13/05/2019

CÁC NƯỚC ĐÃ QUAY LƯNG VỚI MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC


Fb Tống Thế Gia



Trung quốc tung ra sáng kiến “ Một vành đai, Một con đường “( OBOR )  gọi là nhất đới nhất lộ dọc theo đường biển khởi đầu từ thành phố Phúc châu ( tỉnh Phúc kiến ) kết nối với các cảng Đông nam á vươn tới cảng phía Tây Ấn độ dương.  Sau đó qua Địa trung hải  đến Áo, Ý rồi thành phố Naorobi (Kenya) và một số thành phố châu Phi. 


Để làm bá chủ thế giới Trung quốc bỏ ra  hàng nghìn tỷ Mỹ kim dụ dỗ  các nước tham gia OBOR.  Nước nào tham gia  sẽ đượcTrung  quốc cho lấy một khoản vốn khủng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Các nước Đông nam Án đặc biệt Việt nam Lào Cam pu chia là mục tiêu chính của dự án OBOR.  Thâm ý của OBOR phản ánh tham vọng của Trung quốc là tạo ra sự lệ thuộc về kinh tế gây ảnh hưởng chính trị cuối cùng áp đặt chính sách bá quyền đối vơi các nước. Bởi vậy OBOR chỉ đem lại lợi ích cho Trung quốc.



Ở các dự án đã triển khai Trung quốc chỉ dùng lao động người Trung quốc. Họ tìm cách ở lại biến người Trung quốc thành người bản xứ. Các nhà phân  tích trong khu vực đã nhận ra  khi Trung quốc càng mạnh về kinh tế và chính trị  thì niềm tin của các nước vào Trung quốc càng giảm. Các nước Indonexia  Malayxia Phi-líp-pin đã thờ ơ với sáng kiến này vì lo sợ nguy cơ an ninh do quá lệ thuộc về kinh tế vào Trung quốc. Một số nước khác dù tham gia cũng dè dặt tham gia không đầy đủ hay không cho phép Trung quốc  làm dự án lớn  trên lãnh thổ của họ. 



Sau khi tham gia OBOR chẳng bao lâu một số nước Đông nam á bắt đầu cảm thấy mình đã bị sa lầy vào bẫy nợ OBOR . Thái lan là nước đầu tiên  giảm hoặc ngưng các dự án Trung quốc đầu tư vì lo bẫy nợ OBOR.  Myanma cũng lo ngại đặc khu kinh tế tại thị trấn ( cấp huyện ) Kyaukpyu ( bằng Rakhine ) với vốn vay của Trung quốc lên tới 10 tỷ Mỹ kim. Nay Myanma đã giảm bớt quy mô dự án đặc khu kinh tế nói trên so với kế hoạch ban đầu gồm hai cảng lớn nhất Myanma và khu công nghiệp 1000 héc ta. Tính đến cuối 2017 nợ nước ngoài của Myanma là 9,6 tỷ Mỹ kim trong đó 40% nợ từ Trung quốc. Đầu 2018, Thái lan trình với khối các nước Cam pu chia, Lào,  Myanma, Việt nam một kế hoạch  lập quỹ hỗ trợ cơ sở hạ tầng  và các dự án phát triển nhằm giảm phụ thuộc vào đầu tư của Trung quốc. Tuyến đường sắt cao tốc nối Thái lan với biên giới Lào dài 873 km với vốn vay của Trung quốc tới 10,8 tỷ Mỹ kim nhưng từ lúc bắt đầu tới nay qua 20 vòng đàm phán không xong vì lãi vay Trung quốc đưa ra quá cao.



Làn sống xét lại các dự án sử dụng vốn vay Trung quốc tại các nước Đông nam á  đang lan rộng vì nỗi lo không trả được nợ OBOR. 



Chính phủ Sri Lanka không thể hoàn trả khối nợ vay xây cảng nước sâu Habantota có vị trí chiến lược quan trọng, nên họ phải cho Trung quốc thuê cảng này 99 năm với giá 1,12 tỷ Mỹ kim.  Ngay 2-7-2018 Sri Lanka thông báo cho Trung quốc biết không thể xử dụng cảng Hambantota vào mục đích quân sự. Và nước này đã chuyển Bộ tư lệnh Hải quân tới đóng ở  cảng này. Một đơn vị Hải quân đến đây biến cảng này thành căn cứ quân sự của Sri Lanka. 



Thuê cảng Hambantota thì Trung quốc kiểm soát lãnh thổ  gần bờ biển Ấn độ. Năm 2014 Ấn độ đã loan tin Trung quốc định lập 18 căn cứ quân sự ở Sri Lanka, Pakistan,  Myanma  và nhiều nước khác vùng nam Ấn độ dương. 



Các dự án OBOR không vì mục đích kinh tế cho nước sở tại  mà chỉ phục vụ ý đồ quân sự.  Đó là lý do nhiều nước đã mất lòng tin vào OBOR, vào Trung quốc. 




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire