"Từng làm lãnh đạo mà lại vi phạm Luật
công chức. Đó là điều không thể chấp nhận được, thể hiện sự tha hóa tương đối
phổ biến gần đây".
bỏ trốn,bỏ trốn,bỏ trốn... |
Thời gian
vừa qua dư luận không khỏi xôn xao trước việc hàng loạt cán bộ của Bộ Công
Thương viện cớ ra nước ngoài rồi bỏ trốn.
Mới đây, ông
Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí (đơn vị thành
viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đã nhận quyết định kỷ luật về Đảng cũng như
kỷ luật lao động do đi Singapore, vắng mặt nhiều ngày tại cơ quan.
Nhiều điểm trùng hợp đáng ngờ
Cách đây
không lâu, Bộ Công Thương đã quyết định kỷ luật “buộc thôi việc” đối với ông Vũ
Đình Duy, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem),
nguyên Tổng giám đốc PVTex bởi ông Duy đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động
và vi phạm quy định về quản lý đoàn đi nước ngoài.
Trước
đó, Trịnh Xuân Thanh, một cựu cán bộ của Bộ Công Thương, sau khi được
luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã bị phát hiện có những dấu
hiệu vi phạm pháp luật. Trong khi chờ xem xét, kỷ luật ông này đã bỏ trốn ra
sang châu Âu.
Trao đổi với
Đất Việt về vấn đề này, bà Trần Thị Quốc Khánh, ĐBQH Hà Nội cho rằng giữa những
cán bộ này có nhiều điểm chung đáng nghi ngờ cần phải điều tra, làm rõ.
Trịnh Xuân Thanh, nguyên cán bộ Bộ Công Thương đã bỏ trốn ra nước ngoài |
“Thứ nhất,
có điểm trùng hợp là những người này cùng làm trong cơ quan về dầu khí của Bộ
Công Thương. Thứ hai việc bỏ trốn xảy ra sau khi dư luận có những ý kiến
về những vấn đề tiêu cực trong điều hành quản lý. Tôi cho rằng chắc chắn những
người này có liên quan đến nhau.
Thứ ba, tôi
cho rằng có thể tồn tại đường dây bao che lẫn nhau. Những người này đi theo
cách đó để tránh trách nhiệm, tránh sự hỏi han, truy tìm của các cơ quan quản
lý nhà nước. Hoặc cũng có thể do những người lãnh đạo muốn trốn tránh việc bị
cấp dưới khai ra nên đã dùng mọi cách để đưa cấp dưới ra nước ngoài”, bà Khánh
nói.
Theo bà
Khánh, những người này không hiểu về pháp luật nên đã làm sai rồi lại bỏ trốn
ra nước ngoài, không hợp tác với cơ quan điều tra. Điều này dẫn đến tình trạng
sai càng thêm sai.
“Những người
trong gia đình có cán bộ bỏ trốn phải hiểu biết về pháp luật. Họ phải có trách
nhiệm cùng cơ quan nhà nước khuyên bảo để các cán bộ bỏ trốn về trình diện
trước cơ quan điều tra. Không nên chạy trốn đi đâu cả mà nên thể hiện một sự ăn
năn, xám hối và thành tâm hợp tác với cơ quan tư pháp thì tội nặng có thể
thành nhẹ”, bà Khánh nhấn mạnh.
Trong khi
đó, đưa ra quan điểm về việc này, ông Nguyễn Minh Quang - Nguyên Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra trung ương nhận định, trước hết những cán bộ của Bộ Công Thương
đã vi phạm nghiêm trọng Luật cán bộ công chức.
“Đây là một
sự tha hóa xảy ra tương đối phổ biến thời gian gần đây. Đặc biệt những trường
hợp này lại xảy ra ở Bộ Công Thương và bản thân những cán bộ đã từng quản lý
nguồn vốn của nhà nước không hề nhỏ. Dư luận hiện nay đang nói những nguồn tài
chính đó có vấn đề, chưa sử dụng đúng.
Các cán bộ
trên bỏ đi và không thực hiện đúng kỷ luật lao động, vi phạm Luật công chức.
Anh từng là lãnh đạo mà lại vi phạm Luật công chức, điều đó là không thể chấp
nhận được. Việc này chứng tỏ quá trình quản lý còn lỏng lẻo, hệ quả của cán bộ
thoái hóa biến chất. Quản lý giáo dục cán bộ ở Bộ đó có vấn đề, dù kiểm tra,
giám sát nhưng không phát hiện được sai phạm”, ông Quang nêu quan điểm.
Ông Quang
chia sẻ thêm, trước hết Bộ Công Thương cần xử lý nghiêm những cán bộ này về mặt
Đảng, về Luật công chức, rồi sau đó tiến hành phối hợp cùng các cơ quan khác
trong việc truy tìm theo tinh thần “sai phạm đến đâu, xử lý tới đó”.
Quá nhiều lỗ hổng
Phân tích
nguyên nhân để xảy ra tình trạng nhiều cán bộ đồng loạt bỏ trốn khi phát hiện
sai phạm, ông Quang cho rằng vấn đề chính nằm ở chỗ luật pháp của Việt Nam còn
nhiều lỗ hổng, chưa thật sự chặt chẽ.
Theo ông
Quang, đã là viên chức nhà nước thì hàng năm đều có chế độ nghỉ phép. Việc cán
bộ đi ra nước ngoài thăm người thân hay đi thăm quan học hỏi trong thời gian
này Bộ Công Thương không thể kiểm soát được.
“Bộ hay các
cơ quan chủ quản không thể cấm nhân viên đi ra nước ngoài. Nếu bắt lãnh đạo
quản lý, giám sát 24/24h thì không thể làm được. Họ chỉ có thể quản lý, giám
sát trong giờ hành chính, còn ngoài thời gian trên là lựa chọn của cán bộ, viên
chức. Hơn nữa, thủ tục xuất nhập cảnh hiện nay cũng rất dễ dàng, chỉ cần hộ
chiếu phổ thông.
Vì vậy để
quy trách nhiệm trong trường hợp này rất khó. Có chăng chỉ có sự liên hệ gián
tiếp. Ở đây lãnh đạo quản lý cán bộ nhưng để cho cấp dưới vi phạm kỷ luật lao
động, tức là sự quản lý, giáo dục đạo đức chưa đến nơi, đến chốn. Chỉ có thể
nhắc nhở ở điểm như vậy thôi”, ông Quang nhấn mạnh.
Theo ông
Quang, đối chiếu theo các quy định hiện hành, với những người bỏ trốn thì Bộ
chủ quản chỉ có thể dùng Luật công chức để kỷ luật, sa thải. Còn những vấn đề
truy tìm, xử lý sai phạm về sau lại do cơ quan công an, điều tra hay ngoại giao
chịu trách nhiệm.
Trong khi
đó, theo lý giải của ĐB Trần Thị Quốc Khánh, những vi phạm trên của cán bộ viên
chức xuất phát từ việc các doanh nghiệp nhà nước nhận được quá nhiều ưu đãi
thời gian qua.
Nguồn: Theo Báo Đất Việt
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire