21/11/2011

TRẦN TRUNG ĐẠO LÀ AI MÀ DÁM LỚN TIẾNG CA NGỢI CÁCH MẠNG HOA LÀI ?



Ông Trần Trung Đạo là ai mà đã ca tụng “Cách mạng Hoa Lài”, ca tụng“Mùa xuân Ả Rập”, ca tụng các thế lực ngoại bang đã can thiệp lật đổ và truy sát lãnh đạo của một đất nước có chủ quyền (như Kadafi ở Libya). Nghĩa là, Trần Trung Đạo đã ca tụng việc làm tay sai bán nước, ca tụng loại cách mạng để chỉ đưa đất nước “đi từ cái hố này đến cái hố khác” ! ! !  Như vậy, Trần Trung Đạo đã chứng tỏ sự ấu trĩ trong nhận thức về dân chủ, dân quyền.  Vậy thì, có tin được gì ở những người  như ông họ Trần này nói về dân chủ dân quyền không ?
Thật ra, còn có nhiều người khác cũng suy nghĩ  hời hợt như vậy. Phải chăng, họ chỉ chuyên chơi với những con chữ cho thành câu cú kêu to, nhưng tư duy thì hoặc là chả có gì, hoặc là âm mưu phá hoại đất nước theo dẫn dắt của ngoại bang ? Tại sao, họ chỉ kêu gọi cho một “mục đích bế tắc !”, chỉ kêu gọi cho việc “đi từ cái hố này đến cái hố khác”, chỉ kêu gọi cho việc “làm tổn phí thì giờ và tiềm lực của đất nước” ? Làm như vậy, đó chẳng phải là cái tội lớn đối với đất nước và đồng bào hay sao ?
Phải chăng Trần Trung Đạo đang có ý định đào khơi những cái hố, cái "ổ gà", "ổ trâu" trong lòng dân tộc ???


Tặng Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến

Một khẩu hiệu bằng chữ nổi gắn phía trên trụ sở Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Dưới đường là ba phụ nữ đang đứng chờ công bằng, dân chủ, văn minh.

NHÂN DÂN


Nguyễn Khoa Điềm
Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
Cặm cụi với sách vở
Họ là nhân dân thứ thiệt

Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình !

Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình ?

Không !
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ.
 Tháng 11. 2011
N.K.Đ

08/11/2011

Dấu ấn

                                                 Phạm Đình Trọng
 Bàn giao quyền lực cho người kế nhiệm rồi lui vào lịch sử. Vâng, người lãnh đạo đất nước rời chính trường không lui vào mịt mù hư vô mà lui vào lịch sử. Việc làm, ứng xử của người lãnh đạo đất nước quyết định giàu nghèo, mạnh yếu cả dân tộc, quyết định cuộc sống bình an hay xao xác của người dân sẽ để lại dấu ấn trong lịch sử, để lại dấu ấn trong lòng dân. Người lãnh đạo có tài năng và đức độ để lại tiếng thơm. Người thiếu tài, kém đức để lại vết nhơ! Trăm năm bia đá thì mòn / Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ (Ca dao). Người lãnh đạo đất nước tạc dấu ấn vào bia đá lịch sử, tạc dấu ấn vào bia miệng dân gian! Dấu ấn của trăm năm! Dấu ấn của ngàn năm!