31/03/2018

Xe chở cây khủng như “quái thú”: Cây của Thiếu tướng CSGT?


Dân trí: Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, đích đến của chiếc xe chở cây khủng như "quái thú" có dấu hiệu vi phạm về an toàn giao thông nhưng dễ dàng “chui” qua chốt giao thông của nhiều tỉnh, thành là khu vườn của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an.



Doanh nghiệp thừa nhận chở cây cho tướng Dánh 


Như Dân trí đã thông tin, tối ngày 26/3, nhiều người dân trên tuyến QL1A thuộc nhiều tỉnh tại Miền Trung không khỏi giật mình trước việc một chiếc xe đầu kéo (rơ móc phía sau mang BKS 73R-00338, tỉnh Quảng Bình) chở 1 cây gỗ siêu khủng trông chẳng khác nào một quái thú băng băng trên Quốc lộ 1A.

 "Quái thú" lưu thông trên đường không bị xử lí gây bức xúc dư luận

Văn hóa mà như thế này ư?


Nguyễn Duy Xuân 

Thứ tư, 28 Tháng 3 2018 08:42

Quần thể 12 bức tượng tượng trưng cho 12 con giáp, được trưng bày ở khu du lịch Hòn Dáu (Đồ Sơn, Hải Phòng) có thể nói là quái dị.

Quái dị vì 12 bức tượng được đẽo bằng đá xanh nguyên khối đầu thú mình người.



Quái dị vì phần cơ thể hình người ở dạng trần truồng, phô rõ các bộ phận sinh dục nam, nữ.

Quái dị vì quần thể tượng được phô bày ở nơi rất văn hóa: du lịch văn hóa.

Thế cờ và cá tính của hai lãnh tụ trước: Cuộc họp Donald Trump – Kim Jong Un



Nguyễn Thanh Trang


Ngày 8/3/18 sau khi hội kiến lãnh tụ Kim Jong Un tại Bắc Hàn, ông Chung Eui-Young, giám đốc an ninh Nam Hàn tuyên bố Kim Jong-Un đã nhờ ông trao thư mời Tổng thống Mỹ Donald Trump phó hội với ông. Bắc Hàn cam kết sẽ ngưng thử nghiệm tên lửa đạn đạo và phát triển vũ khí nguyên tử. Hai ngày sau phái đoàn Nam Hàn đã bay sang Hoa Kỳ để chuyển bức thư đó đến T.T. Trump. Trước khi rời Tòa Bạch Ốc, trưởng phái đoàn Chung Eui-Young loan báo  T.T. Trump đã nhận lời mời của Kim Jong-Un. Theo dự kiến, cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn sẽ diễn ra vào cuối tháng 5/2018.


30/03/2018

TRẢ ĐŨA



Thằng Pháp cũng tởm thật.
Mời bác Trọng sang thăm,
Không thèm bắn đại bác.
Cứ giả điếc giả câm.

Chúng còn cử một mụ,
Vừa xấu lại vừa già,
Bộ trưởng bộ sản phụ,
Đón tổng bí thư ta.

Chưa hết, đài báo chúng
Không đưa tin một dòng.
Tự bác phải quảng cáo,
Tốn những bốn tỉ dồng.
Như thế là rất hỗn.
Bọn Pháp này thật điên.
Giờ mà chúng chưa thấm
Bài học xưa Điện Biên.



MẠNG SỐNG NGƯ DÂN VÀ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM


Phạm Trần

 
Sự việc xảy ra ngày 22.3, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân xã Bình Sơn (huyện Quảng Ngãi) khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu sơn trắng số hiệu 46016 và 45103 tấn công đâm va, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.

Đã có những bằng chứng Trung Cộng gia tăng áp lực ngư dân Việt Nam bỏ biển và đảng Cộng sản Việt Nam quy hàng Bắc Kinh ở Biển Đông từ đầu năm 2018 khi Chính phủ chỉ biết phản đối Trung Hoa bằng nước bọt.

Bằng chứng đã được Hội nghề cá Việt Nam công bố trong công văn ngày 26/03/2018 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo lời ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch th
ường trực T.Ư Hội Nghề cá Việt Nam thì:” Gần đây, các hội nghề cá 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi liên tục phản ánh các tàu của địa phương này bị tàu lạ tấn công, cướp phá khi đang hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa khiến chủ tàu, ngư dân thiệt hại lớn về kinh tế.” (báo Thanh Niên, 26/03/2018)

KẾT QUẢ CỦA PHONG TRÀO “ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO…”


Phương Trạch




Đã mấy chục năm nay, người Việt Nam yêu âm nhạc trong và ngoài nước, ai cũng biết ca khúc nổi tiếng “ Nỗi lòng người đi ” là sáng tác của cố nhạc sỹ tài danh Anh Bằng      ( tên là Trần An Bường 1926-2015).



Sau mấy chục năm tồn tại, ca khúc này rất được nhiều người yêu mến. Và tên tuổi của nhạc sỹ Anh Bằng đã gắn liền với kho tàng âm nhạc đồ sộ của ông, với gần 700 các ca khúc nhạc tình, nhạc dân tộc và nhạc trẻ nổi tiếng khác, trong đó có “Nỗi lòng người đi” ra đời ngày 15/04/1967.



Vậy mà gần đây, nhà nghiên cứu âm nhạc, kiêm nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha(NTK) lại nói rằng, ca khúc nổi tiếng này là của Khúc Ngọc Chân(KNC), một nhạc công dàn Cello trong Dàn nhạc Giao hưởng VN(1).



NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRÊN NƯỚC PHÁP


Từ Thức

Nguyễn Phú Trọng không được đón tiếp tại Pháp theo nghi lễ Nguyên Thủ Quốc Gia. (xem bà đầm tóc bạc vừa đi vừa ngoái nhìn ông Trọng bên phải)
 "Phải như thế nào đó người ta mới đón mình như thế chứ" (NPT)

Ông Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc một viếng thăm gần như lén lút ở Pháp. Như thông lệ, những ký kết thương mại giữa một nước dân chủ với một nước độc tài chỉ là những buổi ký kết giao kèo kín đáo. Cả hai đều ngại phải trả lời dư luận về vấn đề nhân quyền, về chiến dịch đàn áp đối lập, các bloggers tàn bạo nhất ở Việt Nam từ khi ông Trọng nắm bộ máy Đảng, nghĩa là nắm toàn quyền ở Việt Nam.

Và Trái Tim vẫn đập phía Hoàng Sa

 

TTO - Sáng 28-3, Đà Nẵng khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa. Hôm nay 29-3, Đà Nẵng kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng (29-3-1975 - 29-3-2018).

Buổi lễ ở Nhà trưng bày Hoàng Sa sáng 28-3 đau đáu trong tim bao người một nỗi niềm: Đà Nẵng vẫn chưa giải phóng trọn vẹn. 

Dù trên bản đồ hành chính có tên huyện Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng, có chủ tịch huyện, có chánh văn phòng, có nhân viên… nhưng huyện này không có phường, khu phố, không có dân cư sinh hoạt theo đúng nghĩa.

Thêm bản án 18 năm tù đối với ông Đinh La Thăng


Ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) bị phạt 18 năm tù. Đồng thời, HĐXX cũng buộc ông Thăng có trách nhiệm bồi thường 600 tỷ đồng, trong số 800 tỷ đồng PVN bị thiệt hại khi đầu tư góp vốn vào Ngân hàng OceanBank.

7 bị cáo trong vụ án cố ý làm trái gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho PVN nghe HĐXX tuyên án.

Chiều 29-3, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam- PVN) cùng 6 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan tới vụ việc gây thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN góp vốn đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), Hội đồng xét xử (HĐXX) đã đưa ra phán quyết đối với các bị cáo sau 5 ngày nghị án.


Ông Vương Kỳ Sơn có thể khiến chúng ta phải "nhận thức lại" Trung Quốc


Hồng Thủy
 

(GDVN) - Cần tìm hiểu nghiêm túc về những chỉ dấu cải cách thể chế tại Trung Quốc để có chính sách phù hợp, bởi đối nội hay đối ngoại của nước này cũng sẽ thay đổi. 


Nikkei Asia Review ngày 26/3 có bài phân tích của nhà báo Katsuji Nakazawa nhận định, hiện nay chỉ có ông Vương Kỳ Sơn là hiểu rõ những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ làm.
 
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, ảnh: Reuters / Nikkei Asia Review.


29/03/2018

Canh gác chủ quyền lãnh thổ quốc gia có nằm ngoài trách nhiệm ngành Văn hóa?


Xuân Dương: "Xin hỏi bà Cục phó Phương Dung và ông Thứ trưởng Duy Biên, quý vị hiểu thế nào về “lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông”?


Thực sự ông Biên, bà Dung chỉ muốn chống chế cho những việc đã trót làm hay hai vị ấy đang ủng hộ quan điểm bành trướng, rằng một vùng biển mù mịt bất kỳ nào đó, không được xác định cụ thể ở Biển Đông đều thuộc Trung Quốc?


Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên Biển Đông là trách nhiệm của mọi công dân và tổ chức, không lẽ ngành văn hóa đứng ngoài cuộc?"



Trump đánh Trung Cộng chưa đúng chỗ


Ngô Nhân Dụng

Tổng Thống Trump nói một câu để đời: “Chiến tranh mậu dịch tốt, và đánh rất dễ thắng.” (Trade wars are good, and they are easy to win). Câu này sẽ được ghi vào lịch sử môn kinh tế học, khi người ta bàn về mậu dịch tự do. Bởi vì hầu hết những người nghiên cứu kinh tế nghĩ ngược lại.

Ông tổng thống Mỹ đã cho thổi kèn bắt đầu cuộc chiến tranh mậu dịch với chính phủ Cộng Sản Trung Quốc, và Bắc Kinh đã đáp lễ bằng những những tiếng kèn thúc quân của họ. Chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế trên $60 tỷ đô la hàng nhập cảng từ nước Tàu. Trung Cộng dọa trả đũa trên hàng mua từ nước Mỹ, khoảng $6 tỷ đô la. Ai biết đọc con số cũng biết $6 tỷ chỉ lớn bằng một phần mười của $60 tỷ!

Trung Quốc điều hàng chục tàu chiến hướng xuống Biển Đông


TTO - Các hình ảnh vệ tinh được chụp ngày 26-3 cho thấy sự xuất hiện bất thường của hàng chục tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và cả tàu sân bay Trung Quốc ngoài khơi đảo Hải Nam (Trung Quốc).


Tàu sân bay Liêu Ninh (khoanh đỏ) trong đội hình hàng chục tàu chiến Trung Quốc bị phát hiện đang di chuyển ngoài khơi đảo Hải Nam ngày 26-3 - Ảnh: REUTERS


Kim Jong-un đặt mình "ngang tầm" Tập Cận Bình, Trung Nam Hải tương kế tựu kế


Hồng Thủy
 

(GDVN) - Ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh không thể hiện thực chất quan hệ Trung - Triều 10 năm qua, mà là bước ngoặt cho thấy 2 bên rất linh hoạt trong bảo vệ lợi ích. 


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một chuyến thăm "bí mật, bất ngờ" tới Bắc Kinh tuần này. Đây là lần xuất ngoại đầu tiên của ông kể từ khi lên nắm quyền năm 2011.

Theo Tân Hoa Xã, Kim Jong-un tới thủ đô Trung Quốc vì ông cảm thấy cần phải trực tiếp thông báo, trao đổi với ông Tập Cận Bình những diễn biến nhanh chóng trên bán đảo Triều Tiên mấy tuần qua.


NHÂN MỘT TỌA ĐÀM KHOA HỌC VỪA BỊ GIẢI TÁN


MÊNH MÔNG TH S Đ GIÓ CUN ĐI  
                           SỐ 36  

Tương Lai
 
Chuyện này thì cũ rích, xảy ra như cơm bữa, việc gì phải tốn giấy mực viết để rồi có thể đẻ số, sinh chuyện thêm khi đã phải chịu nhiều chuyện rồi. Biết vậy, nhưng không viết không đành, phải chìa vai san sẻ bớt gánh nặng với một anh bạn chí cốt đang hết lòng với sứ mệnh khoa học một cách trong sáng và rất quyết liệt, có khi còn thuộc loại “động vật quý hiếm của nước nhà” chứ chả bỡn. Nếu lúc này mà chỉ “ngậm miệng ăn...sách hắn tâm huyết gửi cho” thì xấu hổ quá.

Duyên do là thế này, tôi với gã Minh Đường này gắn bó với nhau trong chuyện sách vở, tranh luận đôi khi nảy lửa dễ đã mười mấy năm kể từ ngày hắn gửi cho tôi một cuốn sách in đẹp có tên là “Việt Nam nhất định phát triển” do Nhà Xuất bản Lao Động ấn hành năm 2002. Năm năm sau hắn lại gửi cho tôi cuốn sách in còn đẹp hơn, gồm hai tập bìa cứng in màu, cho vào trong một hộp các tông dày với tên sách lộng lẫy trên gáy hộp: “Học thuyết Hồ Chí Minh - Hành trang để định vị và đi tới tương lai” do Nhà Xuất bản Tri Thức ấn hành năm 2007. 

28/03/2018

Giải thưởng Phan Châu Trinh vinh danh học giả Phạm Quỳnh


Nhà văn hóa Phạm Quỳnh vừa được vinh danh trong buổi lễ trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 11 vào tối 24/3, tại khách sạn Rex, quận 1, TP.HCM.

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh mang tên nhà văn hóa lỗi lạc Phan Châu Trinh (1872 -1926) với mục đích góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát, giữ gìn và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21.

Trong lễ trao giải lần thứ 11, nhà văn hóa Phạm Quỳnh được tôn vinh trong hạng mục Danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại. Các năm trước đó, 5 vị danh nhân được Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh tôn vinh gồm: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Khôi. 


Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện trao giải Danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại cho nhạc sĩ Phạm Tuyên (con trai nhà văn hóa Phạm Quỳnh) tại buổi lễ.


NHỮNG KẺ NGU DỐT VÀ PHÁ HOẠI

Dù ngụy biện thế nào đi nữa, hành vi của ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc phát hành phim của CGV VN, cùng Ban Tuyên Giáo Trung Ương và nay là Bộ Văn Hóa hoặc tham tiền, hoặc ngu đần, hoặc bị TQ móc nối đều có thể được hiểu là họ không ngần ngại bán đứng Tổ Quốc.








Sự ngu dốt nào cũng đều phải trả giá, hoặc chúng giả ngu để tiếp tay cho việc chủ quyền biển đảo trở nên bị xâm hại ngày càng trắng trợn hơn từ kẻ bành trướng.

Phim nói Biển Đông thuộc Trung Quốc vẫn duyệt chiếu ở Việt Nam?


Dù ngụy biện thế nào đi nữa, hành vi của ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc phát hành phim của CGV VN, cùng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, hoặc tham tiền, hoặc ngu đần, hoặc bị TQ móc nối đều có thể được hiểu là họ không ngần ngại bán đứng Tổ Quốc.



Dù đưa ra thông điệp độc chiếm Biển Đông, phim Điệp vụ Biển Đỏ của Trung Quốc vẫn 'lọt lưới' kiểm duyệt của cơ quan chức năng rồi được trình chiếu rộng rãi ở nhiều hệ thống rạp tại VN.

Đoàn chiến hạm trong một cảnh phim Điệp vụ Biển Đỏ

Ảnh:  Chụp lại từ phim



Tập Cận Bình Lái Trung Quốc Trở Lại Thời Kỳ Mao Trạch Đông


Willy Wo-Lap Lam

  (Lê Minh Nguyên dịch)



Tập Cận Bình
Chính trị Trung Quốc đang trải qua một sự tục hậu đáng ngạc nhiên sau thông báo ngắn gọn của Tân Hoa Xã vào ngày 25/2/2018 rằng việc sửa đổi sắp tới của hiến pháp nhà nước sẽ hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho các chức vụ Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Nuớc. Tân Hoa Xã nói rằng Lãnh đạo đảng muốn "loại bỏ quan điểm Chủ tịch và Phó Chủ tịch...‘sẽ không được vượt quá hai nhiệm kỳ liên tiếp’ ra khỏi Hiến pháp của đất nước". Điều sửa đổi hiến pháp này, có nghĩa là để Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo suốt đời, và  Trung Quốc trở lại thời đại của Chủ tịch Mao, khi Người Cầm Lái Vĩ Đại này (the Great Helmsman) không bị hạn chế nhiệm kỳ, cai trị bằng chiếu chỉ (diktat, dogmatic decree). Âm mưu chính trị và đấu tranh phe phái bây giờ đã trở thành thuờng nhật khi phát triển kinh tế và xã hội bị đứng sựng lại.


Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng phát có thể làm sụp đổ chế độ hiện tại của Trung Quốc


Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với dự kiến áp đặt tăng thuế nhằm chống lại Trung Quốc, thông tin khiến thế giới chú ý và nhiều dự đoán về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ theo đó được đưa ra. Có bình luận cho rằng trong cuộc chiến này Trung Quốc không có cơ hội chiến thắng, và rằng Trump có khả năng làm sụp đổ chế độ cộng sản Trung Quốc.

Để đối phó với tình trạng Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, chiều ngày 22/3 Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ tăng thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc, có thể lên tới 60 tỷ USD (Ảnh: AP)


Tập Cận Bình: “Tsar hoàng đỏ” mới của Trung Quốc


Vương Thuyên
 
I-Lời phi lộ



ảnh minh họa
Từ khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, Mao Trạch Đông (Mao Zedong) có thể ví như một “hoàng đế đỏ” vì đã ngự trị trong một thời gian dài 27 năm (1949-1976). Các người kế nhiệm chỉ ở một thời gian ngắn như Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng, 1976-1980), Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang, 1980-1987), Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang, 1987-1989) hoặc có hai nhiệm kỳ mười năm như Giang Trạch Dân (Jiang Zemin, 1989-2002) [1], Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao, 2002-2012). Lại nữa, sau 1989. những người này lãnh đạo Đảng theo chế độ tập thể do Đặng Tiểu Bình chủ xướng. Trường hợp của Tập Cận Bình (Xi Jinping) thì khác. Sau nhiệm kỳ một (2012-2017), họ Tập được tái cử TBT Đảng ở Đại hội thứ 19 rồi cho sửa đổi Hiến pháp để ở lại suốt đời cho đến khi chết.

Phải chăng ông Tập muốn trở thành “Tsar hoàng đỏ” mới của Trung Quốc?

Chúng ta hãy thử xem sách lược của Tập Cận Bình để đi đến quyền lực tuyệt đối  sau 42 năm Mao từ trần.

TRAO ĐỔI TIẾP VỚI G.S PHAN HUY LÊ VỀ SỬ VIỆT


Hà Văn Thùy



Trong bài trước tôi đã trao đổi với GS Phan Huy Lê về ba vấn đề:  1. Ghi nhận công lao nhà Nguyễn; 2. Những khoảng trống lịch sử 3.  Xác lập quan điểm lịch sử mới. Nay xin thảo luận tiếp với Giáo sư về hai điều vô cùng hệ trọng khác. Trang Thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 22.2 năm 2017* viết:

1.“GS. Phan Huy Lê cho biết: Các nhà khoa học đã tìm được những di chỉ của thời cổ đại, những công cụ của giai đoạn sơ kỳ trong thời đại đồ đá cũ xác định thời tiền sử của Việt Nam không phải 30 vạn năm như trước đây vẫn khẳng định mà có thể từ 60-80 vạn năm. GS. Phan Huy Lê nhấn mạnh, đây là một đột phá lớn, làm thay đổi sâu sắc những hiểu biết về lịch sử thời cổ đại của người Việt Nam và từ đó, lịch sử đã được nâng lên một tầm vóc mới.”

  Cần hiểu thế nào về phát biểu này? 

27/03/2018

NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆT ĐIỆN THAN LẠC HẬU CỦA TRUNG QUỐC


Tô Văn Trường

Tô Văn Trường: "Không thể cải cách kinh tế nếu không cải cách chính trị. Chính trị với quyền lực có khả năng kiểm soát lẫn nhau mới có thể ngăn cản được tham nhũng, và kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép."

Nền kinh tế Việt nam ngày càng rơi vào nợ nần, đầu tư thì dựa vào doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài. Ở đây, tôi chỉ nói đến nợ nước ngoài, không nói đến nợ trong nước của doanh nghiệp nhà nước mặc dù nó còn lớn hơn nhiều. 

TỔNG HỢP MỘT SỐ Ý KIẾN QUAN TÂM TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI DÂN PHẢN ÁNH ĐẾN LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC


Mừng Đảng Quanh Vinh
Mừng Bé Ăn Xin

Tô Văn Trường: "Đất nước và con người là yếu tố cơ bản của nội lực. Chúng ta đều nói rất nhiều về “lỗi hệ thống” và tính lạc hậu của thể chế hiện tại, nhưng nói cho cùng thì hệ thống và thể chế đều do con người tạo ra. Vì vậy, nếu để Việt Nam phát huy được nội lực thì mỗi người Việt Nam, mà đầu tiên là các nhà lãnh đạo phải quyết tâm vượt qua chính mình chứ không phải ngồi chờ thể chế thay đổi."





TRAO ĐỔI VỚI G.S PHAN HUY LÊ VỀ SỬ VIỆT


Hà Văn Thùy
G.S PHAN HUY LÊ:Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó”?  
Hà Văn Thùy: "Nói như vậy, vô hình trung, Giáo sư Lê đã đánh đồng sự sở hữu và quản lý hợp pháp với sự chiếm đóng trái phép bằng cưỡng đoạt?! Không thể có cách hiểu nào khác ngoài việc ông Giáo sư chấp nhận sự chiếm đóng trái phép của Trung Quốc không chỉ với Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng mà còn với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam?!"

Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (2018)




Sau khi xem xét kết quả bầu chọn của các Ban Xét Giải và đề xut ca Thường trc Hi đồng Gii, Gii Văn Vit ln th Ba đã được Ch tch Hi đồng Gii, Nhà văn Nguyên Ngọc, quyết định như sau:

1. Giải Đặc bit: Tác gi Khut Đẩu. Tác phm: Tiu thuyết Nhng tháng năm cung nộ” và chùm truyện ngắn đăng trên Văn Vit năm 2017. 

VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP


PHẠM ĐÌNH TRỌNG

nhà văn Nguyên Ngọc


Ngày thứ ba, 13.3.2018, ban Tuyên giáo của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị do ông Phó Trưởng ban thường trực Võ Văn Phuông kí yêu cầu tổ chức đảng của bộ Giáo dục Đào tạo: Rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức “Văn Đoàn Độc Lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học ngữ văn mới.


NƯỚC PHÁP KHÓC MỘT VỊ ANH HÙNG


Từ Thức

Nước Pháp khóc ARNAUD BELTRAME, một anh hùng vừa hy sinh để cứu người khác. Vị giám mục làm chủ lễ cầu nguyện nhắc một câu trong kinh thánh : một người tử vong thay cho một dân tộc, để một quốc gia không chết.

Trung tá gendarme (hiến binh, cảnh sát quân phục) Beltrame đã tình nguyện làm con tin để cứu những con tin khác, khi một tên khủng bố Hồi giáo đột nhập một siêu thị ở miền Nam nước Pháp, hôm thứ Sáu vừa qua. 
Trung tá Beltrame, 44 tuổi