14/05/2019

Nhân dân Algéria không chấp nhận cải cách, đòi cải tổ


Thiện Tùng

 Ông Bouteflika, đã 82 tuổi lên nắm quyền lãnh đạo Algeria từ 1999.(Bản quyền hình ảnh EPAImage caption)

Rải rác đây đó có người “dị ứng” với hai từ “Cách mạng”. Có gì đâu mà dị ứng với nó, Cách mạng được định nghĩa: “Thay cũ đổi mới, cái mới phải tiến bộ hơn cái cũ”. Chẳng hạn: “Cách mạng Giải phóng dân tộc”, “Cách mạng khoa học kỹ thuật”, “Cách mạng tư tưởng, Văn hóa”.v.v… 


Muốn đất nước được độc lập, phát triển không ngừng phải tiến hành liên tiếp các cuộc Cách mạng. Vì lẽ: “Cái tiến bộ hôm nay sẽ là cái lỗi thời ngày mai”, Về lĩnh vực khoa học, người cầu tiến luôn nghĩ rằng: “Tôi chưa biết chớ chẳng phải không thể biết”.

Từ định nghĩa, ý nghĩa đó, bảo thủ, dậm chân tại chỗ được xem là phản Cách mạng.

Dù “sinh sau đẻ muộn”, nhưng dường như người dân Algéria (1)  đang quyết tâm thực hiện cuộc Cách mạng triệt để nhứt là “Cải tổ thể chế chính trị theo nghĩa Perestroika”(2).

Những người yêu nước Algéria với danh xưng “Mặt trận Giải phóng Dân tộc”, (viết tắt FLN) đứng lên đấu tranh đòi độc lập, được chính phủ Pháp trao trả độc lập từ năm 1962.

Hết bị trị từ bên ngoài, nhân dân Algeria gặp phải nạn Độc tài Chuyên chế cai trị khắc nghiệt từ bên trong. Cay nghiệt nhứt, suốt 20 năm qua dưới thời cai quản của tổng thống Abdelaziz Bouteflika, người dân mất dần các quyền và sống như những người nô lệ.

Sức chịu đựng nạn độc tài, tham nhũng của người dân Algeria dường như đã hết hạn: Ai đời, suốt  20 năm, trải qua 4 nhiệm kỳ làm tổng thống, ông Bouteflika chẳng làm nên chuyện gì cho dân đáng nói, nạn cường quyền, tham nhũng lan tràn. Ông Bouteflika đã 82 tuồi, bị tai biến đột quỵ phải ngồi xe lăn từ năm 2013, thế mà, ông còn định tái ứng cử tổng thống lần thứ 5 – tham quyền cố vị đến thế là cùng?!.
Người biểu tình xuống đường liên tiếp trong các thứ Sáu hàng tuần suốt hai tháng qua.
(Bản quyền hình ảnh EPAImage caption)

Suốt hơn 2 tháng qua, cứ vào thứ Sáu hàng tuần, hàng trăm ngàn người, đa số là lớp trẻ, xuống đường biểu tình tại thủ đô Alger với những yêu sách từ thấp tới cao, khiến cho nhà cầm quyền nước nầy từng bước phải nhượng bộ:



- “Đòi Tổng thống Bouteflika bỏ ý định tái ứng cử và phải từ chức ngay”. Kết quả: Tổng thống Bouteflika từ chấp nhận không tái ứng cử lần 5 đến phải hứa sẽ thôi giữ chúc tống thống cuối nhiệm kỳ 4 vào ngày 28/04/2019.

Ông Bouteflika, đã 82 tuổi lên nắm quyền lãnh đạo Algeria từ 1999.(Bản quyền hình ảnh EPAImage caption)



- “Đòi cách chức, xử trị bọn tham quan”. Kết quả: Để “xả nhiệt” xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, nhà cầm quyền phải cách chức một số quan chức tham nhũng quá lộ liễu, đặc biệt là đã bắt 3 tướng lĩnh: Said Bouteflika, em trai của tổng thống và 2 tướng Mediène, Tartag cầm đầu hệ thống an ninh, tình báo.

Từ trái sang phải: Said Bouteflika, Mediène, Tartag

- Chưa vừa, không thể tiếp tục chấp nhận thay những tên độc tài tham nhũng nầy bằng những tên độc tài tham nhũng khác, những người biểu tình đang quyết liệt “Đòi phải thanh toán chế độ cũ”- đòi Cải tổ - giải thể bộ máy cai trị hiện hành. Kết quả: hãy chờ xem.

Algeria có gì Việt Nam ta cũng có nấy:  Sau khi giành được độc lập, áp đặt thể chế chính trị Độc tài Đảng CS trị / Bộ máy cầm quyền bè phái, thi nhau tham những / “Đốt lò” trị  những vụ tham nhũng quá lộ liễu chỉ là giải pháp tình thế, cốt để “giải nhiệt” đối với công chúng / Cũng có Tổng bí thư + Chủ tịch nước bị tai biến /  Nhân dân VN cũng đã và đang tỏ rõ mong muốn Cải tổ thể chế chính trị từ “Độc tài Đảng CS trị” sang thể chế chính trị “Dân chủ Đa nguyên, Nhà nước Pháp quyền...”. Nếu Đảng CSVN không có sự nhượng bộ cần thiết, khi quá sức chịu đựng, biết đâu dân chúng sẽ nổi loạn như ở Algeria “Đòi phải thanh toán chế độ cũ” thì sao?! – hãy chờ xem.

Bản chất chế độ Độc tài bất kỳ đều tham quyền, cố vị, tham nhũng.v.v... Nó có thể chấp nhận Cải cách chớ không chấp nhận Cải tổ (Pérestroika).  

Nhưng, nếu ai chưa hiểu hãy hiểu: Tư gia là ngôi nhà riêng, sửa (cải cách) hay phá xây mới (cải tổ) là quyền của chủ gia. Còn Quốc gia là ngôi nhà chung, sửa hay phá xây mới là quyền của cộng đồng dân tộc?. Cộng đồng dân tộc có thực hiện được mong muốn của mình hay không hoàn toàn tùy thuộc vào dân trídân khí (trí tuệ và khí phách).

  

13/05/2019

     T.T



Chú thích



(1)  Dường như tên nước có chữ A (a) sau cuối là những nước chủ yếu theo Hồi giáo: Indonesia, Malaysia, Colompia, Nigeria, Algeria, Libya, Tunisia..v.v…


(2) Cải tổ cùng nghĩa với Perestroika.Theo thuật ngữ của người Hy Lạp, Pérestroika“xây dựng lại cái đã xây dựng không còn phù hợp, kể cả thể chế chính trị”- Liên bang Xô Viết (Liên Xô) và các nước XHCN Đông Âu Cải tổ chính trị đầu thập niên 90.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire