về việc bắt giữ và truy tố những người bảo vệ quyền đất đai sáu
tháng sau sự cố Đồng Tâm
Vào ngày 25/6/2020, nhà cầm quyền thủ
đô Hà Nội đã công khai cáo trạng chống lại 29 người khiếu kiện đất đai ở xã
Đông Tâm, huyện Mỹ Đức. Một ngày trước đó, lực lượng an ninh của Hà Nội và tỉnh
Hòa Bình đã bắt giữ bốn người bảo vệ nhân quyền là bà Cấn Thị Thêu, bà Nguyễn
Thị Tâm, và hai ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư với cáo buộc “tuyên
truyền chống nhà nước” vì các hoạt động ôn hòa của họ.
Trở lại vào ngày 9/1/2020, vào khoảng
3 giờ sáng, Bộ Công an và Sở Công an Hà Nội đã triển khai hàng ngàn cảnh
sát chống bạo động đến xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức và tấn công tư gia của ông Lê
Đình Kình, 84 tuổi, người đã lãnh đạo dân trong xã bảo vệ cánh đồng Sênh
chống lại ý chí của nhà cầm quyền huyện Mỹ Đức nhằm chiếm đất để giao
cho Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel. Trong cuộc tấn công
này, công an đã bắn chết ông Lê Đình Kình. Sau đó công an đã tiến hành khám
nghiệm tử thi mà không hỏi ý kiến gia đình ông.
Ngoài ra, công an còn bắt giữ vợ ông
Lê Đình Kình, bà Dư Thị Thành, đánh đập bà trong một nỗ lực để buộc bà phải đưa
ra lời khai không đúng về cái chết của chồng mình. Cảnh sát cũng bắt giữ
hàng chục dân làng Hoành, cáo buộc họ đã gài bẫy và thiêu chết ba 3 sỹ
quan công an trong vụ tấn công, mặc dù phía công an không đưa ra các nhân
chứng và bằng chứng vật chất, bao gồm cả xác chết của 3 người này để
chứng minh vụ giết người này.
Trước và sau vụ tấn công đẫm máu vào Đồng
Tâm, nhiều nhà hoạt động ở Dương Nội, đặc biệt là cựu tù nhân lương tâm Cấn Thi
Thêu và hai con trai của bà là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, cùng với cựu tù
nhân lương tâm Nguyễn Thị Tâm (Facebooker Tâm Dương Nội), lên tiếng mạnh mẽ
ủng hộ dân oan ở Đồng Tâm. Các thông tin nhân quyền của họ đã dược truyền tải
cho người dân địa phương và cộng đồng quốc tế, đồng thời tố cáo các vi phạm
nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam trong trường hợp này. Đáp lại,
xã hội dân sự và các bên liên quan quốc tế kêu gọi một cuộc điều tra độc lập
nhưng đến nay Việt Nam từ chối tất cả các lời kêu gọi về tính minh bạch và
trách nhiệm.
Thay vì điều tra vụ tấn công xã Đông
Tâm để xác định trách nhiệm, trong đó có vụ giết ông Lê Đình Kình, nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam đã trả thù những người bảo vệ nhân quyền.
Vào ngày 24 tháng 6, nhà cầm quyền Việt
Nam đã bắt giữ bà Cấn Thị Thêu và hai con trai của bà Trịnh Bá Phương và Trịnh
Bà Tư, cùng bà Nguyễn Thị Tâm, cáo buộc họ “tuyên truyền chống nhà nước”
nhằm làm câm lặng và ngăn cản hỗ trợ đối với người dân Đồng Tâm. Việc buộc tội
và giam giữ rõ ràng là một sự trả thù có động cơ chính trị đối với hoạt động bảo
vệ nhân quyền của họ.
Đồng thời, nhà chức trách tuyên bố
truy tố 25 dân oan Đồng Tâm bị bắt trước đó để chịu trách nhiệm về cái chết của
ba sĩ quan công an trong cuộc đột kích. Bốn người khác bị truy tố về cáo buộc “chống
người thi hành công vụ.” Quy trình xét xử quốc tế và các tiêu chuẩn xét xử công
bằng đã không được đáp dụng cho những người bị giam giữ.
Trước các hành động trên của nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền
tuyên bố:
1 / Người dân xã Đông Tâm đã thực hiện một
cuộc đấu tranh chính đáng để bảo vệ quyền của họ chống lại sự chiếm đoạt đất
tùy tiện cùa nhà cầm quyền Hà Nội để chuyển giao cho với Tập đoàn Công nghiệp-Viễn
thông Quân đội Viettel.
2 / Việc huy động hàng ngàn cảnh sát chống
bạo động tấn công xã Đồng Tâm vào giữa đêm làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng, và
cái chết của ông Lê Đình Kình nên được coi là một vụ giết người phi pháp theo
luật pháp quốc tế. Những người chỉ đạo và thực hiện cuộc tấn công này phải chịu
trách nhiệm, phải bị điều tra và chịu sự trừng phạt theo pháp luật.
3 / Việc bắt giữ và truy tố 29 người Đồng
Tâm là không có cơ sở và có động cơ chính trị khi sử dụng hình phạt tập thể nhằm
đe dọa những người dân khác trong việc chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền
ở Đông Tâm. Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng huỷ bỏ các cáo buộc này và
trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện, điều tra các báo cáo đáng tin cậy
về tra tấn và cưỡng chế, cũng như việc phát sóng những lời thú tội cưỡng bức của
bốn người bị bắt trên kênh truyền hình quốc gia vào ngày 13/1/2020.
4/ Việc bắt giữ và khởi tố bốn người bảo vệ
nhân quyền tại Dương Nội vào ngày 24/6 là độc đoán nhằm trả thù việc họ thực
thi ôn hoà quyền tự do ngôn luận của mình. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội
xóa bỏ mọi cáo buộc đối với hai cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu và Nguyễn Thị
Tâm và hai người bảo vệ nhân quyền Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, và trả tự do
cho họ ngay lập tức và vô điều kiện. Theo luật pháp quốc tế, họ có quyền hưởng
bồi thường về việc bị bắt giữ và giam giữ độc đoán này.
Chúng tôi tin rằng việc không điều tra những
người chịu trách nhiệm về sự việc Đồng Tâm và truy tố 29 người khiếu kiện đất
đai địa phương với những cáo buộc sai trái “giết người” và “chống lại người thi
hành công vụ” cũng như việc bắt giữ 4 người hoạt động nhân quyền ở Dương Nội với
cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống lại nhà nước” là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, vi
phạm cả luật pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Việt Nam có
nghĩa vụ nghiêm túc điều tra những hành vi vi phạm này và chịu trách nhiệm đưa
những kẻ vi phạm ra trước pháp luật. Việc bỏ qua cho các hành vi vi phạm nghiêm
trong này sẽ làm xói mòn lòng tin vào pháp quyền trong việc trừng phạt tội ác của
đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Chúng tôi kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự
và các cá nhân yêu thích tự do và sự thật cùng lên tiếng để đòi hỏi công lý cho
các nạn nhân được đề cập ở trên.
Ngày 7 tháng 7 năm 2020
Thay mặt Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam: Trưởng
ban Điều hành, TS Nguyễn Bá Tùng
Thay mặt Người Bảo vệ Nhân quyền: Chủ tịch,
Vũ Quốc Ngữ
Vietnam Human Rights Network
8971 Colchester Ave
Westminster, CA 92683 - USA
Tel: (714) 657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net
Website: http://www.vietnamhumanrights.net
8971 Colchester Ave
Westminster, CA 92683 - USA
Tel: (714) 657-9488
Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net
Website: http://www.vietnamhumanrights.net
Facebook: https://www.facebook.com/mlnqvn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire