Ngay vào lúc
các đồng chí mang các đồng chí của mình ra xét xử ầm ầm thì ngài Trương Tấn
Sang cựu chủ tịch nước đăng đàn lên nhiều báo đảng ôn chuyện lịch sử, chuyện
vua quan, chuyện thịnh suy các triều phong kiến để từ đó rút ra bài học lớn vận
dụng vào chuyện thịnh suy của đảng ông ngày hôm nay.
Ông kể khi
còn làm "vua" ở kinh thành Thăng Long, ông thường đi qua Hoàng Thành,
đắm chìm vào "những dấu tích của thời đại vàng son" và "ngẫm
nghĩ về những thời kỳ thịnh, suy của đất nước, về những lẽ hưng vong của thời
cuộc"
Ông kể dài dòng từ triều Lý qua triều Trần qua triều Hồ rồi tâm đắc với chuyện
Chu Văn An dâng sớ "thất trảm" thanh lọc bộ máy cầm quyền sa đọa để cứu
triều phong kiến của giòng họ nhà Trần vào thời mạt vận.
Bài học lịch
sử lớn mà "cựu vua" rút ra là hầu hết giòng họ phong kiến suy tàn bởi
nguyên nhân giống nhau là vua lú lên ngôi sử dụng gian thần đưa đến rối loạn
triều ca rồi sụp đổ. Rồi vận dụng vào thực trạng đảng ông ngày nay, ông ta
thán: “Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế
độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”?
Từ đó ông ca
ngợi đảng của ông đã đến hồi sáng suốt, không đi vào vết xe đổ của các giòng họ
phong kiến trước, biết chọn dùng người tài, biết trừng trị quan tham, làm trong
sạch trở lại bộ máy cai trị, mang lại niềm tin yêu cho toàn dân. "...những
gì Ðảng ta đã làm trong công tác cán bộ và xây dựng Ðảng là đúng với mong muốn
và nguyện vọng của toàn dân" - ông lạc quan viết như thế và tin rằng bằng
phương cách thanh lọc triều ca mà cụ Chu Văn An đề nghị cách đây cả ngàn năm,
triều đại của đảng ông sẽ trường tồn bất chấp các quy luật khách quan của lịch
sử.
Rút ra bài học
lịch sử như thế thì chẳng rút ra được gì hết, nhất là đối với một người có bằng
cấp lý luận Mác Lê siêu cao vốn phải thuộc làu làu kinh điển chủ nghĩa duy vật
lịch sử như ông.
Tôi nhớ
không lầm thì chủ nghĩa duy vật lịch sử dạy rằng trình độ sản xuất quyết định
quan hệ sản xuất rồi hình thành nên thể chế chính trị tương ứng. Đất nước ta trải
qua thời kỳ lâu dài ở trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu nên tương thích với
nó là thể chế chính trị quân chủ độc tài kéo dài suốt 4000 năm lịch sử. Giòng họ
này lên cầm quyền rồi suy tàn thì có giòng họ khác lên thay. Hết triều Đinh thì
có triều Lê, hết triều Lê thì có triều Lý, hết Lý đến Trần, hết Trần đến Hồ, hết
Hồ đến Lê, hết Lê đến Mạc, hết Mạc đến Trịnh - Nguyễn (lúc đó vua Lê vẫn tồn tại
nhưng chỉ làm vì), hết Trịnh Nguyễn đến Tây Sơn, hết Tây Sơn đến Nguyễn, và hết
Nguyễn là đến... (cái gì đó sẽ bàn sau).
Tên họ triều
đình liên tục thay đổi, nhưng chế độ phong kiến tức bản chất thể chế chính trị
theo kiểu quân chủ độc tài không hề thay đổi. Giòng họ cai trị có thịnh suy,
nhưng thể chế quân chủ độc tài không hề suy suyển, chẳng có thịnh suy. Phong kiến
nối tiếp phong kiến, vì trình độ và quan hệ sản xuất của xã hội vẫn chưa thay đổi,
vẫn con trâu đi trước cai cày theo sau, vẫn mua bán đổi chác theo kiểu chợ quê,
chưa có thị trường hàng hóa....
Cho đến khi
người Pháp đên xâm lăng, họ đồng thời mang trình độ và quan hệ sản xuất mới đến
với xã hội VN. Lúc đó xã hội VN có thêm sản xuất công nghiệp tiên tiến đang xen
với sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bắt đầu manh mún thị trường hàng hóa. Đó là
lúc chế độ phong kiến kéo dài cả hàng ngàn năm lịch sử bắt đầu lung lay và đi
vào suy tàn.
Cái suy của
phong kiến là do thay đổi quan hệ sản xuất của xã hội chứ không phải do vô phước
có ông vua lú lên ngôi và gian thần lộng hành. Vua lú và gian thần chỉ làm suy
tàn giòng họ chứ không làm suy tàn chế độ. Chế độ chỉ suy tàn khi lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất thay đổi.
Cuối đời nhà
Nguyễn, chế độ phong kiến suy tàn, thể chế chính trị quân chủ độc tài không còn
tương thích với hình thái xã hội mới và người dân cũng dần hiểu biết về các thể
chế chính trị tiến bộ khác từ phương Tây, nên cách mạng, trước sau cũng phải nổ
ra theo cách này hay cách khác để thay đổi thể chế. Đây là thời điểm xuất hiện
những Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc
Kháng, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Áí Quốc,
Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm...Những bậc tiền phong này liên tục thôi thúc xã
hội đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ đồng thời với công cuộc giành độc lập để
thay thế chế độ phong kiến đến lúc suy tàn.
Những thôi
thúc đó đã tác động đến Bảo Đại, ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến. Ông học
hành từ Pháp về nên nhanh chóng am hiểu thời cuộc. Ông thức thời, tự làm cách mạng
trước khi người dân nổi dậy làm cách mạng, bằng cách mời nhà trí thức Trần Trọng
Kim ra lập chính phủ để chuẩn bị những bước chuyển dần từ thể chế quân chủ độc
tài sang quân chủ lập hiến. Đây là một cuộc cách mạng to lớn tạo ra bước ngoặc
lịch sử mới cho dân tộc chứ không phải là chuyện tầm thường như đánh giá của lịch
sử được viết lại bởi những kẻ cơ hội cướp chính quyền sau nầy.
Đây là cuộc cách mạng phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với lòng dân, không gây ra xáo trộn và đổ máu.
Đây là cuộc cách mạng phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với lòng dân, không gây ra xáo trộn và đổ máu.
Rút ra bài học
lịch sử là rút ra từ chỗ nầy, từ thời điểm suy tàn của thể chế quân chủ độc tài
sau khi đã kéo dài gần 4000 năm lịch sử của dân tộc, chứ không phải từ chỗ thịnh
suy nhất thời của từng giòng họ. Chế độ phong kiến với thể chế quân chủ độc tài
đã làm xong nhiệm vụ lịch sử của mình và đến lúc phải tự giác rút lui để thay
vào một thể chế mới tiến bộ hơn và tương thích với hình thái xã hội mới.
Thể chế
chính trị hiện nay theo mô hình độc đảng của nhà nước Liên Xô thực chất chỉ là
hình thức mới của chế độ phong kiến, một loại phong kiến tập thể, thay vì
"quân chủ độc tài" là "đảng chủ độc tài", đã quá lỗi thời
vì không tương thích với hình thái xã hội mới dựa trên lực lượng sản xuất mới
và quan hệ kinh tế thị trường nên đã bị chính những kẻ đẻ ra nó tự giác đào thải.
Gắng gượng
tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của thể chế chính trị lỗi thời là duy ý chí,
là chặn đứng bánh quay của lịch sử, là phản động, là có tội với đất nước.
Đó là điều
chủ nghĩa duy vật lịch sử của các ông nói, chứ không phải người viết bài nầy
nói.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire