06/06/2021

Cần Quang Minh Chính Trực trong phòng chống dịch COVID 19

Thiện Tùng

5/6/2021

Dịch COVID Vũ Hán đến nay đã lan khắp thế giới. Để  Đối phó với dịch quái ác nầy, các nước đều áp dụng “phòng và chống” nó. Thực tế cho thấy, Việt Nam ta “nặng phòng nhẹ chống”, còn các nước thì “nặng chống nhẹ phòng”.

Bác sĩ nằm làm việc mệt mõi tìm chỗ nằm nghỉ dưỡng sức - ảnh minh hoạ


Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân ở Bắc Giang.

Việt Nam nặng phòng dịch: khi dịch xuất hiện thì cô lập, cách ly, khoanh vùng, dồn sức săn đuổi F0, F1, F2, F3… nên bước đầu hạn chế đến mức thấp nhứt sự lây lan. Nhưng giải pháp nầy không thể dài hơi, vì ngoài hao tốn quá nhiều công sức trong việc săn đuổi, nó còn ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, Chính phủ nới đưa ra “mục tiêu kép” – vừa phòng dịch vừa phát triền sản xuất kinh doanh. Từ đó sinh ra mâu thuẫn: Nếu tiếp tục cách ly thì ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nếu tập trung sản xuất kinh doanh thì tránh sao khỏi dịch phát tán – vì virus vẫn chưa bị diệt, đang tiềm ẩn đâu đó, nó đang đi mây về gió.

 

Các nước nặng chống dịch: Họ phòng với mức độ nào đó để hạn chế lây lan, tập trung chống bằng cách sản xuất hoặc tìm mua vaccine diệt trừ tận gốc chủng loại virus nầy. Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nga… cấp tốc nghiên cứu sản xuất và chích vaccine cho hơn 50% dân số nước mình, còn Singaporre không có khả năng sản xuất, ngay từ khi phát dịch, họ nhanh chóng chi ra hàng tỷ USD góp vốn cỗ phần để được ưu tiên mua vaccine về chích ngừa cho dân mình.

Các nước nặng chống dịch nay bắt đầu ổn định, khôi phục sản xuất, còn Việt Nam thì đang đuối sức đối phó với nạn dịch dang phát tán nhanh trên diện rộng, có nguy cơ mất cả “chì lẫn chài” – khó có thể đạt được dù một trong 2 “mục tiêu kép”. Chính vì vậy, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế buộc phải thốt lên: “Ưu tiên số 1 ở Việt Nam là phải tăng tốc tiêm chủng ngừa COVID… Phải nâng từ 1% được tiêm hiện nay lên 70 đến 75% dân số”.

Dich đang tấn công không trừ một ai, chúng lây lan chồng chéo. Theo thiển nghĩ của tôi: Về đối ngoại, hơn lúc nào hết, lãnh đạo Việt Nam đừng ngạo nghễ (gáy) nữa mời mong có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Về đối nội cố tránh đổ lỗi cho nhau, phải “Quang Minh Chính Trực”, cùng cả dân tộc khắc phục thảm hoạ dịch COVID đang phát tán trên diện rộng.

Hơn lúc nào hết, lãnh đạo phải giải đáp và gở những gút mắc đang tồn đọng trong dư luận xã hội:

- Nhà cầm quyền nói: “Chống dịch như chống giặc”. Nếu dịch là giặc thì những người bị hay nghi nhiễm dịch chỉ là nạn nhân?. Cớ sao Nhà cầm quyền xem những nạn nhân như là địch, gây khổ cho họ về thể xác và tinh thần?.

  - Dịch thì nhiễm chồng chéo ngoài ý muốn con người?  Sao cấm tụ tập đông người mà Đảng vẫn mở Đại hội toàn quốc, đại hội Địa phương, đại hội Cơ sở và bầu cử Quốc hội đình đám thì được, còn Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (có giấy phép) hội họp lại bị chỉ trích và khởi tố vì truyền nhiễm dịch COVID – Ai truyền nhiễm cho ai, có khi do họ bị lây nhiễm khi  phải đi bầu cử Quốc hội thì sao?. Bằng chứng là, sau bầu cử Quốc hội 23/5/22021, đợt dịch lần thứ 4 phát tán trên diện rộng, bắt nguồn từ công nhân Bắc Giang và Bắc Ninh nhiễm Virus Corona đi bỏ phiếu lây nhiễm cho cộng đồng. Sao không quy kết và khởi tố những Công ty nầy mà chỉ quy kết, khởi tố Hội truyền giáo Phục Hưng? Và chẳng lẽ Virus thấy những cuộc tụ tập do Đảng và Nhà nước tổ chức có cảnh sát gác nên không dám xâm nhập?

 

 khu công nghiệp Bắc Ninh và Bắc Giang đang là tâm điểm của dịch bệnh với số ca nhiễm lớn và phải cắt giảm lao động tại các nhà máy.

Lực lượng chức năng phong toả hẽm vào Hội thánh truyền giáo Phục Hưng

- Người có lương hay người có của ăn của để bị khoanh bị cấm ra khỏi nơi cư trú, chỉ hơi tù túng, nhưng họ vẫn sống được, còn người sống bằng quán cóc dĩa he, mua gánh bán bưng, xe ôm, bán giấy số… “tay làm hàm nhai” họ sống sao đây?. Dường như họ chấp nhậ: chẳng may chết vì virus  còn hơn nằm đó mà chết đói. Khi bị khoanh cấm “nội bất xuất ngoại bất nhập”, họ thấp tha thấp thỏm trông thật đau lòng. Nếu không được cứu trợ, khi sức chịu đựng hết hạn, họ sẽ “xé rào”, thà ngồi tù còn hơn chết đói, nếu bắt nộp phạt thì họ ký giấy thiếu chịu. Gần đây, đêm hôm khuya khoắc, đường sá vắng tanh xuất hiện những tiếng rao hàng của những người khốn khó – khác chi tiếng kêu cầu cứu, nghe mà chạnh lòng thương.

- Sao chưa thấy công bố số lượng những gói cứu trợ từ công quỷ và cứu trợ đến với những ai? - có hiện tượng hữu danh vô thực.

- Lạc quyên tiền mua vaccine được tổng số là bao tiền và mua được bao nhiêu thuốc sao chưa thấy công bố? – người ta nghi số tiền không nhỏ ấy chi vào việc khác.

- Người ta ngại khai báo y tế trung thực phải vào khu cách ly. Vì vào khu cách ly phải đóng 4 khoảng chi theo thông báo:

Chi phí tiền ăn:  22 ngày x 80.000d/ngày = 1.760.000 đồng.

Chi phí phục vụ: 22 ngày x 40.000đ/ngày =    880.000 đồng.

Chi phí xét nghiệm: 5 lần x 734.000đ/lần  = 3.670.000 đồng.

Chi phí đón, đưa: 1 lần x 85.000đ…………… =    85.000 đồng.

                                                              ----------------------------

                                                         Tổng cộng: 6.395.000 đồng


Vì là dân, tôi viết bài nầy dựa theo tinh thần câu Nhà cầm quyền thường rao giảng: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.-/- 

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire