Nguyễn Đăng Hưng,
LỜI DẪN
Một tuần sau
thời hạn tự ứng cử đại biểu quốc hội chấm dứt, tôi quyết định công bố hồ sơ
này. Tôi đã ngần ngại không muốn đăng tải quá sớm, tôi không muốn làm nãn lòng
những công dân Việt Nam, ý thức được quyền công dân của mình và sẳn lòng dấng
thân cho việc nước. Trong thâm tâm, tôi rất ủng hộ phong trào tự ứng cử vì tôi
cho rằng đây là một cuộc tập dợt thực thi dân chủ của xã hội dân sự, qui mô
càng lớn thì càng tốt cho nền dân chủ Việt Nam, cho sự phát triển bền vững của
đất nước.
Nay danh
sách chính thức của các thành viên ứng cử quốc hội đã được công bố, tôi thấy
đây là thời đểm hợp lý nhất cho việc đăng tải hồ sơ này.
Phải chăng
đây là một kinh nghiệm ít có, lần đầu tiên năm 2007 một Việt Kiều mới hồi hương
quyết đi tự ứng cũ quốc hội.
Tôi mong hồ
sơ này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc, nhất là các thành vị mới tự
ứng cử Quốc hội khóa XIV, 2016.
Hồ sơ hôi
dài, xin đúc kết ở đây cảm nghỉ chính về tính dân chủ trong tổ chức bầu cử quốc
hội Việt Nam cho đến năm 2016 vẫn giữ y như cũ:
“ Đợt bầu cử quốc hội khóa XII năm
2007 tôi đã tham gia lần đầu tiên như trên đã nói với tư cách một ứng viên,
nhưng cũng với tư cách là một cử tri. Tháng 5/2007 đi bầu cử tại quận 3 TP.
HCM, điều làm tôi rất đỗi nhạc nhiên là tại trạm bầu cử, ban kiểm soát không hề
đòi tôi xuất trình chứng minh nhân dân (CMNN). Tôi chỉ cần xuất trình thẻ cử
tri được gởi đến địa chỉ hộ khẩu của tôi, (tôi gắn bó với gia đình một người
học trò cho tôi tá túc hộ khẩu). Tôi ngạc nhiên vì tại Việt Nam, ai cũng biết
việc xuất trình giấy này là bắt buộc trong bất cứ tình huống nào, trong bất cứ
giao dịch dân sự nào. Thế mà trong tình huống trọng đại nhất: chọn lựa người
đại biểu trong cơ quan quyền lực tối cao là quốc hội, người ta lại không đòi
hỏi cái giấy ấy. Tại Bỉ, ngược lại, trong giao dịch dân sự, việc xuất trình thẻ
căn cước (carte d’identité, tương đương với CMNN) là rất hiếm hoi. Nhưng ngày
bầu quốc hội (tôi đã đi bầu cho đến nay trên mười lần), việc này là điều tiên
quyết. Tại Bỉ, tên và hình trên thẻ căn cước phải trùng hợp với trên thẻ cử tri
nếu không, công dân không được bước vào phòng bỏ phiếu. Ngoài ra tôi cũng thấy
tại quận 3, TP HCM, ngày bầu cử, nhiều người mang một chồng thẻ cử tri đi bầu
giùm cho thân nhân vắng mặt. Việc này không nhỏ. Nó nói lên tính thiếu nghiêm
túc trong việc tổ chức bầu cử và ảnh hưởng của sự lơ đễnh khó hiểu này là kết
quả bầu cử sẽ có thể rất tùy tiện.
Hội nghị
hiệp thương 3 để chốt lại danh sách bầu cử thực chất là một sự can thiệp tùy
tiện khác, vi phạm quyền tự do ứng cử của công dân mà hiến pháp đã thừa nhận.
Ngay chữ hiệp thương cũng thiếu chính xác vì đây không phải là sự bàn bạc giữa các
đối tác để đi đến thỏa thuận mà là một quyết định đơn phương và đối tượng
chính, người tự ra ứng cử, không hề được tham khảo ý kiến, thực thi quyền được
bảo vệ hồ sơ cá nhân. Ngày nào còn tồn tại kiểu hiệp thương này thì ngày ấy câu
nói thường được nghe từ dư luận “đảng cử dân bầu” còn thể hiện phần lớn sự
thật.
Việc phân bổ
ứng viên về các địa bàn điện phương lại là một biện pháp tùy tiện khác. Quyền
ra ứng cử của công dân cần gắn liền với quyền tự do chọn lựa địa bàn ra ứng cử.
Việc tổ dân
phố bình chọn một người có được ứng cử hay không cũng là một biện pháp đi ngược
lại với quyền tự do ứng cử của công dân. Ông Nguyễn Xuân Huy một cử tri năm
2007 có lý khi cho rằng “tổ dân phố không phải là một đơn vị hành
chính, chỉ là một tổ chức nhân dân, thử hỏi lấy quyền gì mà cho hay không cho
một người ứng cử?”. Tại Bỉ, luật bầu cử cũng có những biện pháp ngăn ngừa
những ứng viên quậy phá nhiễu nhương, nhưng họ làm cách khác. Ứng viên phải có
danh sách chữ ký ủng hộ hoặc của ít nhất 200 công dân lương thiện, hoặc của ít
nhất ba dân biểu quốc hội khóa cũ”.
Xin xem chi
tiết ở đây:
Thân chào,
NĐH
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire