩa nhất, giá trị nhất không nằm ở những thứ phù phiếm, hình thức, không phụ thuộc vào những không gian bị câu thúc hay rộng mở, không bị quyết định bời nghịch cảnh. Trước khi ba xa nhà, điều ba quan tâm nhất là hai con, lúc đó chưa đầy 14 và 15 tuổi. Biến cố xảy đến sớm hơn những gì ba dự định khiến kế hoạch chuẩn bị cho mẹ và hai con đều dang dở và bất thành. Vào tù ba không trăn trở nhiều về Con đường mình đang đi vì ba đã có dự liệu khá rõ ràng và biết mình sẽ bước tiếp như thế nào. Điều làm ba lo lắng và thức trắng nhiều đêm là sẽ hướng dần cho hai con như thế nào trong một bối cảnh mà ba biết chắc chắn sẽ xa gia đình một thới gian dài. Mẹ cho tụi con tình yêu, sự che chở, tránh cho hai đứa những cú sốc tâm lý và dạy cho tụi con đức hạnh. Nhưng hai con đang và sẽ phải sống trong một thế giới toàn cầu hóa, sẽ chứng kiến một giai đoạn lịch sử bước ngoặt của đất nước mà nếu không được chuẩn bị tốt kỹ năng và tầm nhìn trong giai đoạn cấp 3 và đại học thì sẽ khó mà nắm bắt được những cơ hội tốt.
Dù ba mẹ đã cố gắng cho tụi con được hưởng nền giáo dục tốt nhưng ba rất hiểu
rằng có nhiều điều quan trọng không thể học từ nhà trường. Chưa kể tầm quan trọng
của sự gần gũi cha-con mà sự xa cách về không gian có thể làm cho ảnh hưởng của
người cha với con mình giảm đi một cách rất tự nhiên, sự hạn chế về thông tin,
liên lạc trong tù là một thách thức khiến hều hết những người tù có ý định dạy
con đều phải bỏ cuộc. Nhưng ba đã tận dụng tất cả những gì có được, thời gian
và hai lần gửi thư một tháng, để duy trì sự liên hệ và chia sẻ với tụi con những
kiến thức và kỹ năng cần thiết. Thật sự ba chưa bao giờ rảnh cả. Ba mà nói với
các chú, các bác trong tù rằng ba luôn phải sắp xếp thời gian thì họ gần như
không thể hiểu được vì sao trong tù mà lại thiếu thời gian . Có những đêm ba thức
trắng để viết mà không thấy mệt. Chính sự tiến bộ theo thời gian của hai đứa là
động lực cho ba. Tụi con vượt qua được từng chặng đường thách thức ngày một tự
tin hơn. Ba luôn tin rằng tụi con sẽ làm được. Nhưng đọc thư Trâm vừa rồi ba vẫn
bất ngờ vì con đã đi được rất xa so với lứa tuổi của mình, so với cả những gì
mà ba nghĩ. Ba vui lắm vì thấy được thành quả ấy có phần từ nỗ lực của mình. Ba
tin chắc rồi Quân cũng sẽ làm được như thế. Cuộc đời con người có gì ý nghĩa
hơn, giá trị hơn là nhìn thấy con trưởng thành. Với ba nó còn hơn thế nữa vì ba
làm được điều này và vẫn tiếp tục được sứ mệnh của mình, không phải đánh đổi .
Một chút thiệt thòi bản thân chẳng là gì cả. ý nghĩa của cuộc đời không nằm ở
danh lợi, nhất là khi những thứ này đạt được trong một hoàn cảnh phải đạp lên
người khác để có. Hưởng lợi là bản chất của con người nhưng danh lợi chỉ mang đến
ý nghĩa cho ta khi chúng là kết quả của sự cống hiến ta đạt được lợi ích cho
mình thông qua việc tạo nên lợi ích cho cộng đồng. Đầu tiên cộng đồng ấy là gia
đình và sẽ lớn dần, lớn dần thành xã hội cùng với sự trưởng thành về trí tuệ,
tình yêu và bản lĩnh của mình. Đây là tiến trình tự nhiên, hợp quy luật, không
mênh mang và chông chênh với những đối tượng nghe thì to tát nhưng sáo rỗng,
không có nền tảng từng bước. Ba thấy được Trâm đã phát triển theo tiến trình
này và có sự hòa quyện cân bằng giữa con tim và khối óc. Quân cũng sẽ như thế.
Không vui sao được phải hôn?
“Cuộc đời con người có gì ý nghĩa hơn, giá trị hơn là nhìn thấy con trưởng
thành. Với ba nó còn hơn thế nữa vì ba làm được điều này và vẫn tiếp tục được sứ
mệnh của mình, không phải đánh đổi . Một chút thiệt thòi bản thân chẳng là gì cả
“
Cơ hội nào sẽ xuất hiện ?
17/3/2015
Như ba hứa trong thư 38A, bây giờ ba viết về những cơ hội và thách thức
liên quan đến những công việc có thể được mở ra ở VN và thế giới trong xu hướngcủa
Dòng chảy sắp tới.
Về kinh tế, ba tin rằng trong vòng 15 năm tới VN sẽ thành nước có tỷ trọng
dịch vụ chi phối, công nghiệp hàng hóa sẽ co lại đáng kể, nông nghiệp cũng sẽ
giảm mạnh về tỉ trọng nhưng sẽ tăng về quy mô và mức độ hiện đại và sẽ đóng góp
vào những ngành chiến lược chủ lực của quốc gia. Từ 10 năm trước ba đã thấy rằng
VN không có thế mạnh gì để cạnh tranh vươn lên trong thị trường hàng hóa công
nghiệp toàn cầu, ngay cả tại thị trường nội địa thì lĩnh vực này cũng thiếu sức
cạnh tranh nghiêm trọng. Mong muốn bảo hộ để nó vươn lên và vươn ra thế giới đã
không thành hiện thực. Thực trạng hiện nay của nền sản xuất công nghiệp VN là
khó mà trụ được khi các rào cản bảo hộ buộc phải dỡ bỏ trong vài năm tới bởi cộng
đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định thương mại tự do VN – EU, TPP, … Một làn sóng ào ạt
mà con sẽ chứng kiến trong 1 – 2 năm tới là các doanh nghiệp sản xuất của VN sẽ
được bán cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ. Kinh tế Mỹ đã phục hồi
và đang mạnh lên, USD đang lên giá chóng mặt. Chắc chắn FED sẽ nâng thêm lãi suất
trong thời gian tới để hút dòng vốn về Mỹ. Từ đây các doanh nghiệp Mỹ sẽ dùng vốn
ấy để tăng mạnh đầu tư ra ngoài, nhất là vào các nước thuộc TPP. VN chắc chắn sẽ
là điểm đổ bộ tập trung của làn sóng đầu tư này của Mỹ vào các thành viên TPP.
Khi đồng bạc xanh tăng giá thì xuất khẩu trực tiếp từ lãnh thổ Mỹ sẽ bị ảnh hưởng
theo chiều giảm nhưng nhập khẩu sẽ tăng. Các doanh nghiệp Mỹ tất nhiên sẽ tận dụng
cơ hội này, đầu tư vào TPP để làm hàng hóa rồi bán ngược trở lại Mỹ. Hơn nữa,
trụ cột của nền kinh tế Mỹ là tiêu dùng nội địa nên đây sẽ là cơ hội bùng phát
nhu cầu mạnh mẽ ở Mỹ. Điều này sẽ tạo sức hút cho cả TQ và AĐ (Ấn Độ) gia tăng
sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Ba tin rằng chiến lược “Là công xưởng của
thế giới” của TQ tới đây sẽ gặp thách thức ghê gớm từ chiến lược “Hãy sản xuất
tại AĐ” của AĐ. Trong xu thế tốc độ tăng trưởng của TQ đang giảm còn của AĐ thì
tăng, sẽ có một sự chuyển dịch đáng kể dòng vốn FDI, thay vì chảy vào TQ thì sẽ
đổ vào AĐ để làm hàng xuất khẩu vào Mỹ và thế giới. Sự dịch chuyển này cũng do
nguyên nhân từ quan hệ Mỹ – AĐ đang ấm lên còn Mỹ – TQ thì không có gì tiến triển
đặc biệt. Điều đáng lưu ý là sự cạnh tranh này của AĐ và TQ sẽ càng gây áp lực
và khó khăn lên lĩnh vực công nghiệp hàng hóa của VN. So sánh lợi thế cạnh
tranh thì VN sẽ thua xa cả hai đối thủ này. Chỉ có những doanh nghiệp nước
ngoài tại VN trong lĩnh vực này mới duy trì được lợi thế nhờ các mối liên kết với
thế mạnh sẵn có của họ từ bên ngoài. Tuy nhiên giá trị gia tăng mà quốc gia được
hưởng từ các loại doanh nghiệp này sẽ không cao vì họ luôn có khuynh hướng giữ
lại lợi nhuận bên ngoài (mà gần đây trong nước mình hay gọi là sự chuyển giá).
Các nhà máy kiểu như của Coca Cola, Samsung dù là quy mô rất lớn và tạo nên nhiều
việc làm nhưng sẽ không đóng góp được gì cho sự đột phá phát triển của VN. Còn
các doanh nghiệp trong nước làm chủ nếu có tồn tại được trong lĩnh vực sản xuất
thì cũng chủ yếu là gia công hoặc cung cấp các sản phẩm phụ trợ rẻ tiền nên giá
trị gia tăng chẳng khá gì hơn. Xét trên bình diện toàn cầu lẫn trong nước, ba
không thấy được khả năng đột phá gì cho đất nước từ công nghiệp hàng hóa. Tuy
nhiên nó vẫn sẽ là ngành có sự phát triển mạnh mẽ trong 1- năm tới nhưng sẽ là
sân chơi chủ yếu của các doanh nghiệp nước ngoài. Nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội
công việc, nhất là liên quan đến đầu tư.
Đã qua rồi nên kinh tế Nông – Công nghiệp và dịch vụ. Thời đại ngày nay là
thời đại của nền kinh tế tri thức
Ba lại thấy khả năng đột phá của lĩnh vực dịch vụ là rất lớn và có thể tạo
ra lợi thế cạnh tranh vượt trội nếu tập trung vào đặc tính kinh tế tri thức.
Con nhìn vào sự bức phá thần kỳ của Viettel trong thời gian ngắn vừa qua, đó là
một minh chứng thuyết phục cho năng lực của người Việt về dịch vụ kinh tế tri
thức trong một môi trường cạnh tranh gay gắt cả trong nước lẫn quốc tế. Nhu cầu
về dịch vụ trong nước lẫn thế giới hết sức đa dạng và liên tục tăng cao. Các
hãng như Apple, Nike thực chất là doanh nghiệp dịch vụ chứ không phải hàng hóa.
Giá trị của họ là ở khâu thiết kế, tiếp thị, làm thương hiệu, … chứ không nằm ở
dây chuyền sản xuất, lắp ráp mà hầy hết là họ thuê ngoài (out – source) ra các
nước có nhân công và tài nguyên rẻ. Kinh doanh như vậy chính là làm kinh tế tri
thức. Ngay cả các hãng sản xuất hàng tiêu dùng đại trà như P & G, Uniliver,
họ đâu có chú trọng sản xuất. Sản xuất dây chuyền chỉ là một công đoạn nhỏ ít
giá trị nên họ thiết lập các nhà máy tại chính các thị trường địa phương để tận
dụng chính sách ưu đãi, nhân công rẻ và giảm chi phí vận chuyển. Một trong những
dịch vụ vượt trội của họ là mua lại các sản phẩm đã có chỗ đứng tại các nước rồi
gia tăng giá trị cho nó bằng cách gắn thêm thương hiệu toàn cầu của họ. Thực chất
họ cũng là các doanh nghiệp dịch vụ mà giá trị lớn nhất được tạo ra từ tri thức.
Trong môi trường kinh doanh được cải cách mạnh mẽ về kinh tế và chính trị sắp tới,
ba cho rằng người Việt sẽ tìm thấy lợi thế trong lĩnh vực dịch vụ và sẽ tập
trung mạnh vào đó. Nếu VN có thêm được chiến lược quốc gia đúng đắn nữa thì dịch
vụ sẽ bùng nổ và sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực của đất nước, mang hàm lượng
tri thức cao, trong khoảng 15 năm tới. Một mũi nhọn mà chiến lược này cần đột
phá là năng lượng xanh nói riêng và tăng trưởng xanh nói chung. Như ba đã viết
cho ông nội trong các thư 32A, 37A, đây cũng chính là mũi đột phá trong chiến
lược xoay trục của Mỹ vào Châu Á TBD. Với sự hợp tác của Mỹ, VN hoàn toàn có thể
trở thành người tiên phong trong lĩnh vực này. Nó chính là một trào lưu cần phải
có của Dòng chảy Thời đại Kinh tế tri thức, đang lớn dần và đẩy kinh tế công
nghiệp của thế giới từ từ vào dĩ vãng. Sau khoảng 10 năm nữa, sự dịch chuyển
này sẽ rất mạnh mẽ, kéo theo những cơ hội công việc có thể giúp mình bức phá
ngoạn mục. Tuy nhiên, đây là những cơ hội đòi hỏi phải theo đuồi dài hơi nên vẫn
cần có ngắn nuôi dài. Thương mại, đầu tư trong công nghiệp hàng hóa là những
cái ngắn rất tốt.
Nông nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh khi có sự thay đổi lớn về quan điểm
sở hữu đất đai, chính sách hạn điền và sự ưu tiên đầu tư hạ tầng nông nghiệp.
Thiếu quan tâm nông nghiệp là một sai lầm trong thời gian qua vì chủ trương
ưu tiên cho công nghiệp. Gần đây chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của nông
nghiệp và có sự quan tâm. Nhưng ba nghĩ ngành này chỉ có thể phát triển mạnh
khi có sự thay đổi lớn về quan điểm sở hữu đất đai, chính sách hạn điền và sự
ưu tiên đầu tư hạ tầng nông nghiệp. Ba cũng cho rằng những điều này sẽ đạt được
sự tích cực trong cuộc cải cách thể chế kinh tế, chính trị đang và sẽ diễn ra
quyết liệt sắp tới. Khi ấy thì nông nghiệp mới có thể thu hút được sự đầu tư về
tiền vốn, công nghệ và chất xám để tái cấu trúc lại toàn bộ cách thức sản xuất
nông nghiệp một cách quy mô và hiện đại. Nếu nông nghiệp VN không biến đổi tốt
thì cũng không thể có được nguồn dịch vụ và công nghiệp phát triển tốt được. Vì
tới hiện nay vẫn còn khoảng 70% dân số sống ở nông thôn và phụ thuộc vào những
công việc về nông nghiệp, nếu lực lượng này không tăng được thu nhập lên đủ đề
đầu tư vào giáo dục cho con cái thì đất nước mình sẽ không lấy đâu ra nguồn
nhân lực chất lượng cho dịch vụ và công nghiệp. Số công nhân từ nông dân trên
những vùng đất được biến thành nhà máy, khu công nghiệp trong thời gian qua
không có sự chuyển đồi gì về chất cả. Họ cũng tiếp tục làm những công việc giản
đơn không đòi hỏi có tri thức. Vì thế mà sự chuyển dịch kinh tế nông nghiệp
sang công nghiệp vừa qua chưa tạo ra được sự thay đồi gì đáng kể về hiệu suất
lao động, làm sự tăng trưởng quốc gia chưa bền vững. Do đó chiến lược quốc gia
phải đột phá vào nông nghiệp trước tiên. Từ đầu năm 2014 đến nay, ông Thủ tướng
VN có nhiều phát biểu đúng đắn về nông nghiệp, vấn đề chắc phải còn chờ tháo gỡ
các nút thắt cổ chai thì mới có thể thực hiện được các quan điểm đó. Nhưng đây
là việc bất buộc, nếu không làm được thì cả nền kinh tế của VN sẽ vẫn kém chất
lượng, hiệu suất thấp và giá trị gia tăng không đủ trả cho sự hủy hoại môi trường.
Nên ba tin rằng nó sẽ được đột phá thành công đầu tiên trong cuộc chuyển mình tới
đây của đất nước, giống như người Nhật đã tập trung hiện đại hóa nông nghiệp
trong 10 năm đầu tiên của cuộc Minh Trị Duy Tân dẫn đến cuộc chuyển mình vĩ đại
của họ giữa thế kỷ 19. Con người luôn là yếu tố quyết định. Nguồn nhân lực của
một quốc gia mà không có chất lượng, có tri thức thì quốc gia ấy không thể phát
triển tốt đẹp được cho dù nó có một nhóm lãnh đạo tinh hoa đi nữa. Rất nhiều
người học hành giỏi giang nhưng vẫn mắc sai lầm cho rằng kiến thức của mình sẽ
dễ dàng truyền đạt hoặc áp đặt xuống cho mọi người nếu mình nắm quyền lực. Nói
gì thì nói, có thực mới vực được đạo, gia đình nông dân phải giàu có, ít ra là
khá giả lên thì con cái họ mới được học hành tử tế. Không thể chỉ tự hào và
trông chờ vào những trường hợp hiếm hoi nhà nghèo hiếu học để tin rằng nguồn
nhân lực VN sẽ có tri thức. Mấy ngàn năm rồi chúng ta không thiếu những tấm
gương như vậy, nhiều người trong đó đỗ đạt làm quan, trở thành những người nổi
tiếng nhưng đất nước mình vẫn nghèo và lạc hậu, bị trải qua những thời kỳ nô lệ
đen tối. Hàng triệu người thì mới có được một, hai người, làm sao mà đủ sức
thay đổi được số phận cả một dân tộc. Con đồng ý hôn? Ba không nhìn thấy được
cách nào khác để phát triển được nguổn nhân lực có tri thức cho VN bước nhanh
và chắc vào nền kinh tế tri thức ngoài cách đột phá mạnh mẽ vào nông nghiệp cả.
Người nông dân VN rất cần cù và chịu khó, chỉ cần gặp được những điều kiện đúng
đắn thì họ sẽ bứt phá cho mà thấy, các ngành công nghiệp gia công chẳng là gì với
họ đâu. Nhưng lâu nay họ không được tạo những điều kiện như thế, những nguồn đầu
tư quốc gia được tập trung chủ yếu cho hạ tầng công nghiệp mà lại không tạo ra
được giá trị cao. Ba tin rằng sự ưu tiên này sẽ thay đổi, tập trung vào cho
nông nghiệp trong 10 năm tới. Việc này sẽ tạo nên những cơ hội công việc về
thương mại, đầu tư hấp dẫn.
Nhìn chung, Dòng chảy Thời đại sẽ thúc ép những cải cách mạnh mẽ về kinh tế
lẫn chính trị và sẽ dẫn đến một giai đoạn đột phá kinh tế mạnh mẽ chỉ trong một
vài năm nữa. Nó sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sâu sắc (dramatic shift) cấu trúc
kinh tế VN và tạo ra rất nhiều cơ hội, hơn hẳn giai đoạn đổi mới gần 30 năm
qua. Thực ra giai đoạn này chỉ mới là một sự tập dượt, chưa thể gọi là một sự đột
phá đúng nghĩa. Ba dám nói rằng VN bây giờ, một là đột phá, hai là sụp đổ, chứ
không có chuyện trùng trình đâu. Đương nhiên chẳng ai muốn lựa chọn khả năng thứ
hai trừ khi không nhìn thấy. Nhưng ba tin là người dân đã thấy được và đang đòi
hỏi cuộc Đổi mới sắp tới phải đột phá toàn diện. Những người có trách nhiệm, giới
tri thức và chính giới cũng đã thấy rõ và biết phải làm gì. Cựu Thỉ tướng Anh Tony Blair trong chuyến
thăm VN khoảng 10 ngày trước đã phát biểu rằng không có cuộc cải cách nào mà
không gặp phải sự kháng cự quyết liệt. Con hãy tìm đọc các tài liệu về thời cải
cách của bà đầm thép Thatcher từ 1979 để thấy sự chống đối những xu hướng đổi mới
ở Anh ghê gớm như thế nào. Đây là những kiến thức rất hữu ích cho con và công
việc của con sắp tới. Nước Anh trải qua mấy thập kỷ khủng hoảng và trì trệ vì
sai lầm trong việc lựa chọn đường lối phát triển. Bà Thatcher đã thành công đưa
nước Anh vào một con đường mà sau đó đã dẫn tới những thành tựu rực rỡ. Thế
nhưng lúc ban đầu, bà bị chống đối và cả chống phá dữ dội, không chỉ từ các đảng
đối lập mà từ chính trong nội bộ đảng Bảo thủ của bà, từ những người đã từng là
bạn bè thân hữu của mình. Lúc đó ít ai nghĩ một phụ nữ xinh đẹp như Thatcher có
thể vượt qua được. Vậy mà bà đã thành công ngoài sức tưởng tượng . Thành tựu của
bà là một cuộc cải cách toàn diện về chính trị lẫn kinh tế cùng với các mặt văn
hóa, giáo dục, … VN mình tới đây muốn thành công thì cũng phải cải cách như vậy
thôi. Hôm qua (17/3/15) tại Sydney, ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rằng: VN sẽ
cải cách toàn diện về thế chế kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền
để bảo đảm và phát huy mạnh mẽ quyền tự do về kinh tế lẫn chính trị để tạo động
lực phát triển nhanh cho nền kinh tế VN. Sau kỳ Đại hội XII đầu năm 2016 này của
ĐCS, con sẽ thấy xu thế này nổi lên mạnh về chính trị.
19/3
Con cũng sẽ chứng kiến những sự thay đổi chưa từng có tại VN. Nhưng như ba
đã viết nhiều lần, đó là một sự thay đổi về nội dung chứ không phải hình thức –
một cuộc cải cách thực chất. Giống như cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật hay các cuộc
cải cách ở Anh, hình thức chế độ chính trị của họ chẳng mấy thay đổi nhưng thực
chất nền dân chủ của xã hội đã biến đổi sâu sắc dựa trên nền tảng QCN. Đó sẽ là
một sự thay đổi bằng Dòng chảy để cuốn mọi thứ theo quy luật, nhờ vậy mà tích hợp
và cộng hưởng được năng lượng trên Dòng chảy để bồi đấp phù sa cho phát triển
chứ không phải là sự phun trào năng lượng tích chứa để hủy diệt rồi chật vật từ
đống tro bụi, cuối cùng lặp lại bình mới rượu cũ. Đây là những con đường của Ai
Cập, của Ucraina chứ không phải con đường của VN mình.
Con đường VN là con đường khoa học, không hận thù, là con đường của Dòng chảy
của Thời đại – Thời đại kinh tế tri thức hay Thời đại QCN chỉ là một mà thôi.
Như thư 37A ba viết. VN đã đặt những bước chân đầu tiên vào con đường này, phần
còn lại sẽ chảy theo quy luật thôi, không thể đảo ngược được. Dọc trên Dòng chảy
là gì và sẽ dẫn đến đâu thì ba đã viết rất nhiều trong các thư trước rồi, cần
thì con tìm đọc lại nha. Ba cũng đã thấy những con người sẽ làm nên lịch sử, lịch
sử của một cuộc chuyền mình vĩ đại đã xuất hiện vào đúng thời khắc lịch sử. Như
ba vừa viết trong thư 39A về một quy luật từ Thuyết tiến hóa Darwin: khát vọng
ngàn năm được lưu giữ và lưu truyền bằng bản năng người qua bao thế hệ, đợi gặp
đúng điều kiện thì bản năng ấy sẽ trỗi dậy mạnh mẽ và biến thành sức mạnh của ý
thức để hoàn thành khát vọng. Ba hiểu rõ quy luật ấy nên biết được điều kiện đó
là gì và thúc đẩy nó để góp phần hiện thực hóa khát vọng Rồng Tiên của dân tộc
như phát biểu sứ mệnh ba đã viết trong thư 29A. Cái gì cũng tồn tại theo quy luật,
không phải ngẫu nhiên mà dân tộc ta có tên Lạc Hồng (nghĩa là Dòng chảy Khoa học)
và có huyền sử Rồng Tiên lưu truyền hơn 4000 năm. Đó là khát vọng đã tồn tại ngần
ấy thời gian bất chấp những giai đoạn tăm tối bị vùi lấp kéo dài hàng trăm,
hàng ngàn năm. Khát vọng ấy đã và luôn hiện hữu trong bản năng của bất kỳ ai
mang dòng máu Lạc Hồng. Cho dù có nhiều lúc họ phải bằng cách này hoặc cách
khác vì bản năng sinh tồn, nhưng bản năng Rồng Tiên vẫn luôn túc trực và sẵn
sàng trỗi dậy bất kỳ lúc nào hội đủ điều kiện. Thời điểm ấy chính là thời khác
lịch sử mà ba vừa đề cập. Rồi con sẽ thấy sẽ có rất nhiều, rất nhiều người xuất
hiện với cùng một sứ mệnh để đóng góp vào thời khác ấy – chính là sự hội tụ của
những dòng năng lượng cùng tần số, cả trong lẫn ngoài nước. Vì vậy sự xuất hiện
của những người làm nên lịch sử là tất nhiên thôi, tự nhiên theo quy luật. Họ sẽ
lập nên công trạng to lớn được lịch sử ghi danh. “To everything there is a
season and a time to every purpose under the heaven” – Một câu trong Kinh Thánh
mà ba rất thích và tin: “Cái gì cũng có một mùa và một khoảng thời gian tương ứng
với mục đích của nó dưới trần gian”. Mọi sự tồn tại đều có nguyên cớ của nó, vì
vậy mà Đạo Ki – tô hướng người ta đến tương lai và bỏ lại đằng sau sự hận thù.
Đạo Phật cũng vậy, oán thù sẽ gieo tiếp oán thù nên mãi không bao giờ dứt được,
nên khuyên người ta cần chấm dứt nó bằng lòng vị tha để sống trọn với hiện tại
và đừng bao giờ ngoảnh lại quá khứ mà tự thiêu đốt chính mình. Rồi con sẽ thấy,
tại bước ngoặc lịch sử này của đất nước, những người đến từ những quá khứ khác
nhau sẽ cùng nhau làm nên lịch sử của hiện tại và tương lai ngời sáng. Thách thức
lớn nhất hiện nay cho công cuộc này là đòi hỏi sự hiểu biết để thiết kế một lộ
trình để mọi nguồn năng lượng khác nhau sẽ tuôn trào vào Dòng chảy với một lưu
lượng thích hợp và để chuyển hóa các năng lượng tích chứa từ hận thù, không
phun trào thiêu đốt mà thành những nguồn năng lượng hòa hợp để xây dựng. Cái
này rất khó nhưng đều có thể làm được nếu hiểu biết quy luật và tôn trọng sự
khác biệt.
Dấu hiệu tích cực
Gần đây ba nhận thấy một số dấu hiệu tích cực. Trong các bài báo trên Nhân
Dân hay phóng sự trên VTV nói về ngày 30/4 không còn dùng các từ ngụy quyền Sài
Gòn, ngụy quân tay sai như các năm trước nữa, thay vào đó là Chính quyền Sài Gòn,
quân đội VNCH. Thư 36A ba đã nhận định rằng ĐCSVN đang chuyển dần mục tiêu từ độc
tôn lãnh đạo sang cầm quyền vững mạnh. Xu hướng này đang ngày càng rõ ràng và
là hệ quả tất yếu của việc tôn trọng QCN. Đảng cầm quyền (ruling party) thì phải
chấp nhận cạnh tranh, phải thuyết phục người dân để duy trì sự cầm quyền nhằm
phục vụ nhân dân, qua đó đạt được lợi ích chính đáng cho mình. Đảng lãnh đạo
(leading party), cách thức này sắp kết thúc vai trò của lịch sử của nó tương ứng
với mục đích tồn tại của nó đối với một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.
Lịch sử sẽ sang một trang mới của một phương thức mới, không phủ định ai cả, mà
sẽ trao cơ hội công bằng cho tất cả. Ba đoán từ 2016 trở đi sẽ có những cuộc tổng
tuyền cử tự do. Với sự chủ động thay đồi như vậy, ĐCSVN sẽ duy trì được lợi thế
để thúc đẩy xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như ba đã viết nhiều lần,
định hướng này cũng tương tự như định hướng dân chủ xã hội (tên ban đầu là xã hội
chủ nghĩa dân chủ) rất phổ biến và thành công ở nhiều nước Bắc Âu như Na Uy,
Đan Mạch, Thụy Điển, … Đây là những nước có mức độ tôn trọng QCN đứng đầu thế
giới, vì vậy mà thu nhập bình quân đầu người cũng hàng đầu thế giới. Đường lối
dân chủ xã hội có nguồn gốc từ chủ nghĩa Mác và được thực hiện bằng những cuộc
cải cách dựa trên nền tảng QCN để thay đổi thực chất nền dân chủ của xã hội. Đường
lối này luôn tránh xa các cuộc cách mạng bằng bạo lực, lật đổ mà thật ra chỉ là
sự thay đổi hình thức của chế độ chính trị, rồi “mèo vẫn hoàn mèo”. Do đó con
thấy các nước Bắc Âu nói trên đều giữ nguyên hình thức quân chủ lập hiến từ xưa
đến nay, nhưng thực chất của xã hội thì thay đổi và phát triển nhanh chóng, thuộc
hàng văn minh nhất thế giới. Các đảng Dân chủ Xã hội (có nguồn gốc từ trường
phái Mac – xít xã hội chủ nghĩa dân chủ) cầm quyền gần như liên tục sau Thế chiến
II đến giờ nên đã thúc đầy thành công định hướng xã hội theo đường lối dân chủ
xã hội ở các nước này. Đó là cách thức cầm quyền để thực hiện thành công một lý
tưởng, một định hướng xã hội nào đó của một chính đảng. Thành công vì nó thuận
theo các quy luật phát triển như kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền. Gắn
tên của định hướng xã hội vào các quy luật này chẳng giúp gì cho việc hoàn
thành định hướng ấy cho xã hội.
Lúc nãy xem thời sự 19h trên VTV, lần đầu tiên ba nghe ông CTN Trương T ấn Sang
nhắc đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền mà không gắn thêm vào từ xã hội chủ
nghĩa. Vài tháng gần đây ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thường xuyên đề cập
việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, chứ không phải là kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại buổi họp Chính phủ cuối tháng 2/2015, ông ấy
còn giải thích rất chính xác là: nền kinh tế thị trường là trước tiên phải tuân
thủ quy luật kinh tế thị trường, còn định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng
của xã hội. Nhận thức của các ông ấy rất đúng đắn và quý giá. Đó là những chỉ dấu
cho thấy những cuộc cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa,
… Sắp tới đây sẽ theo hướng thực chất, tôn trọng quy luật phát triển, cho nên
phải tôn trọng và bảo vệ trên hết QCN – nền tảng của mọi quy luật phát triển
như ba đã phân tích nhiều lần. Cho nên ba tin rằng cuộc Đổi mới tới đây sẽ là một
sự thay đổi rất sinh động và tốt đẹp nền chính trị VN. Đó là cách thay đổi tốt
đẹp nhất. Sẽ có người cho là ba quá lạc quan. Nhưng niềm tin của ba không chỉ dựa
trên tích tất yếu của quy luật, mà còn dựa vào những dự cảm đặc biệt. Ba biết rằng
con thường đồng cảm với ba mà, phải hôn ?
22/03/2015
Chiến lược ngoại giao của VN cũng sẽ thay đổi rất tích cực.
Đây có lẽ là điều con quan tâm nhất phải hôn, vì liên quan đến ngành học của
con. Thực ra chiến lược này đã bắt đầu thay đổi rồi, 1-2 năm tới thì con sẽ thấy
được sự biến đổi trên bề mặt của nó tạo ra những hiệu ứng xứng tầm toàn cầu. Nó
đang trong giai đoạn chuyển đổi về chất. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh từ cuối
năm ngoái đã nhiều lần tuyên bố rằng VN sẽ chuyển từ tích cực hợp tác và hội nhập
quốc tế sang chủ động dùng ngoại giao can dự để tạo lợi thế và lợi ích quốc
gia. Điều này cũng có nghĩa rằng VN sẽ chấp nhận ngoại giao can dự như một cách
chơi đương nhiên trên sân chơi chung – tức là chuẩn mực và luật pháp quốc tế.
Con hãy đọc kỹ lại thư 34A, ba đã phân tích rõ về chính sách ngoại giao can dự,
so sánh với chính sách ngoại giao chống can thiệp đã không còn phù hợp của
ASEAN. Thế giới toàn cầu hóa ngày càng liên thuộc (inter-dependent) và tiến
nhanh đến các cộng đồng, các liên hiệp quốc gia rộng lớn. Không chấp nhận ngoại
giao can thiệp cũng đồng nghĩa với việc tự cô lập mình, bị bỏ lại hoang đảo
trong khi chuyến tàu của thời đại đang tiến nhanh trên Dòng chảy mới. Rất hay
là ngành ngoại giao VN đã sáng suốt và kịp thời bắt được chuyến tàu vận hội đó.
Quan sát con sẽ thấy sự dịch chuyển chiến lược ngoại giao của VN tới đây như ba
nói rõ ràng hơn. Tại chuyến thăm Úc và New Zealand của Thủ tướng VN từ
17/10/2015 cũng đã thể hiện xu thế ngoại giao này. VN hoan nghênh sự can dự sâu
rộng hơn của hai nước này vào vấn đề Biển Đông và Châu Á TBD nói chung nhằm bảo
đảm cho an ninh, hòa bình và thịnh vượng của khu vực, và tất nhiên nhằm tăng cường
sức mạnh phòng vệ của VN trước sự đe dọa ngày càng tăng từ TQ. Đồng thời VN cũng
sẽ tham gia mạnh mẽ hơn vào các hoạt động thuộc sứ mạng gìn giữ hòa bình của
LHQ, chính là sự can dự của VN vào các vấn đề quốc tế. Ba đánh giá rất cao các
bước đi này. Nó vừa tạo ra chính nghĩa, vừa tạo ra cái cớ chính đáng để Úc và
New Zealand hợp tác và hỗ trợ VN tăng cường năng lực quốc phòng. Sắp tới nhiều
nước khác cũng sẽ làm tương tự cới VN như Nhật. Các phát biểu chính thức của
ông Dũng tại chuyến công du trên cũng không nhắc tới cụm từ “không can thiệp nội
bộ” Khi nói về sự phát triển quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Ngày
15/3/2015 Bộ trưởng công an VN đến Mỹ và hội đàm với phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ
phụ trách Đông Á và Chấu Á TBD. Phía VN hoan nghênh chiến lược xoay trục của Mỹ
vào khu vực này vì hòa bình và thịnh vượng trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ
và luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị. Cũng không đề cập đến “không
can thiệp công việc nội bộ” như trước đây nữa. Bước chuyển này của ngoại giao
VN sẽ dẫn đến nhiều thay đổi tích cực về kinh tế, chính trị của nước mình chỉ
trong 1 – 2 năm tới thôi. Cục diện khu vực và thế giới cũng sẽ thay đổi sâu sắc
bởi chính sách can dự mạnh mẽ của Mỹ vào Châu Á TBD mà con sẽ thấy trọng tâm của
nó là VN. Tháng 11 năm ngoái Obama đã tuyên bố rằng đang tìm kiếm những cơ hội
để hợp tác và can dự sâu rộng hơn với VN khi nói về tiến trình xoay trục.
23/3
Một điều quan trọng mà ba phải nhấn mạnh lại một lần nữa với con và tất cả
các con cháu là: một quốc gia có tốt đẹp được hay không là do nội lực của nó
quyết định, chứ không phải do ngoại lực. Nội lực thông minh sẽ làm cho ngoại lực
phục vụ cho lợi ích quốc gia và hạn chế những tác động tiêu cực. Sự thông minh
đó là biết tạc ra sự hợp lực để hai bên cùng thắng, không tạo nên sự đối kháng.
Một nguy cơ về nhận thức ba thấy phổ biến ở nhiều nước tương tự VN mình là nhiều
người chỉ biết trông chờ vào ngoại lực, nghĩ ngoại lực đương nhiên sẽ mang đến
những điều tốt đẹp. Từ đó họ đồng nghĩa Mỹ là luôn tốt. Đây là nguồn gốc tai họa
nhất của sự lệ thuộc dẫn đến sự chậm tiến. Chỉ có mình mới có thể làm cho mình
tốt đẹp, ngay cả trong phạm vi một gia đình. Cha mẹ không thể làm cho con cái tốt,
khỏe nếu chúng không tự biết chăm lo cho mình. Cha mẹ chỉ có thể là người hỗ trợ.
Nhiều người không hiểu nên làm thay mọi việc cho con, kể cả cho chúng thật nhiều
tiền, cuối cùng biến chúng thành những kẻ lệ thuộc và hư hỏng. Trong gia đình
còn vậy, đừng nói đến quốc gia và toàn cầu. Người thông minh sẽ biết cách sử dụng
năng lượng của người khác. Người giỏi nhất là biết cách làm như thế tốt nhất để
tạo nên lợi ích cho mình và cho những người trao năng lượng cho mình. Đây là một
chủ đề mà ba sẽ viết cho các con cháu. Ba còn nợ nhiều đề tài quá, hì hì.
Có một loại công việc mà ba nghĩ con có thể thích trong giai đoạn khởi sự mới
ra trường. Đó là ngoại giao kinh tế. Nhưng đây là công việc kinh doanh chứ
không phải việc ngoại giao của các chính phủ để hỗ trợ phát triển kinh tế. Ở VN
đã có Văn phòng Tony Blair (T.B Office – TBO) chính là hoạt động về ngoại giao
kinh tế. Thực chất là họ cung cấp các dịch vụ vận động, tư vấn chính sách đầu
tư, thương mại ở tầm vĩ mô. Loại hình này đang rất cần và sẽ phát triển mạnh ở
VN trong 1 – 2 năm tới để phục vục cho một sự hội nhập sâu rộng của VN với thế
giới theo xu hướng của Dòng chảy. Hình như bà Charlence Barkskerfy (có thể ba
viết không chính xác tên) – nguyên Đại diện thương mại Mỹ cũng đã thiết lập hoạt
động này tại VN để hỗ trợ cho Chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào VN
sắp tới. Con hãy từ từ tìm hiểu mô hình kinh doanh này nhe. Nó có thể tạo cho
con những cơ hội việc làm rất hay đó. Dịp khác ba sẽ viết thêm về nó.
24/3
Sau khi viết cho con thì cách đây vài ngày FED đã công bố sẽ tăng lãi suất
USD rồi. Thời sự TV lúc nãy cũng bảo AĐ đang cạnh tranh quyết liệt với TQ về sản
xuất chế tạo. ADB dự báo tốc độ GDP AĐ năm nay sẽ vượt TQ. Còn chỉ số sản xuất
chế tạo của TQ rơi xuống thấp nhất 11 tháng qua. Ngày 20/3 tại NZ, ông Dũng cũng
kêu gọi doanh nghiệp nước này đầu tư vào nông nghiệp VN và cam kết sẽ tháo các
nút thắt và tập trung đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp. Hè hè. Cô Hai bảo ba là
nhà tiên tri nhưng ba chẳng thích nó tí nào, hì hì.
Con có một ước mơ
Từ trong timTừ dòng sữa mẹ
Từ những dòng thơ ba thao thức quê hương,
những dòng đời còn nhiều trăn trở
Và những dòng sông còn chưa ra biển cả.
Ước mơ Việt
Giữa miền đất hứa bao la
Chứa chan bao kỷ niệm giảng đường,
Giữa những cuộc đời trải rộng
Và những giấc mơ Mỹ của bao người.
Nhưng ba ơi !
Trái tim con không thuộc về nơi ấy
Con là
Của em thơ luôn chờ con trò chuyện
Của con đường ba đã mở trầy vai
Và của những khát khao vọng về từ ngàn năm nguồn cội.
Ba có một giấc mơ
Con bước đi trên Con đường rộng mở
Bay lên giữa bầu trời tự do
Lướt nhanh trên những dòng sông đều vươn ra biển lớn.
Giữa đất trời bao la
Cây cỏ ngát xanh
Hoa lá vươn mình che chở những giọt sương mong manh
Nắng ban mai như thầm hiểu
Nép mình qua các răng mây lững thững, đồng tình.
Những giọt sương bé nhỏ
Lăn tăn giữa muôn sắc màu thân thiện
Không còn sợ, cố vương mình đón từng tia nắng ấm
Và gửi mình vào không khí dịu thơm
Hẹn đêm lại về, tíu tít với muôn hoa.
Những chú hoàng yến xinh xinh
Lanh lảnh vang vọng khắp núi rừng
Hát cho cây cỏ, cho mùa xuân và những hạt sương li ti
Cho những gì chim yêu và thích
Bằng lời ca mình thích và yêu
Không còn những chiếc lồng cao sang quyền quý
Và những cánh diều hâu giấu mình sau những tán cây xanh.
Ngày đó không xa
Ngày con về trên Con đường Việt
Tung tăng với hành trang nhẹ gánh
Trao quê hương tình yêu và sức trẻ
Trao mẹ hiền những hạt dẻ Lọ Lem
Cho khát vọng không còn là cổ tích
Cho Việt Nam hóa thành giấc mơ Mỹ
Cho ước mơ cất cánh cuộc đời con –
Cô gái phương Đông đẹp rạng ngời.
25/3
TB: Bé Quân đừng có cười tác phẩm hội họa này
nghen, hì hì. Hôn con gái nhỏ và mẹ
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire