08/07/2020

BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN ĐANG NHỤC MẠ AI?


Ngàn Hương



Vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra từ ngày 03/1/2008, làm chết 2 cô nhân viên tai đây, đến nay sau gầm 13 năm vẫn đang đi vào ngõ cụt, chưa tìm ra lối thoát.

Có lẽ từ trước đến nay, chưa có một vụ án nào làm phân hóa sâu sắc xã hội Việt Nam như vụ án này. Hai nạn nhân của vụ án này cũng chỉ là hai cô nhân viên ngành bưu điện bình thường. Bị cáo Hồ Duy Hải cũng chỉ là chàng học sinh bình thường như bao thanh nhiên khác. Nhưng cái đặc biệt của vụ án này làm cho xã hội bị chia rẽ, người dân mất niềm tin vào ngành tư pháp, chính là do lỗi trầm trọng của ngành tư pháp gây ra. Đến nỗi vụ án này đã trở thành đề tài tranh luận tại nghị trường Quốc hội, các cơ quan chuyên môn của Quốc hội phải vào cuộc tìm ra sự thật ẩn chứa sau những bức màn bí mật của vụ án này.


Trong khi dư  luận đang tập trung theo dõi các động thái của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của mình  tìm hướng giải quyết vụ án  ra sao, thì trên báo chí lại xuất hiện những tiếng nói lạc lõng mang tính quy chụp, suy diễn, rất lố bịch, thiếu tinh thần xây dựng, gây chia rẽ trong dư luận.

Báo Công an nhân dân ra hôm 5/7/2020, dưới tiêu đề “Chống diễn biến hòa bình”, có bài: “Xin đừng "tát nước theo mưa".

Bài báo viết: “Nếu như chỉ các thế lực thù địch, các đối tượng bất mãn lợi dụng vụ án này để xuyên tạc, chống phá thì dễ bề nhận diện. Đáng tiếc, một số cá nhân trong nước, trong đó có người là cán bộ, đảng viên, nhất là người có danh vị xã hội lại thiếu tỉnh táo, đưa ra những ý kiến bình luận rất chủ quan”(1).



Hóa ra theo báo này, thì “những người là cán bộ, đảng viên, nhất là người có danh vị xã hội”, không được nói lên quan điểm cá nhân của mình về vụ án này, dù là nói đúng sự thật?

Xin hỏi báo Công an nhân dân rằng: Những cán bộ đảng viên nào, những người có danh vị xã hội nào thiếu tỉnh táo? Những bình luận nào của ai là rất chủ quan? Và phải bình luận, phát biểu như thế nào cho đẹp lòng báo Công an nhân dân?

Phải chăng chỉ có ngành tư pháp tỉnh Long An, các vị trong Hội đồng Thẩm phán TANDTC, cùng một số DLV “theo đóm ăn tàn” thì mới là những người tỉnh táo, không chủ quan?

Người đầu tiên lên tiếng công khai tại Quốc hội cho rằng chưa đủ cơ sở để kết tội Hồ Duy Hải, chính là bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Ngày 20/1/2015, bà Nga (khi đó là Phó Chủ nhiệm UBTPQH), đã có bản kiến nghị về việc xem xét kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải. Tiếp đến, ngày 20/3/2015,  Đoàn giám sát của Quốc hội có phiên thảo luận, tại đây, bà Nga chia sẻ nhận định rằng chính những sai sót nghiêm trọng trong tố tụng là nguyên nhân làm phức tạp vụ án Hồ Duy Hải. Theo bà Nga, phải xem hai bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ không?(2)

Sau đó là các vị Đại biểu Quốc hội lên tiếng về vụ án này:

Báp Pháp luật TP.HCM ra ngày 14/5/2020, ghi ý kiến của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: “TAND Tối cao tuyên án giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã gây nên sự bức xúc rất lớn trong xã hội. Cử tri và dư luận xã hội (trong đó có cả những nhà chuyên môn) cho rằng phán quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội(3).

Cũng trên báo Pháp Luật TP.HCM ra ngày 13/5/2020, ĐBQH Lê Thanh Vân, xác nhận ông đã có văn bản đề nghị Quốc hội vào cuộc vụ án Hồ Duy Hải. Lý do: Ông Vân cho rằng phiên giám đốc thẩm của TAND Tối cao từ ngày 6 đến 8-5 có “dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng”(4).



Báo Tuổi trẻ ra ngày 13/5/2020, ghi nhận ý kiến của ĐBQH Trương trọng Nghĩa. Ông Nghĩa nói:  “Những sai sót về mặt tố tụng trong quá trình điều tra cũng như giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đã rất rõ. Ủy ban Tư pháp đã trực tiếp giám sát toàn bộ hồ sơ vụ án, gặp Hồ Duy Hải trong trại giam, từ đó mới đưa ra nhận định đánh giá. Dựa trên đánh giá của Viện KSND tối cao và Ủy ban Tư pháp thì những sai sót của quá trình điều tra, bản án sơ thẩm, phúc thẩm là nghiêm trọng. Cần hủy án để điều tra lại”(5).

ĐBQH Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương,trong buổi tiếp xúc cử tri tại Phú Yên ngày 24/6/2020, nói về vụ án Hồ Duy Hải: “Vụ án này xảy ra 12 năm rồi, có những cái sai ngay từ quá trình điều tra ban đầu, giờ nếu khắc phục lại không thể làm được. Đó là việc cơ quan điều tra không giám định mẫu máu, nhóm máu khi khám nghiệm hiện trường để có cơ sở vững chắc xác định hung thủ. Hay khi khám nghiệm tử thi nạn nhân lại không giám định để xác định thời gian chết là khi nào, chỉ nói thức ăn trong dạ dày đã nhuyễn, nên việc xác định thời gian hung thủ có mặt ở hiện trường còn nhiều tranh cãi."(6)

Khi ông Phạm Hồng Phong, Phó Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM (ĐBQH tỉnh Hậu Giang), nói: “Hiện nay có nhiều thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước đòi tam quyền phân lập nên “cần hết sức cảnh giác”.

Lập tức Ls Trương Trọng Nghĩa đập lại rằng: “Đừng mượn bóng ma thế lực thù địch để công kích người góp ý mình. Tôi dám khẳng định trong hội trường Diên Hồng, thế lực thù địch chỉ tồn tại trong suy nghĩ của những người quy chụp mà thôi, chứ không ở đâu cả”.

Ngoài các vị ĐBQH nói trên, mà tên tuổi của họ không cần đánh bóng cũng đã nổi bật trên diễn đàn QH mấy năm nay, còn có các nhà văn nhà thơ  lớn, và nhiều vi  nhân sĩ trí thức, lên tiếng về vụ án này. Như nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều(cả hai ông này hiện là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam). Sự nổi tiếng của họ đã thể hiện từ mấy chục năm nay trên văn đàn qua các tác phẩm của họ. Họ chẳng cần đánh bóng tên tuổi qua vụ án Hồ Duy Hải.

Ngoài ra còn có các luật sư Trần Đình Triển, Trần Hồng Phong và Trần Văn Tạo cũng lên tiếng bênh vực Hồ Duy Hải(chính ông Trần Văn Tạo đã điện cho Chủ tịch Trương Tấn Sang cho hoãn tử hình Hồ Duy Hải vào phút 89).

Báo Công ân nhân dân viết rằng: “Một số đối tượng  lợi dụng một số sai sót trong quá trình tố tụng vụ án Hồ Duy Hải để mở một "chiến dịch" bôi nhọ nền tư pháp nước ta bằng các bài viết có nội dung xuyên tạc, suy diễn, đưa thông tin lập lờ, không đúng sự thật, gây hiểu sai về một số tình tiết vụ án”.

Nhưng tờ báo này không dám dẫn chứng  cụ thể nội dung xuyên tạc, lập lờ, không đúng sự thật là những thông tin nào?

Chính báo Công an nhân dân ra ngày 16/1/2008, chỉ sau khi vụ án xảy ra 3 ngày đã có bài: “Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân”.

Bài báo viết: “Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân”(7).

Xin hỏi Báo CAND: Vậy báo CAND lúc ấy có “tát nước theo mưa” không? Có tự đánh bóng cho mình, và đang vô tình trở thành công cụ cho một số thế lực phản động, đối tượng bất mãn, lợi dụng một vụ án để kích động, chia rẽ nhằm thực hiện mưu đồ chính trị” không?

Chính Báo Công an nhân dân, với bài “Xin đừng "tát nước theo mưa", là đang tự vả vào mồm mình đấy.

Chính những kẻ cố tình vi phạm Luật Tố tụng hình sự, cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, những kẻ công nhận  trong quá trình tố tụng có nhiều sai sót, mới là những con sâu mọt huỷ hoại nền tư pháp, tàn phá giá trị luật pháp của quốc gia. Chứ chẳng hề có thế lực thù địch nào ở đây cả.



Chú thích







Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire