25/11/2019

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC BẮT GIAM VÀ KHỞI TỐ TIẾN SỸ PHẠM CHÍ DŨNG

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC BẮT GIAM VÀ KHỞI TỐ TIẾN SỸ PHẠM CHÍ DŨNG
(Nhóm soạn thảo xin phép ngưng nhận chữ ký, với 9 tổ chức, 193 cá nhân đã ký tên hưởng ứng)


TS. Phạm Chí Dũng
Qua báo chí trong nước, chúng tôi được biết vào ngày 21 tháng 11 năm 2019, Tiến sỹ Kinh tế, Nhà báo, Nhà hoạt động xã hội Phạm Chí Dũng đã bị Công an TP Hồ Chí Minh bắt và khởi tố vụ án.

Trong nhiều năm qua, TS. Phạm Chí Dũng có nhiều bài viết mang tính phản biện xã hội, được nhiều thành phần công chúng đón nhận. Cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa thấy một cơ quan nhà nước hoặc cá nhân nào kiện ông Phạm Chí Dũng với tư cách cá nhân hoặc với tư cách Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập. 


Trong một chế độ lấy pháp quyền và dân chủ làm nền tảng thì việc cá nhân hay tổ chức có những phát ngôn khác với đường lối chính sách của chính quyền phải được tôn trọng; nếu coi chúng là sai thì chính quyền trao đổi, tranh luận công khai; nếu được cho là xúc phạm hay vi phạm lợi ích của tổ chức hay cá nhân khác thì những đương sự bị vi phạm có thể kiện ra tòa theo luật dân sự, chứ chính quyền không thể tùy tiện bắt giam và bỏ tù người phát ngôn.

Không có cơ sở nào để khẳng định những ý kiến công khai của TS. Phạm Chí Dũng là “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” và “ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh và trật tự thành phố” như thông báo của Công an TP. Hồ Chí Minh.

Quyền lập hội là quyền được hiến định. Cho đến nay vẫn chưa có luật cụ thể để người dân thực hiện quyền con người cơ bản này, đó là lỗi nghiêm trọng của cơ quan lập pháp. Trong điều kiện đó, việc ông Phạm Chí Dũng và các thành viên khác thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, tự ra báo, lập blog, sử dụng tên miền là hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp. Tất cả các lý do được nêu ra để bắt giam và khởi tố ông Phạm Chí Dũng như được báo chí loan báo là hoàn toàn không có cơ sở, vi hiến.

Vì những lý do trên, chúng tôi, các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự ký tên dưới đây, tuyên bố việc bắt ông Phạm Chí Dũng là việc làm không phù hợp với nhà nước pháp quyền. Chúng tôi yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho TS. Phạm Chí Dũng.


Ngày 22 tháng 11 năm 2019


TỔ CHỨC:

1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư pháp TP HCM

2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Tin học Nguyễn Quang A, Nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam

3. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc

4. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nguyễn Tường Thụy

5. Hội Bầu bí tương thân. Đại diện: Nguyễn Lê Hùng

6. Hội Cựu Tù nhân lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

7. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD). Đại diện: Vũ Quốc Ngữ

8. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm đại diện

9. Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Đại diện: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải



CÁ NHÂN:

1. Võ Văn Thôn, CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM

2. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM

3. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng

4. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

5. Hoàng Hưng, Nhà thơ-Dịch giả, Sài Gòn

6. Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ, TPHCM

7. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn

8. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội

9. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

10. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ, CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội

11. Trần Minh Thảo, Viết văn, CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng

12. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Chủ bút nhật báo Tin Sáng, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

13. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris Pháp

14. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

15. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

16. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

17. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn

18. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn

19. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội

20. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

21. Hà Sĩ Phu, viết văn tự do, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt

22. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Pháp

23. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ

24. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An

25. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội

26. Nguyễn Lê Hùng, Hà Nội

27. Gb Huỳnh Công Minh, Linh mục, Sài Gòn

28. Nguyễn Quốc Thái, Nhà báo, Sài Gòn

29. Nguyễn Trung Dân, Nhà báo, Sài Gòn

30. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt

31. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán-Nôm, Hà Nội

32. Tô Lê Sơn, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

33. Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, Sài Gòn

34. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa Kỳ

35. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp

36. Trương Anh Thụy, Nhà văn, Hoa Kỳ

37. Nguyễn Hữu Vinh, blogger Ba Sàm, Hà Nội

38. Lê Xuân Khoa, Giáo sư Đại học hồi hưu, Washington D.C., Mỹ

39. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Sài Gòn

40. Lê Thăng Long, Cựu TNLT, Sài Gòn

41. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Sài Gòn

42. Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo, Đà Nẵng-Hà Nội

43. Nguyễn Thuý Hạnh, Hà Nội

44. Nguyễn Thị Tuyết Lan, Houston, Texas, Hoa Kỳ

45. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Blogger, Houston, Texas, Hoa Kỳ

46. Nguyễn Vũ Bình, cựu TNLT, Nhà báo tự do, Hà Nội

47. Xuân Hảo, USA

48. Lê Thị Công Nhân, Luật sư, cựu TNLT, Hà Nội

49. Ngô Duy Quyền, Kỹ sư, Hà Nội

50. Đỗ Thái Nhiên, facebooker

51. Hoa Mai Nguyen, Làm báo tự do, Hamburg CHLB Đức

52. Vũ Vân Sơn, nguyên Hội trưởng Hội Người Việt Nam Berlin & Brandenburg, Hưu trí Berlin, CHLB ĐỨC


54. Nguyễn Khắc Long, Phóng viên Tournai, Belgium

55. Nguyễn Thanh Hà, Thanh Trì, Hà Nội

56. Jesus Tran, fbker

57. Cấn Thị Thêu, Dân oan Dương Nội, cựu TNLT, Hà Nội

58. Trịnh Bá Khiên, Dân oan Dương Nội, cựu TNLT, Hà Nội

59. Trịnh Bá Phương, Dân oan Dương Nội, Hà Nội

60. Trịnh Bá Tư, Dân oan Dương Nội, Hà Nội

61. Vũ Hùng, cựu TNLT, Hà Đông, Hà nội

62. Trần Mai Hương, UK

63. Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân Việt Tân, Hoa Kỳ

64. Văn Đức Nguyễn Australia

65. Dung Van Vi, fbker

66. Lê Quốc, Irvine, California, USA

67. Kim Chi Tôn, Berlin, CHLB ĐỨC

68. Ngô Văn Hoa, Bác sĩ, Đà Nẵng

69. Nguyễn Thị Kim Liên, Sài Gòn

70. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nguyên ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp HCM

71. Vũ Quốc Ngữ, Hội Nhà báo ĐLVN

72. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành Đoàn Tp HCM 1975, nguyên GĐ Cty Savimex

73. Ngô Thị Hồng Lâm, Vũng Tàu

74. Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Nhà thơ, hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thành viên Ban Vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam, Đà Lạt

75. Vũ Văn Thịnh, Bác sĩ, Thái Nguyên

76. Nguyen Thi Quynh Ly, Fbker NTQL, Sài Gòn

77. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt

78. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí, TP HCM

79. Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia, Liên Hiệp Quốc

80. Vũ Linh Huy, Bác sĩ y khoa, Sarasota, Florida, Hoa Kỳ

81. Nguyễn Ngọc Lanh, GS Y, Hà Nội

82. Lê Công Định, Luật gia, Sài Gòn

83. Mạc Văn Trang TS Tâm lý học, HN

84. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, SG

85. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TPHCM

86. Trần Vũ Anh Bình, cựu TNLT, Sài Gòn

87. Lâm Thị Ái, vợ NS Tô Hải, Sài Gòn

88. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an

89. Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Hoa Kỳ

90. Đoàn Công Nghị, Nha Trang

91. Phương Hà, LS, Nhà thơ, Nhà báo, Sài Gòn

92. Lê Anh Dũng, Giáo viên, Nha Trang

93. Lê Văn Trợ, Quảng Nam

94. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

95. Nguyễn Đông Yên, Giáo sư Toán học, Hà Nội

96. Tạ Minh Tuận, Tiền Hải, Thái Bình

97. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn

98. Nguyen Minh Tan, Luật sư, TP. HCM

99. Bùi Trúc Linh, Quận 9, Sài Gòn

100. Nguyễn Viện, Nhà văn, Saigon

101. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Thủ Đức, TPHCM

102. Truyền Hoàng, Hà Nội

103. Nguyễn Tuệ-Hải, Canberra, Australia

104. Ngoc Quang Tran, Nhà báo tự do sống tại TP Nha Trang

105. Nghe Bui, Saigon

106. Nguyễn Hồng Kim Hoàng, SG

107. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhà văn tự do, cựu Tù nhân lương tâm, Hải Phòng

108. Don Tran, Houston, Texas, Hoa Kỳ

109. Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, Tp. HCM

110. Bắc Phong, Canada

111. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà văn – GS Kinh tế, Canada

112. Lê Phước Dạ Đăng, sống tại Sài Gòn

113. Lê Vinh Quốc, TS Giáo dục, Sài Gòn

114. Nguyễn Mạnh Sơn, cựu TNLT, Hải Phòng

115. Tôn Gia Khai Warsaw Poland

116. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu

117. Bùi Công Trường, Hà Nội

118. Nghiêm Sỹ Cương, sinh sống tại Hà Nội

119. Đoàn Nhật Hồng, Đảng viên Đảng CS VN, Cán bộ tiền khởi nghĩa, câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt

120. Nguyễn Thị Hoà, Bruxelles, Belgique

121. Adam Truong, Làm báo tự do tại Canada

122. Nguyễn Trọng Chức, sống tại Sài Gòn

123. Tiết Hùng Thái, Dịch giả, Vũng Tàu

124. Lê Thị Minh Hà, Nhà văn, CH Đức

125. Nguyễn Khuê, Hưu trí, TPHCM

126. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4 ở Tây Hồ Hà Nội

127. Nguyễn Thị Thu Huyền, Thành viên PTDQ ở UK

128. Nguyễn Khắc Mai, nhóm Lập quyền Dân, Hà Nội

129. Trân Thị Băng Thanh, PGS TS Văn học, Hà Nội

130. Lê Hồng Thắng, Tp Huế

131. Đỗ Thành Nhân, Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi

132. Phạm Duy Hiển, Cựu chiến binh, Tp Pleiku, Gia Lai

133. Anton Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn

134. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội

135. Ngô Thị Hồng Lâm, Hưu trí, Bà Rịa- Vũng Tàu

136. Hoàng Nguyên, Công nhân, Nghệ An

137. Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ

138. Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, tạm trú tại Hoa Kỳ

139. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn

140. Bùi Thanh Hiếu, Nhà văn, CHLB Đức

141. Hoàng Thị Hà, Giáo viên về hưu, Thanh Xuân, Hà Nội

142. Phan Khang, Cựu Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội

143. Nguyễn Đình Ấm, Nhà báo, Hà Nội

144. Vi Đức Hồi, cựu Giám đốc Trường Đảng huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cựu Tù nhân lương tâm

145. Trần Bang, Kỹ sư, Sài Gòn

146. Đỗ Quang Nghĩa, Berlin, Đức

147. Phạm Hoàng Oanh, Sài Gòn

148. Bùi Trúc Linh, quận 9, Sài Gòn

149. Lưu Văn Đức, Hà Nội

150. Mạnh Hùng Vũ, facebooker

151. Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học Đà Nẵng, Phó chủ tịch Hội cơ học Thủy khí Việt Nam

152. Ha Nguyen Thuy, fbker

153. Nguyễn Thiết Thạch, Lao động tự do, quận Bình Thạnh, SG

154. Cường fbker

155. Đậu Văn Dương, Nam Đàn, Nghệ An

156. Võ Đình Xứng, Công ty TNHH MTV Phú Sơn Đông, Đà Nẵng

157. Trần Đức Thạch, cựu TNLT, Nghệ An

158. Nguyễn Thị Duyện, Khoái Châu, Hưng Yên

159. Dương Thị Tân, Phạm Ngọc Thạch, quận 3, Sài Gòn

160. Nguyễn Bình Thành, Thợ điện, Fbker Matsach Nguyen

161. Phạm Thị Tính, FBker Hamasakih Hoshimi

162. Huỳnh Mạnh Phương, Fbker

163. Ngô Thị Thứ, Fbker Ngo Thu, Sài Gòn

164. Vinh Lê, Canada

165. Đặng Minh Sơn, Nha Trang

166. Hùng Lê, Fbker

167. Đặng Văn Tiến, Kỹ thuật viên truyền hình, Sài Gòn

168. Phong Hải Võ, Fbker

169. Nguyễn Thị Minh Hạnh, công ty TNHH TMDV Ngọc Sơn, Hà Nội

170. Trương Văn Dũng, Hà Nội

171. Trần Thị Diệu Thủy, Vĩnh Long

172. Huỳnh Văn Tân, Đồng Tháp

173. Quoc Canh, Fbker

174. Thao Nguyen, Fbker

175. Nguyễn Xuân Thiện, Nghề tự do, Hà Tĩnh

176. Nguyen Van Dinh, Fbker Dinh Van

177. Nguyen Van Hung, Fbker Nguyễn Hùng PTDQ, UK

178. Lê Văn Đạt, Cán bộ hưu trí, Hà Nội

179. Hành Nhân, Nhà báo tự do, Houston

180. Tôn Phi, Sài Gòn

181. Phan Thanh Hải, cựu TNLT, Sài Gòn

182. Võ Ngọc Lục, Buôn Ma Thuột

183. Nguyễn Thiện Nhân, Kế toán, Bình Dương

184. Đàm Ngọc Tuyên, Quảng Ngãi

185. Hoàng Văn Hùng, Hà Nội

186. Phùng Hoài Ngọc, cựu Giảng viên đại học, An Giang

187. Trần Phong Vũ, Nam California, Hoa Kỳ

188. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM

189. Tống Văn Công, Nhà báo, đang ở Hoa Kỳ

190. Mai Hiền, Nhà báo, đang ở Hoa Kỳ

191. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp

192. Nguyễn Thanh Hằng Dược sĩ, Pháp

193. Trần Thanh Vân, Kiến trúc sư, Hà Nội


HỒNG CÔNG TỰ DO : VẤN NẠN CHO BÁ QUYỀN TRUNG CỘNG
Vũ Ngọc Yên
 

Vào mùa hè 2019 hàng trăm ngàn người Hồng Kông đã xuống đường phản kháng Dự luật dẫn độ “tội phạm hình sự” về Trung cộng do chính quyền Hồng Kông đề xuất . Người dân chống đối vì lo sợ sự độc lập của hệ thống tư pháp của Hồng công sẽ bị bãi bỏ nếu Dự luật được thông qua. Các tổ chức xã hội dân sự nhiều lần lên tiếng chỉ trích và cảnh báo Dự luật sẽ trao cho chế độ độc tài Bắc Kinh một công cụ pháp lý không chỉ tùy tiện bắt giữ những cá nhân được coi là “kẻ thù” của nhà nước cộng sản, mà còn đe dọa các quyền tự do của công dân Hồng Kông và người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Hồng Kông. Không như người Trung hoa lục điạ sống dưới chế độ cộng sản, hơn 7 triệu dân Hồng Kông sống trong Đặc khu quản lý được hưởng các quyền Tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo. Các quyền này đang bị đe doạ bởi sự lệ thuộc cuả chính quyền Hồng Công vào Trung cộng.


Trong những ngày 9. và 16.06 cũng như 18.08 số người tham dự các cuộc tuần hành do Mặt trận Nhân quyền dân sự (Civil Human Rights Front- CHRF) tổ chức đã tăng lên gần 2 triệu người , tương đương 20% dân số Hồng Kông. Đây là những cuộc biểu tỉnh lớn nhất đã diễn ra sau Phong trào Dân chủ bị trấn áp dã man tại Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989 ở Bắc kinh cũng như Phong trào Dù 2014 và cũng là một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất của Hồng Kông kể từ khi Anh trao trả thuộc điạ Hồng Kông cho Trung cộng vào năm 1997.



Nhân dân Hồng Kông kiên cường , bất khuất trước bạo lực



Trước làn sóng chống đối của quần chúng, Bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Đặc khu trưởng Hồng Kông thông báo quyết định đình chỉ Dự luật dẫn độ , đồng thời cho biết Hồng Kông đang rơi vào “tình huống rất nguy hiểm”. Yang Guang, phát ngôn nhân của Văn phòng các Vấn đề Hồng Kông và Ma Cao của chính phủ Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh cáo người biểu tình, không được “nhầm lẫn sự kiềm chế (của Trung cộng) với sự yếu đuối”.



Ngày 23.08, hơn 210.000 người biều tình đã nối tay thành những chuỗi người dài 60 cây số xuyên qua trung tâm thành phố để nhấn mạnh quyết tâm đòi chính quyền Hồng Kông phải thanh thoả các yêu cầu :



1. Trả lại tư do cho tất cả những người biểu tình bị bắt.



2. Lập ủy ban điều tra hành động đàn áp của cảnh sát.



3.Carrie Lam phải từ chức Đặc khu trưởng



4.Thực hiện quyền bầu cử Hội đồng lập pháp ( Nghị viện thành phố) và Chủ tịch hành pháp (Đặc khu trưởng, hay Thị Trưởng ).



Cuộc phản kháng kiên cường của Thanh niên và nhiều tầng lớp xã hội Hồng Kông đã kéo dài trên 5 tháng vẫn tiếp diễn và đã lan rộng trở thành một phong trào tranh đấu cho dân quyển , dân chủ và quyền tự quyết. Các cuộc tuần hành khởi đầu diễn tiến ôn hoà , nhưng sau bùng phát mãnh liệt chỉ vì chính quyền Bắc kinh và chính quyền bù nhìn thành phố Hồng Kông một mặt bác bỏ các đòi hỏi chinh đáng của người dân và mặt khác đã gia tăng bạo lực trấn áp biều tình.Trong các tháng 10 và 11, Tình hình Hồng Kông trở nên căng thẳng và hỗn loạn với các cuộc đình công, bãi khoá và chiếm cứ các trường đại học . Công nhân, thanh niên sinh viên và học sinh phản kháng quyết không đầu hàng trước bạo lực. Đến nay trên 4500 người bị bắt, hàng trăm người bị thương và ít nhất hai người tử vong trong các vụ xô xát.



Sự thách đố cho Bắc Kinh: Trấn áp hay kiềm chế



Lập trường chính thức của Bắc Kinh là tôn trọng quyết định đình chỉ dự luật của Trưởng đặc khu Hồng Kông, nhưng trên thực tế, quyết định lùi bước là một sỉ nhục bất thường đối với chính quyền Trung cộng. Các yêu cầu chính đáng của Phong trào nhân dân đâú tranh dân chủ cho Hồng Kông đã đặt Bắc Kinh vào tình thế nan giải. Đặc biệt đòi hỏi bầu cử tự do và bầu lãnh đạo Hồng Kông là những yêu cầu „cực đoan“ làm xói mòn uy quyền lãnh đạo của chính quyền Trung cộng .



Nếu đàn áp đổ máu sẽ khiến thế giới không quên cuộc thảm sát Thiên An Môn cách nay 30 năm và các quốc gia dân chủ phương tây chắc chắn sẽ phản ứng kết án hoặc cấm vận kinh tế. Giải pháp dùng quân đội trấn áp nhân dân Hồng Công còn đưa đến thảm hoạ cho trung tâm tài chính Hồng Công và kinh tế cả nước .



Đến nay chính quyền Trung Cộng phản ứng kiềm chế. Không đổ máu nhưng không nhượng bộ là chỉ đạo của Chủ tịch đảng và nhà nước Tập Cận Bình . Nhiều người lo ngại Trung công sẽ lấy cớ Hồng Kông „bạo loạn“ để dùng quân đội trấn áp. Điều 14 của thỏa ước Hồng Kông cho phép chính quyền thành phố yêu cầu Bắc Kinh gửi quân can thiệp để duy duy trì an ninh. Và điều 18 cho phép Quốc hội ban hành lệnh khẩn cấp trong trường hợp nổi loạn.



Tập Cận Bình còn do dự sử dụng quân đội và cảnh sát . Tập biết rõ đàn áp đổ máu sẽ làm thế giới không quên cuộc thảm sát Thiên An Môn cách nay 30 năm và các quốc gia dân chủ phương tây chắc chắn sẽ phản ứng kết án hoặc cấm vận kinh tế. Hơn nưã giải pháp dùng quân đội trấn áp nhân dân Hồng Kông còn đưa đến thảm hoạ cho trung tâm tài chính Hồng Kông và kinh tế cả nước .



Trong diễn văn đọc trước cán bộ chính trị tại trường đảng trung ương Bắc Kinh vào đầu tháng 9.2019 Chủ tịch Tập Cận Bình đã bác bỏ đề nghị của một số thành viên lãnh đạo trong đảng muốn Bắc kinh ban hành tình trạng khẩn cấp đối với Hồng Kông. Tập cho rằng trấn áp bằng bạo lực là „ con đường chính trị không có đường lui “. Theo Tập hãy kiên nhẫn để cho chính quyền Hồng Kông tự giải quyết cuộc khủng hoảng.



Hội nghi trung ương lần thứ tư của Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Trung quốc khoá 19 nhóm họp vào cuối tháng 10.2019 đã quyết định can thiệp vào Hồng Kông.



Đầu tiên, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ “điều khiển và kiểm soát” Hồng Kông (và Ma Cao) bằng cách “sử dụng tất cả các quyền lực được trao theo hiến pháp và Luật Cơ bản”, bản tiểu hiến pháp xác định tình trạng của Hồng Kông. Thứ hai, Trung Quốc sẽ xây dựng và cải thiện một hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại cả hai đặc khu hành chính.



Cụ thể hoá cho chính sách can thiệp vào Hồng Kông, Chính quyền trung ương Trung cộng duy trì quy trình bổ nhiệm trưởng đặc khu và các quan chức chủ chốt của Hồng Kông, đồng thời Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) sẽ ra tuyên bố huỷ bỏ các đạo luật của Hồng Kông, cũng như gìành quyền diễn giải Hiến pháp Hồng Kông (Luật Cơ bản) . Ngoài ra Trung cộng sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng thực thi pháp luật của Hồng Kông và đảm bảo rằng chính quyền thành phố sẽ ban hành các đạo luật để tăng cường an ninh quốc gia. Trung Quốc cũng sẽ làm sâu sắc hơn sự hội nhập kinh tế giữa Hồng Kông với đại lục và mở rộng các chương trình “giáo dục” để nuôi dưỡng “ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước”, đặc biệt là trong giới công chức và thanh niên.



Nhà nghiên cứu chính trị Trung quốc, Giáo sư Minxin Pei Bùi Mẫn Hân đã bình luận các quyết định của Hội nghị trung ương cộng đảng chỉ nhằm tạo cơ hội cho Trung cộng triển khai Luật Căn Bản, trực tiếp kiểm soát việc bố trí nhân sự cho các vị trí lãnh đạo Hồng Kông và làm giảm hoặc huỷ bỏ tính độc lập Hệ thống tư pháp Hồng Kông cũng như giới hạn dân quyền và tự do chính kiến của người dân Hồng Kông. Nói chung Trung Cộng đã quyết định dẹp bỏ mô hình „ một quốc gia hai chế độ“ mà Đặng Tiểu Bình hứa sẽ duy trì cho Hồng Kông trong 50 năm sau khi Hồng Kông được Anh trả lại cho Trung Quốc năm 1997. Theo Minxin Pei các quyết định của Hội nghị trung ương sẽ không mang lại hiệu quả và kế hoạch thực thi chỉ là „một ván bài kết thúc“ nhiều rủi ro của Trung quốc tại Hồng Kông ( China´´s Risky Endgame in Hong Kong).



Trong quá khứ đường lối can thiệp này đã gặp nhiều chống đối. Nhưng nay ở tình hình mới Tập Cận Bình không thể từ bỏ kế hoạch tước đoạt quyền tự chủ của nhân dân Hồng Công. Trong trường hợp này một chiến tuyến mới giữa thế giới tự do và Trung quốc độc tài sẽ thành hình.



Hồng Kông một Tân Bá Linh



Trong chuyến đi vận động công luận Mỹ và Âu châu hỗ trợ cho Phong trào dân chủ Hồng Kông, nhà hoạt động Joshua Wong , 22 tuổi, Tổng thư ký Đảng Đứng lên vì dân (Demosito) đã đến Đức vào đầu tháng 9.2019. Tại đây Wong tuyên bố Hồng Kông giờ đây là thành trì giữa thế giới tư do và Trung quốc độc tài . Khi so sánh nỗ lực tái thống nhất của Đức và cuộc đấu tranh tự do ở Hồng Kông , Wong cho rằng “Nếu chúng ta đang ở trong cuộc chiến lạnh mới thì Hồng Kông nay là một Tân Bá Linh “. Wong kêu gọi thế giới hãy hỗ trợ người dân Hồng Kông đang tranh đấu cho Tự do và Bầu cử tự do. Cuộc phản kháng sẽ tiếp tục cho đến khi có bầu cử tự do.



Kể từ khi Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, các chính phủ phương Tây đã duy trì các đặc quyền kinh tế đặc biệt để giúp củng cố niềm tin vào thành phố này. Nhưng những lợi ích như vậy phụ thuộc vào việc Trung Quốc thực hiện các cam kết của mình trong Tuyên bố chung Trung – Anh năm 1984 về Hồng Kông . Theo đó Trung Quốc sẽ duy trì một mức độ tự chủ, tự do và pháp quyền cao cho Hồng Kông trong vòng 50 năm.



Ngày 17.08 Liên minh Âu châu ra tuyên bố nhắc nhở Chính quyền Bắc kinh hãy tôn trọng các quyền tự do cơ bản ở Hồng Kông, đồng thời đòi hỏi nguyên tắc „ một quốc gia hai chế độ“, đảm bảo sự tự chủ của thành phố này phải được duy trì.



Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật Nhân Quyền Hồng Kông ( Hong Kong Human Rights and Democracy Act ) ngày 19.11 với sự đồng ý của toàn thể thượng nghị sĩ lưỡng đảng ủng hộ những người biểu tình Hồng Kông. Dự luật này sẽ xem xét lại quy chế thương mại của Hồng Kông đối với Hoa Kỳ hàng năm, đồng thời trừng phạt những cá nhân nào chịu trách nhiệm trong việc đàn áp nhân quyền ở đây.



Thế giới bên ngoài đang theo dõi những diễn biến hiện tại ở Hồng Kông với sự cảnh giác lớn. Trừ khi chính phủ Trung Quốc lùi bước, còn không các nước khác, nhất là Âu châu và Hoa Kỳ, rất có thể sẽ thực hiện các bước đi khiến chính phủ Trung Quốc phải trả giá đắt.


  Việt Nam tấn công một nhà báo
Khánh Anh dịch


Phạm Chí Dũng
"Trong thư từ bỏ đảng ông Dũng viết: “Tôi đã từng có một khát khao cháy bỏng muốn đóng góp cho một quốc gia xã hội chủ nghĩa bình đẳng. Tuy nhiên, những gì Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn trị đã làm đã khiến tôi và nhiều đảng viên khác đi từ thất vọng đến tuyệt vọng.” Ngay sau đó, ông đã sáng lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức sẽ không bao giờ được Đảng cộng sản cấp phép hoạt động, nhưng vẫn cứ hoạt động. Sống thú vị như cuộc sống của Vaclav Havel**, ông Dũng cùng với rất nhiều nhà báo và nhà hoạt động dũng cảm khác sống như thể Việt Nam đang tự do và như thể các quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là hiển nhiên."



(VNTB) - Ước mong của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đàn áp những tiếng nói dũng cảm và cao quý nhất không biết khi nào mới dứt. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết số tù nhân chính trị lên tới hơn 130. Dự án 88 - ước lượng các nhà hoạt động bị cầm tù ở mức 269, và 143 người khác có nguy cơ bịt bắt.

Người giờ góp phần làm tăng lên thêm số tù nhân chính trị đó là Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập không sợ hãi và giác ngộ. 
Thứ Năm tuần này, ông Dũng đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vì phổ biến các bài báo và thông tin chống lại nhà nước. Thông báo của Công an TP HCM cho biết ông đã “vi phạm pháp luật nghiêm trọng ” và “ rất nguy hiểm đến an ninh trật tự”. Nếu bị bỏ tù, ông có thể phải lãnh án từ 5 đến 20 năm tù giam. Ông đã bị bắt với tội danh tương tự vào năm 2012 nhưng chỉ ở tù bảy tháng. Tuy nhiên, với sự đàn áp của Đảng Cộng sản và những phiên toà lừa đảo gần đây, ai cũng biết rằng ông sẽ bị nhận bản án nặng nhất.



Ông Dũng là người đầu tiên tôi gặp khi tôi bắt đầu đưa tin về chính trị Việt Nam vào năm 2014. Cuộc gặp mặt của chúng tôi bắt đầu xấu đi khi người phiên dịch của tôi quá lo lắng khi hỏi những câu hỏi tôi đã viết ra và chốt lại. Kết hợp giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp, chúng tôi cũng đã làm việc xong. Với bộ ria mép mỏng như bút chì, thân mình mảnh khảnh, nhợt nhạt và mái tóc xơ xác, lần đầu tiên khi tôi gặp trông ông Dũng giống như một bức ảnh của George Orwell mà tôi từng thấy. Và tinh thần của ông làm cho tôi có cảm giác Orwellian *(theo nghĩa tích cực của từ này) trong một hệ thống Orwellian (ý nghĩa tiêu cực).



Các bài viết của ông về kinh tế mang tính dự báo và chua cay, như mong đợi của một người có bằng tiến sĩ kinh tế, và các bài viết cố gắng trả lời những câu hỏi mà chẳng mấy ai còn bận tâm để hỏi (luôn luôn có xu hướng là những câu hỏi thú vị nhất ). Chẳng hạn, một trong những bài viết mới nhất của ông cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA, ngày 31 tháng 10, đã nghi ngờ về tốc độ tăng trưởng GDP chính thức của Việt Nam và phê phán khoản nợ nguy hiểm mà Đảng Cộng sản đang làm cho nhà nước suy yếu. Quan điểm của ông về chính sách đối ngoại luôn có nhiều thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực thường bị nhầm lẫn và hiểu lầm về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Khả năng của ông Dũng để bóc trần những gì xảy ra trong Đảng Cộng sản thật không thể tưởng. Quan trọng nhất, ông không sợ hãi. Chỉ cần điểm qua danh sách các bài báo gần đây của ông viết cho VOA để thấy sự đa dạng và lắt léo trong các câu hỏi của ông.



Có lẽ đó là vinh dự lớn nhất cho một nhà báo làm việc trong một chế độ độc tài là trở thành mối đe dọa cho nhà nước, nhưng các bài báo của ông Dũng không phải là nổi loạn cũng chẳng phải là không ái quốc. Như ông nói với tôi nhiều năm trước quan điểm của ông là Đảng Cộng sản phải chịu trách nhiệm. “Đảng đang ở đi vào đường cùng. Giờ đây, Đảng về phía những người giàu có; không còn gì là chủ nghĩa xã hội nữa và bất bình đẳng nào đang gia tăng,” ông Dũng nói với tôi.



Thật vậy, ông đã chẳng còn tự tìm tòi về Đảng Cộng sản, nhưng lại tìm tòi về những lý tưởng tự do và bình đẳng đáng phải được cổ suý. Sau khi tốt nghiệp học viện quân sự, ông vào đảng năm 25 tuổi và làm việc cho ban nội chính thành phố 16 năm - và trong nhiều năm cuối cùng đó, ông đã bí mật viết bài.



Sau khi bị bắt giam năm 2012, ông đã từ bỏ Đảng Cộng sản - cùng lúc với Lê Hiếu Đằng, một người có 40 năm tuổi đảng và là một luật sư dân quyền, ông Đằng bỏ đảng và thành lập Đảng Dân chủ Xã hội vào năm 2013.



Trong thư từ bỏ đảng ông Dũng viết: “Tôi đã từng có một khát khao cháy bỏng muốn đóng góp cho một quốc gia xã hội chủ nghĩa bình đẳng. Tuy nhiên, những gì Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn trị đã làm đã khiến tôi và nhiều đảng viên khác đi từ thất vọng đến tuyệt vọng.” Ngay sau đó, ông đã sáng lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức sẽ không bao giờ được Đảng cộng sản cấp phép hoạt động, nhưng vẫn cứ hoạt động. Sống thú vị như cuộc sống của Vaclav Havel**, ông Dũng cùng với rất nhiều nhà báo và nhà hoạt động dũng cảm khác sống như thể Việt Nam đang tự do và như thể các quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là hiển nhiên.



Vào tháng 8, anh ta đã bị chỉ trích là vu khống khi truyền thông nhà nước phát sóng chương trình Đối diện: Mặt trái của phương tiện truyền thông xã hội, khi họ xem các nhà báo và nhà hoạt động độc lập như những kẻ âm mưu. “Tôi thách thức bất kỳ tổ chức đảng, đài phát thanh hoặc đài VTV nào có thể chỉ ra bất kỳ những gì không chính xác từ các bài báo hoặc các cuộc phỏng vấn nào của tôi, hoặc vạch rõ đâu là xuyên tạc hoặc kích động,” ông Dũng vặn lại và nói thêm rằng anh ta có quyền kiện họ. “Tôi biết rằng sẽ rất khó thắng được toà ở Việt Nam, nhưng tôi có thể kiện họ ra tòa sau này mà không phải bây giờ.”



Việc bắt giữ ông Dũng diễn ra trong bối cảnh tống giam và đàn áp rộng rãi của một Đảng Cộng sản đã trở nên hoang tưởng hơn kể từ năm 2016. Liệu cộng đồng quốc tế, cụ thể là Hoa Kỳ, ít ra sẽ cố gắng làm gì đó trong việc này? Chắc là không. Đảng Cộng sản Việt Nam đã được các chính quyền Mỹ o bế và nuông chiều, đặc biệt là Barack Obama, khi tin rằng Mỹ phải giữ liên minh chiến lược với Hà Nội vì sự phản đối của Việt Nam đối với việc Bắc Kinh xâm lược Biển Đông. Tuy nhiên, điều mà các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ phớt lờ là Đảng Cộng sản có thể sẽ tự hủy hoại nếu liên minh hoàn toàn với Bắc Kinh, vì dân tộc tính và tinh thần chống Trung Quốc trong xã hội Việt Nam, và đảng sẽ bị chế giễu là con rối của Bắc Kinh. Washington thực sự có nhiều lựa chọn khi đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện nhân quyền hơn là họ nghĩ.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire