14/01/2022

“Phòng chống lũ”, “Chung sống với lũ”

Thiện Tùng

11/01/2022

 Đất nước Việt Nam có chiều dài nhưng hẹp chiều ngang. Nó là phần đất triền -  tức là có độ nghiêng từ cao xuống thấp như mái nhà.  Hướng Đông và Đông-Nam giáp biển, hướng Tây và Tây-Bắc là vùng cao nguyên có nhiều rừng, núi, đồi. Vì vậy, ở Việt Nam hàng năm cả 3 miền Nam, Trung, Bắc đều có lũ.


Lũ là nước từ trên cao đổ xuống thấp, lụt là nước từ thấp dâng lên cao. Như một điệp khúc, hàng năm: Hễ đến mùa nắng, gió Đông hoặc  Đông-Nam thổi mạnh ngọn đẩy nước biển tràn vào sông rạch gây lụt . Hễ đến mùa mưa, nước  từ vùng cao theo sông, suối tìm đường ra biển gây ra lũ. Bài viết nầy tôi chỉ nói về “phòng chống lũ” và “chung sống với lũ”. 

Khi nói đến 2 từ “Phòng, chống” người ta nghĩ ngay đến 3 từ “phải loại trừ”.  Khi nói đến 2 từ “chung sống” người ta nghĩ ngay đến 3 từ “cùng có lợi”.

1/   Bắc và Trung bộ “phòng chống lũ”

Đầu thập niên 50, khi miền Bắc có nhiều ngưới chết vì đói, gã Tây lai Lion Leror, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre nói: “Đồng
bắng Bắc bộ chết từ khi có đê Sông Hồng”.

Mãi về sau nầy tôi mới hiểu dụng ý của câu nói ấy: Ở Bắc và Trung bộ không nhận lũ là quy luật tự nhiên, xem lũ là tội đồ. Từ đó, chẳng những không khai thác nguồn lợi do lũ mang đến, còn ra sức đấp đê điều “phòng chống lũ”, khiến cho “tức nước vỡ bờ” chuốc lấy tai hoạ. Trong khi đó, ở Nam bộ, rõ nhứt là 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (từ Long An đến Cà Mau) lại truyền đời “chung sống với lũ”, khai thác triệt để nguồn lợi từ lũ.

Cửa xả Mỹ An (Đà Nẳng) bị bồi lấp hoàn toàn, ứ lũ gây thiệt hại nghiêm trọng.
Hậu quả lũ miền Trung

Hậu quả lũ miền Trung

2/ Nam bộ “chung sống với lũ”

Đồng bắng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp, nó là bãi bồi từ đất chùi trên vùng cao theo nước bị sóng biển chăn lại tích tụ qua nhiều thề hệ tạo nên. Lũ ở  ĐBSCL lớn hay nhỏ tuỳ thuộc lượng mưa nhiều hay ít ở các nước thượng nguồn và ở Tây dải núi Trường Sơn. Năm nào lại không có mưa trên thượng nguồn, hễ có mưa trên thượng nguồn là có lũ về. Không như những nơi khác, ĐBSCL lũ kinh niên, lũ kéo dài suốt 6 tháng mùa mưa. Vì vậy, cư dân ĐBSCL từ bao đời chẳng những thích nghi và chung sống với lũ, còn khai thác triệt để nguồn lợi từ lũ: 

Người và lũ chung sống với nhau như một giao ước: ngưới chìu lòng lũ: cho phép lũ tự do xâm nhập ; mở đường cho lũ xuôi dòng chảy ra biển cả. Ngược lại lũ cũng phải chìu lòng người: góp phần làm vệ sinh môi trường như tẩy độc, thao chua, đẩy lùi mặn ; để lại phù sa cho ruộng vườn và tôm cá nước ngọt cho người.

Người và lũ ở ĐBSCL sống có thuỷ chung với nhau bao đời như vậy. Thế mà từ năm 1976 đến năm 1980, đoàn cán bộ Thuỷ nông từ miền Bắc vào chi viện cho ĐBSCL ngộ nhận cho lũ ĐBSCL là một “thảm hoạ”, phải “phòng chống lũ”.

Thế là cuộc “chia uyên rẽ thuý” bắt đầu bằng chủ trương đáp đê, bờ bao để ngăn lũ, lập ra những khu tránh lũ rồi dồn dân vào đó giống như thời Việt Nam Công hoà lập Ấp chiến lược ! .

Lụt do nước biển dâng lên ngắn hạn và có giới hạn, có thể đấp đê ngăn chận, chớ còn nước lũ từ trên cao chảy xuống thấp là quy luật tự nhiên, con người không thể cưỡng lại được, ngăn chỗ nầy nó tràn qua chỗ khác gây sạt lở. Khi hết chỗ thoát, lượng nước tồn đọng quá lớn sẽ sinh ra “tức nước vỡ bờ”. Lập ra khu tránh lũ chỉ thêm hao tốn, chẳng mấy ai chịu vào, trống vắng như “chùa Bà đanh”, vì người dân đang ghiền lũ, bám lũ để mưu sinh. Rốt cuộc, việc “phòng chống lũ” của đoàn cán bộ miền Bắc chi viện coi như thất bại hoàn toàn, giống như việc xua quân chống giặc dịch vừa qua ở TP HCM.  

Từ năm 1980, ba tỉnh có dính với Đồng Tháp Mười (ĐTM) như Long an, Tiền Giang, Đồng Tháp cùng bắt đầu cải tạo vùng đất ĐTM bằng cách: Cho xáng nạo vét những con kinh có sẵn và đào thêm những kinh mới, dùng sức dân đào những kinh nhỏ dọc ngang, hình thành những bờ vùng, bờ thửa lưng lửng để  buộc nước phù sa tạm dừng lại cho ruộng vườn gạn lấy đục (phù sa) xả trong. Làm như thế lưỡng lợi: vẫn vừa xả được độc, đẩy lùi được mặn; vừa giữ lại được đất phù sa tăng màu mỡ cho ruộng vườn, theo kiểu “góp gió thành bão”. Ấy vậy mà, chỉ sau 15 năm (1980-1995), ĐTM có mặt phẳng đáng kinh ngạc, trở thành vùng đất trù phú, ngoài cây lúa còn trồng được nhiều loại cây khác, nuôi được nhiều loại con. Đó là chưa nói giao thông thuỷ bộ nối kết nhau khắp vùng - đường thuỷ với những kinh thẳng tắp; đường bộ với những con lộ tráng nhựa nối nhau bởi những chiếc cầu lớn nhỏ bắc qua những kinh, rạch; những thị trấn đua nhau mọc lên, khánh nhàn du ngày một đông vui.

Có điều, từ năm 2.000 đến nay nước lũ về mỗi ngày một yếu đi, phù sa trong nước giảm dần, tôm cá nước ngọt còn không đáng kể, nước mặn thâm nhập ngày càng sâu. Nhưng không sao: phù sa lấp trũng cải tạo cả cánh đồng  được như thế tạm đủ, cá tôm tự nhiên ít thì tăng cường nuôi cá nước ngọt và tôm cá nước lợ. Vấn đề bức xúc hiện nay là đầu ra (tiêu thụ) nông, thuỷ sản, đang trong cảnh cung lớn hơn cầu, giá không hợp lý khiến cho nông dân mất hứng, số trai trẻ lần lượt rời bỏ ruộng vườn tha hương cầu thực. 

Cá Lóc đồng được nuôi nhiều ở vùng nước ngọt Đồng Tháp Mười. Ảnh: Mỹ Yến
 
Giống Cá chình bông vàng đang được nuôi nhiều ở vùng nước ngọt các tỉnh ĐBSCL

 

Tôm nuôi ở vùng nước lợ ở gần như hầu hết các tỉnh Nam bộ.

Vì sao nước lũ về yếu và ít phù sa? - Do Trung Quốc vừa làm vữa giúp Lào, Cambodia (Campuchia) xây xong, đã vận hành 18/21 đập thuỷ điện ở thượng nguồn sông Mékong,  phù sa ít là do nó lắng đọng trong lòng đập, nước tràn trên mặt chỉ là nước trong. Về việc nầy, sau chuyến đi thị sát, năm 2.000, GS Ngô Thế Vinh đã viết và xuất  bản cuốn sách có tựa đề  “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” để cảnh báo trước với Việt Nam.

Những đập thuỷ điện trên đã và đang xây dựng sông Mékong

Thế mà trước kia nhà thơ Tố Hữu ngợi ca: 

Mối tình hữu nghị Việt-Hoa,

Vừa là đồng chí vừa Là anh em.

 

 Khi thăm nước Lào, Thủ tường Phạm văn Đồng ngợi ca:

Việt-Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu như nước Hồng Hà-Cửu Long.

 

Lời kết

Khi thấy “cùng có lợi” mới “chung sống”. Người ta chỉ nói “chung sống hoà bình” chớ không ai nói “chung sống chiến tranh” – chiến tranh xem nhau là thù địch chỉ có sát phạt nhau. Dịch bịnh chỉ gây hại cho con người, con người  “không thể chấp nhận chung sống với nó”. Do chưa loại trừ được nó, con người đành phải “tạm thời chung sống với nó”  mà thôi.  -/-

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire