30/09/2018

NÓ NÓI "CÓ" THÌ TẤT MÌNH PHẢI NÓI "KHÔNG"


Dao Tien Thi
(Một câu chuyện đi họp Liên Hợp Quốc của đại biểu Belarussia)


Nguồn: Thông tấn xã Pháp (Agence France Presse) trong mục "Le monde en images" (hình ảnh của thế giới)

Ngày hôm nay trên mạng XH rộ lên cảnh tham tán VN Nguyễn Nam Dương tại Liên hợp Quốc đã ngủ say khi Hội đồng đang thảo luận. Một số báo “lề phải” cũng lên tiếng, không dám bác bỏ hoàn toàn mà chỉ dè dặt phỏng đoán rằng bức ảnh bị cắt cúp, đồng thời thanh minh chuyện ngủ gật đi họp là chuyện rất thường tình!

Bắc Hàn chào đón Nam Hàn

Nhân dân Bắc Hàn rất quen thói vỗ tay trăm người như một. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Kim Young Un cho phép vỗ tay Tổng thống Nam Hàn trong một cuộc tiếp đón vô cùng long trọng.

Không thỏa thuận tại “họng súng”, Trung Quốc khiến Mỹ thất vọng

Trung Quốc có cộng đồng người dùng internet lớn nhất thế giới, lên tới hơn 800 triệu người

Dưới sự chỉ đạo của “ông chủ mới”, Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc đang và sẽ thực hiện một loạt biện pháp mạnh tay trong quản lý internet. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh đang kêu gọi lượng người dùng internet đông đảo ở Trung Quốc cùng tham gia vào một cuộc chiến phục hồi hệ sinh thái mạng.

Ông Quý Phó chủ tịch nhân văn quá, nhân văn không chịu nổi!


Xuân Dương: "Vậy việc Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý và lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội thăm hỏi tặng phong bì cho ngưới sốc ma túy nói lên điều gì? 


Không chỉ người Kẻ Chợ, người dân cả nước không hề quên chuyện có ông lãnh đạo Hà Nội dùng dằng mãi không chịu trả nhà công vụ, chuyện chặt hạ hơn 6.000 cây xanh đường phố hay chuyện “Quy hoạch băm nát thủ đô”.


Báo điện tử Vov.vn viết: “Hành động này ngay lập tức bị đưa ra so sánh với vụ cháy trên đường Đê La Thành, gần bệnh viện Nhi Trung ương, khiến hàng chục gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, và đặc biệt, đa phần trong số họ đều có hoàn cảnh éo le, con cái bệnh tật.

Thế nhưng tuyệt nhiên, gần 3 giờ "giặc lửa" hoành hành mà không thấy bóng dáng vị lãnh đạo thành phố nào xuất hiện để trấn an người dân, động viên tinh thần các chiến sĩ PCCC

Phải chăng điều này cho thấy “tâm và tầm” của mấy vị lãnh đạo Hà Nội đã thực hiện một việc làm mà người ta nói là “Nhân văn quá, nhân văn không chịu nổi”?"


Hình ảnh cô gái sốc ma tuý phải cấp cứu nhận phong bì từ tay lãnh đạo Thành phố Hà Nội gây nhiều tranh cãi, bức xúc (ảnh chụp màn hình Vov.vn)

29/09/2018

CÔNG ĐOÀN TAY SAI-LÃNG PHÍ TIỀN DÂN


Phạm Trần



“Hiện nay xã hội vẫn băn khoăn trước tình trạng một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, chỉ lo nhiều đến những vấn đề lợi ích kinh tế, đời sống cụ thể trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược như ý thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm của giai cấp công nhân...; một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Đó là lời hờn dỗi và trách móc nhưng lo âu không nhỏ của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu  ngày 25/09/2018 tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12, nhiệm kỳ 2018- 2023, tổ chức tại Hà Nội ngày 25/09/2018.



Nghĩa trang Mai Dịch sẽ ế !



 Thiện Tùng     

Cổng chính nghĩa trang Mai Dịch – Hà Nội

Tổ tiên bao đời truyền tụng lại với con cháu: Sống cái nhà, chết cái mồ”. Thấm nhuần câu nói truyền đời ấy, 64 năm qua (1954-2018), “Đảng ta” đặc biệt quan tâm về vấn đề nầy. Khi chưa lo được cho toàn bộ, ít nhứt cũng phải lo cho cục bộ.

CÚNG CỤ TỔ



Trương Tuần

- Cụ ơi, tối hôm Rằm tôi sang ngõ nhà cụ định vào chơi, thấy cụ bày cố giữa sân cúng bái lia lịa. Chẳng hay nhà cụ có giỗ ?

- Vâng giỗ cụ cố nội nhà tôi.

- Đúng Rằm trung thu hả cụ ?

- Thì cố nội nhà tôi băng hà rồi vù lên với chị Hằng.

- Ô thế cố nội nhà cụ là chú Cuội hả cụ ?

- Thì VƯỠN.. bà con toàn gọi Chú Cuội chứ họ chúng tôi không dãm hỗn, toàn gọi Cụ Cuội..Này nhờ cụ tôi dạy nói dối, đưa ra chủ thuyết nói dối mà cả họ khá giả cụ ạ, kiếm ăn lên đời hết.

Ô Thôi bỏ mẹ, lâu nay tôi kết bạn với hậu duệ chú Cuội !

- Thì VƯỠN...


http://trannhuong.net/tin-tuc-53706/cung-cu-to.vhtm

Đôi mắt hình “viên đạn”


Thiện Tùng

Đám tang đừng bảo người ta cười, đám cưới đừng bảo người ta khóc – đó là đạo lý ở đời. Trong 2 ngày quốc tang  cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang có những lạ thường khiến xã hội đặc biệt quan tâm: Về quy mô lễ tang, về đôi mắt hình “viên đạn” và về sự tham gia nhiệt thành của Phật giáođó là 3 điều người ta muốn mà chưa biết, đang bàn tán lung tung theo cảm hứng.

Quy mô lễ tang

Theo báo trong nước thống kê và đưa tin: Có đến 1.500 đoàn khách trong ngoài nước đến viếng lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang, quy mô lớn khủng nầy chưa từng có từ sau 1975.  Nếu so với những cựu đại thần đã qua đời trong diện cử quốc tang thì sự cống hiến của ông Quang cho quốc gia, dân tộc còn khiêm tốn hơn nhiều. Tổ chức tang lễ cho ông Quang linh đình, hao tốn như thế với dụng ý gì? – đó là điều công chúng muốn biết.

BẢN TUYÊN BỐ THỦ THIÊM - SỐ 2 Cập nhật ngày 29 tháng 9 năm 2018 với 5 tổ chức, 112 cá nhân ký tên)


Các Tổ chức xã hội dân sự và Cá nhân ký tên xin  ghi rõ họ tên, nghề nghiệp (chức vụ nếu có), địa chỉ cư trú hay làm việc, tên quốc gia (nếu ở ngoài VN) gửi về đ/c email: tuyenbothuthiem@gmail.com


BẢN TUYÊN BỐ THỦ THIÊM - SỐ 2
(Quý vị ký tên xin gửi Email: tuyenbothuthiem@gmail.com)



Cập nhật ngày 29 tháng 9 năm 2018 với 5 tổ chức, 112 cá nhân ký tên)



Ngày 19 tháng 5 năm 2018, Trước tình hình nghiêm trọng của vấn đề đất Thủ Thiêm, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự và người Việt trong và ngoài nước đã ký bản “TUYÊN BỐ VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI, CHÙA LIÊN TRÌ, NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở THỦ THIÊM” (Gọi tắt là “Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm - Số 1”) – đồng lòng đưa ra những yêu cầu sau:

1- Trả lại cho dân, Chùa Liên Trì, Nhà Thờ và Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm… phần đất không có trong Quy hoạch ban đầu theo văn bản lập quy của Thủ tướng, và đền bù thoả đáng cho những nạn nhân đã bị cưỡng chế oan ức.
2- Nghiêm trị các tổ chức và cá nhân vô trách nhiệm, lộng quyền, tước đoạt tài sản và quyền sống của nhân dân, chà đạp luật pháp và đạo lý dân tộc.
3- Chấm dứt ngay việc cưỡng bức thu hồi đất trái nguyện vọng của người dân mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện.
4- Lập ban thanh tra có sự tham gia của cộng đồng xã hội (đại diện những người có quyền sử dụng đất), rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đô thị trên cả nước.
-Công nhận và hiến định chế độ đa sở hữu đối với đất đai trên cả nước.
-Công nhận và cho đăng ký các Hội đồng đại diện quyền lợi và ý nguyện của người sử dụng đất trên khắp cả nước, và trả lại cho toàn dân quyền tự do lập hội.”



Nay, Thanh tra Chính phủ đã ra bản Thông báo số 1483/TB- TTCP Ngày 4 tháng 9 năm 2018 do ông Đặng Công Huấn, phó Tổng TTCP ký về một số vấn đề của Thủ Thiêm đã công bố trên các cơ quan truyền thông ngày 7/9/2018. Tiếp đó ngày 21/9/2018, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã họp báo thông tin kế hoạch thực hiện Thông báo Kết luận của thanh tra Chính phủ ở trên, và đã xin lỗi nhân dân TPHCM.


Các Tổ chức xã hội dân sự và Cá nhân ra BẢN TUYÊN BỐ THỦ THIÊM - SỐ 2
như sau:

1-Ghi nhận việc Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và đã ra Thông báo Kết luận Thanh tra 1483/TB-TTCP, UBND TP Hồ Chí Minh đã họp báo xin lỗi dân; hoan nghênh các luật sư giúp dân đòi công lý, lẽ sống.

2- Yêu cầu Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan hữu quan của trung ương và thành phố xử lý các vấn đề liên quan, đáp ứng yêu cầu bức bách liên quan đất đai Thủ Thiêm, đặc biệt xử lý nhiều điểm mà người dân oan Thủ Thiêm cho là chưa thỏa đáng trong nội dung Thông báo Thanh tra số 1483/TB-TTCP, cũng như nội dung cuộc họp báo của UBND TPHCM ngày 21/9/2018 về kế hoạch thực hiện Thông báo trên.

3- Đề nghị các luật sư đã và đang tham gia đại diện cho bà con Thủ Thiêm tiếp tục các công việc hỗ trợ bà con đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của mình.

4- Yêu cầu các nhánh quyền lực Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương đến TPHCM tiếp tục giải quyết những yêu cầu mà “Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm- số 1” đã đưa ra nhưng chưa được giải quyết.

5- Chúng tôi kêu gọi các nhà báo, các cơ quan truyền thông nhà nước và mạng xã hội, các cơ quan thông tấn nước ngoài tiếp tục theo dõi, đưa tin và bình luận các diễn biến tiếp theo của vụ Thủ Thiêm.


Chúng tôi yêu cầu Chính phủ, UBND TP HCM nhanh chóng giải quyết những vấn đề bức bách đã tồn tại từ 20 năm nay, đảm bảo Quyền căn bản của người dân và theo đúng Pháp luật, để sớm ổn định cuộc sống, xã hội, rút ra bài học cho những lãnh đạo tiếp theo không gây ra sai lầm, tội ác nào nữa với người dân Thủ Thiêm và người dân cả nước nói chung.



Làm tại Sài Gòn, ngày 23-09-2018


Các Tổ chức xã hội dân sự và Cá nhân ký tên xin ghi rõ họ tên, nghề nghiệp (chức vụ nếu có), địa chỉ cư trú hay làm việc, tên quốc gia (nếu ở ngoài VN) gửi về đ/c email : tuyenbothuthiem@gmail.com


Tổ chức:


1. CLB Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, cựu tù Côn Đảo
2. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
3. Diễn đàn XHDS. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
4. Hội Bầu bí tương thân. Đại diện: Nguyễn Lê Hùng
5. Hội Dân Oan Ba Miền. Đại diện: Nguyễn Trường Chinh, Dân oan Hải Dương

Cá nhân: 


1. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội trí thức yêu nước TPHCM, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng (TV CLB LHĐ)
2. Hoàng Hưng, nhà thơ-nhà báo tự do, Sài Gòn
3. Đào Công Tiến, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM
4. Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng
5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
6. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
7. Ngyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Austalia
8. Trần Đức Quế, chuyên viên hưu trí, Hà Nội
9. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, (CLB Phan Tây Hồ)
10. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ về hưu, TV CLB LHĐ, SG
11. Ngô Kim Hoa, nhà báo Sương Quỳnh, TV CLB LHĐ, SG
12. Lê Phú Khải, nhà báo, TV CLB LHĐ, SG
13. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó TBT Báo Tuổi Trẻ, TV CLB LHĐ
14. Lê Công Giàu, cán bộ hưu trí, TPHCM
15. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM, TV CLB LHĐ, SG
16. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
17. Vũ Trọng Khải, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Quản lý Cán bộ, Bộ NN&PTNT, TPHCM, TV CLB LHĐ.
18. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TV CLB LHĐ
19. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT, TV CLB LHĐ, Sài Gòn
20. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo, TV CLB LHĐ, Sài Gòn
21. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu văn hóa, hưu trí, Sài Gòn
22. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG
23. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, TV CLB LHĐ
24. Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư danh dự Đại học Liege, Bỉ. Sống ở Sài Gòn
25. Nguyễn Quang A, TS khoa học, Hà Nội
26. Bùi Minh Quốc, nhà thơ- nhà báo độc lập, Đà Lạt
27. Hà Sỹ Phu, TS Sinh học, nhà nghiên cứu, Đà Lạt (CLB Phan Tây Hồ)
28. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí, Đà Lạt (CLB Phan Tây Hồ)
29. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
30. Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, Nha Trang, Khánh Hòa
31.  Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
32. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
33. Trần Văn Bang, kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG
34. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
35. Nguyễn Xuân Diện, tiến sĩ, Hà Nội
36. Nguyễn Khắc Mai, cán bộ hưu trí, Hà nôi
37. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
38. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
39. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.

40. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường), Vũng Tàu
41. Nguyên Ngọc, nhà văn,Hội An
42. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
43. J.B Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo tự do, Hà Nội.
44. Lê Mai Đậu, kỹ sư hưu trí, Hà nội.
45. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp.
46. Nguyễn Đăng Quang, đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công An, Hà Nội
47. Uông Đình Đức, Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.Hồ Chí Minh
48. Nguyễn Đình Thục, linh mục Giáo phận Vinh
49. Thích Nữ Đàm Thoa, sư oan chùa Đào Non, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, Bắc Giang.
50. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư Tin Lành. Q Thủ Đức, Sài Gòn.
51. Thích Ngộ Chánh, tu sĩ Phật giáo, Đồi Thông Phương Bối, thôn 2, xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
52. Phạm Thanh Tuyền, xóm 7, Khánh Nhạc, Yên Khánh, Ninh Bình
53. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, cựu dân biểu VNCH, Sài Gòn
54. Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố, Sài Gòn
55. Bùi Nghệ, hưu trí, thành viên CLB LHĐ, SG
56. Đặng Hữu Nam, linh mục giáo phận Vinh
57. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, nguyên UVBCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, HN
58. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư, cư trú tại Thụy Sĩ
59.Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, hưu trí, CHLB Đức
60.Võ Ngọc Ánh,cựu phóng viên Saigon Times Group, sinh viên tại TP. Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ
61.Vũ Giang, Orange county, California, USA
62. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Đăk Lăk
63. Võ Xuân Tòng, nhà văn

64. Phan Chanh Luan, principal engineer, London, Anh Quoc 
65. Huỳnh nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
66. Huỳnh nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
67. Đỗ Thịnh, 76 tuổi, hưu trí, Hà Nội
68. Nguyễn Trong Việt, kỹ sư thủy lợi về hưu,P. Bạch Mai,Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội 
69. Bùi Hiền, công dân, Canada

70. Hà Trọng Tấn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

71. Nguyễn Tuấn Phong, kỹ sư, Biên Hòa, Đồng Nai

72. Đoàn Huy Chương,Phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt, Ấp 3 xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai.

73.Tô Oanh, giáo viên đã nghỉ hưu, đường Trần Đăng Tuyển, TP Bắc Giang

74.Nguyễn Đức Phố, nông dân, Sài Gòn

75. Nguyễn Trọng Bách, kĩ sư, Nam Định

76. Phạm Duy Hiển, cựu chiến binh (CCB), hưu trí, TP Pleiku, Gia Lai

77. Nguyễn Thiết Thạch, lao động tự do, Sài Gòn

78. Hoàng Văn Khẩn, tiến sĩ sinh hoá học, Genève, Thụy Sĩ

79. Nguyễn Tâm, kỹ sư điện cơ, TPHCM

80. Nguyễn Ngọc Xuân, nông dân nghỉ hưu, Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu

81. Nguyễn Văn Nghi, tiến sĩ sinh học, Hà Nội

82. Lê Mạnh Năm, nghiên cứu viên, Hà Nội

83. Trần Ngọc Anh, dân oan, Xuyên Mộc, BR-VT

84. Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

85. Ngô Thị Thứ, giáo viên về hưu, Thủ Đức, Sài Gòn

86. Chu Sơn, nhà thơ tự do, Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

87. Nguyễn thị Kim Thoa, bác sĩ, Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh


88. Lê Đức Quang, TS, giảng viên, Huế

89. Lưu Thành, CCB, tỉnh Bình phước

90. Đỗ Thị Ngọc Anh, nghề nghiệp tự do, Hoàng hoa Thám, P.13, Q Tân Bình, TPHCM 

91. Trần Thanh Tuấn, giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên, Hà Nội

92. Nguyễn Bá Dũng, hưu trí, Hà Nội

93. Bùi hoàng Thắng,nông dân,Buôn Ma Thuột, Đăk Lak

94. Hà Dương Tuấn, hưu trí, nguyên chuyên gia CNTT, Cộng hòa Pháp

95. Hoàng Minh Tuấn, nghỉ hưu, quận 3, Sài gòn

96. Ngụy Hữu Tâm, dịch giả, HN
97. Nguyễn Hữu Viện - sáng lập viên Đại học Số hóa Trực tuyến Bézier  và Thư viện Số Phan Châu Trinh, Cộng Hòa Pháp

98. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Paris – Pháp

99. Mai Văn Rê, kinh doanh, SG

100. Ngô Văn Hiền, kỹ sư, Sài Gòn

101. Lê Phước Sinh, dạy học , Sài Gòn

102. Lê Văn Sinh, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội

103. Nguyễn Quang Vinh, sĩ quan quân đội nghỉ hưu, Hà Nội

104. Nguyễn Thị Thu Hà, dân oan, Trường Sa, Nha Trang, Khánh Hòa

105. Đỗ Thành Nhân, tư vấn dự án, Quảng Ngãi

106. Đinh Đình Điệp, cựu máy trưởng tàu viễn dương, Hải Phòng

107. Phạm Hồng Thắm, nhà báo nghỉ hưu, Hà Nội

108. Nguyễn Minh, kinh doanh, F7, Bình Thạnh, SG

109. Đồng Quang Vinh, hưu trí, Khánh Hòa

110. Đặng Vĩ, làm tự do, Hoàn Kiếm, Hà Nội

111. Lê Quý Vũ  (FB Quý Vũ Lê), công nhân, Long Thành, Đồng Nai
112. Trần Thị Huyền Trang, London, England

Cứ lục lại ai là Chủ tịch thời đó, sẽ ra ngay cá nhân sai phạm vụ Thủ Thiêm


Nhật Minh

(GDVN) - Đó là quan điểm của ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.



Ông Ngô Văn Sửu không giấu nổi sự bức xúc khi trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh câu chuyện sai phạm trong triển khai quy hoạch dự án Thủ Thiêm.

Ông Ngô Văn Sửu. 
Ảnh:Báo Người Đưa Tin
“Như kết luận của Thanh tra Chính phủ thì sai phạm rất nhiều, rất nghiêm trọng. Sai phạm này có hệ thống trải qua 3 – 4 nhiệm kỳ, từ Thành phố đến quận, phường.

22 năm bằng 1/3 đời người, đến tận bây giờ, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh mới xin lỗi người dân.

Như những người dân Thủ Thiêm khổ sở bao năm qua, tôi chờ việc giải quyết hậu kết luận thanh tra, làm sao đưa các cá nhân vi phạm ra xử lý thích đáng”, ông Sửu nêu quan điểm.


Cố vấn an ninh Mỹ cảnh báo sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã cảnh báo những hành động “rất nguy hiểm” của Trung Quốc trên Biển Đông giữa lúc Bắc Kinh chỉ trích các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của các nước trên vùng biển này.


Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (Ảnh: Bloomberg)


Lo ngại chiến lược đầu tư cảng nước ngoài “hai trong một” của Trung Quốc

Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, lo ngại về khả năng Trung Quốc sử dụng các khoản đầu tư vào các dự án cảng biển ở nước ngoài cho mục đích quân sự của Bắc Kinh.


Công ty vận tải biển Cosco của Trung Quốc vận hành một phần cảng Piraeus ở Hy Lạp. (Ảnh: AFP)
Với Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang đẩy mạnh đáng kể các khoản đầu tư toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng biển. Vành đai và Con đường là sáng kiến gắn liền với vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình, được công bố từ năm 2013 với mục đích thúc đẩy thương mại và sự kết nối giữa các châu lục Á, Âu, Phi trên phạm vi toàn cầu.


26/09/2018

“Tôi không quan tâm về Chính trị”


Thiện Tùng



Không “lịch sự” chút nào, trong buổi trà đàm, người ta đang bàn chuyện Quốc tang, gã đến chưa kịp ngồi, đứng phán ngay: “Tôi không quan tâm về chính trị, bàn về kinh tế mới sát với cuộc sống”.



Mọi người mất hứng, ngồi lặng thinh, chờ xem gã định diễn trò gì nữa.



Không cần ngồi, với vẻ không hài lòng, gã thông tin rạch ròi: “Bộ Tài chính đề nghị, được thường vụ Quốc hội thông qua, đầu năm tới lại tăng thuế xăng dầu thêm 4.000 đồng/lít cho bảo vệ môi trường. Theo báo Lao Động, năm 2016, thuế môi trường đánh vào xăng đầu thu về 42.300 tỷ, thực chi cho môi trường chỉ có 12.290 tỷ - còn hơn 30.000 tỷ ở đâu, vào túi ai? . Quá rồi!”.

 
Thảm cảnh nầy đừng nói không liên quan đến chính trị


Độc Quyền Sách Giáo Khoa Là Nhiệm Vụ Chính Trị!


Nguyễn Quang Duy


Ở các nước tự do, vai trò chính phủ giới hạn trong việc lập chiến lược, đề ra chính sách và chương trình hoạt động.

Chính phủ không giữ vai trò con buôn cạnh tranh sản xuất, mua, bán và phục vụ.

Nhưng Nhà nước Việt Nam thì khác, độc quyền ngay cả việc kinh doanh sách giáo khoa.

Nhà nước lo từ việc ra luật bảo vệ độc quyền, đầu tư, xây dựng, đến lập chương trình, soạn, thẩm định, in ấn và bán sách giáo khoa. Nói theo cách bình dân là lo từ A tới Z.

Điều đáng nói là các giới chức có thẩm quyền luôn đánh tráo các khái niệm về lợi nhuận, nhóm trục lợi và lợi ích nhóm, nhằm định hướng dư luận bảo vệ độc quyền kinh doanh.

Vì thế, khi được báo Lao Động phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên nhà xuất bản Giáo dục cho biết làm sách giáo khoa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng được cấp trên giao, không mang lại lợi nhuận.

Quốc tang



24-9-2018



Chính phủ nên sửa Nghị định 62. Thay vì quy định cứng 4 chức danh được tổ chức quốc tang nên đưa ra các tiêu chí.
Quốc tang chỉ nên tổ chức với người thực sự có công trạng lớn với đất nước; với một người hoặc nhiều người chết vì những hành động quả cảm hoặc chết trong những tình huống bi thảm…; với những người mà cuộc sống của họ thực sự là một tấm gương và cái chết của họ có khả năng lay động.

Trung Quốc đang đối đầu với sự thù địch mới của Mỹ. Nhưng liệu nó đã sẵn sàng cho cuộc chiến?


Người dịch:  Huỳnh Văn Hoa


Jane Perlez
 



Nhà lãnh đạo Trung Quốc, mặc bộ đại cán kiểu Mao, và tổng thống Mỹ, mặc bộ tuxedo màu đen, đứng cạnh nhau, tay giơ cao, tại trung tâm Kennedy. Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và Jimmy Carter cùng ngoác miệng cười khi giàn nhạc chơi bài “Getting to Know You”, báo hiệu buổi bình minh của một kỷ nguyên mới của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.

Tư lệnh hải quân Trung Quốc bất ngờ hủy họp với Mỹ


Tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long - Ảnh: Internet


Do tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tăng cao, Tư lệnh hải quân nước này là ông Thẩm Kim Long bất ngờ hủy một cuộc họp trên đất Mỹ.
Việc hủy cuộc họp giữa ông Thẩm Kim Long với người đồng cấp Mỹ John Richardson chỉ được phía Trung Quốc đưa ra trước cuộc họp chưa đầy 48 giờ, theo hai quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN.


25/09/2018

Thư gửi Thiếu tướng Lê Mã Lương và nhóm biên soạn sách “GẠC MA vòng tròn BẤT TỬ”


Tôi tên Vũ Đức Lâm công dân Úc gốc Việt từ năm 1978, đang sống và làm việc tại miền Nam nước Úc, facebook tên Vũ Đức Lâm, không phải nhà văn nhà báo… mới tham dự facebook từ tháng 4/2018. Viết thư này theo lời mời góp ý đăng trong trang 6 của cuốn sách.

Góp ý của tôi là đề nghị đổi tên sách “GẠC MA vòng tròn BẤT TỬ” thành “GẠC MA vòng tròn THẢM TỬ” khi xuất bản ở ngoài nước Việt Nam vì 3 lý do sau đây:

“Sau bức hình này là một câu chuyện”


Phan Doc Lap 

“Sau bức hình này là một câu chuyện”: Ông Dương Danh Dy



Ông Dương Danh Dy đã từ trần hôm 17 tháng 9 và được đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng một cách lặng lẽ. Chỉ có vài cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức loan báo điều này sau khi mạng xã hội và hệ thống truyền thông quốc tế đưa tin.


Thủ Thiêm kỳ V: ĐAU THƯƠNG CHỒNG CHẤT ĐAU THƯƠNG


Võ Đắc Danh

Gần nhà chị Vinh, một ngôi nhà còn sót lại nằm chơ vơ giữa bãi tha ma là ngôi nhà của vợ chồng ông Hùynh Văn Lực và bà Nguyễn Thị Giáp. Ông Lực 91 tuổi đời, 70 tuổi đảng, bị tai biến mạch máu não nằm liệt giường, bà Giáp 83 tuổi, lụm khụm chăm sóc cho chồng. Hồi xưa họ có người con trai hiền lành, ngoan ngoãn, nhưng đã chết vì tai nạn điện. Bà nói, nếu nó còn sống thì đỡ khổ cho tôi, ít ra có con cháu cũng bớt đi sự cô quạnh của tuổi già. Giờ trong tình cảnh nầy, nếu tôi ngã bệnh thì . . . thật là khổ. Tôi hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu không may bà ngã bệnh giữa cái bãi tha ma nầy trong căn nhà không có người thứ ba, chung quanh không có láng giềng. Tôi không dám so sánh với bất kỳ quốc gia nào, xã hội nào về chính sách nhân đạo đối với tuổi già, và có lẽ, bà Giáp cũng không có mong muốn nào hơn ngoài việc đừng cưỡng chế, đừng đập phá cướp đất, hãy để yên cho vợ chồng bà trong những năm tháng ngắn ngủi còn lại cuối đời.


New York Times bình luận: Trung Quốc đã chiếm xong Biển Đông, sẵn sàng đánh Mỹ

Máy bay P-8A ghi nhận căn cứ quân sự trên Đá Chữ Thập - Ảnh: New York Times


Phóng viên báo New York Times đã có dịp tháp tùng một chuyến bay tuần tra Biển Đông, ghi nhận Trung Quốc “điên rồ” xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo trái phép trên 4 Đá Xubi, Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


RÌNH RANG LỄ KỈ NIỆM VÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ CHUI TÚI NILON


Quốc Phong
Cha mẹ đưa trẻ em di học qua suối trong túi nilon

Thủ tướng Chính phủ vừa ký, ban hành Nghị định 111 quy định, bắt đầu từ giữa tháng 10, đơn vị tổ chức lễ kỷ niệm sẽ “không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm”. Điều này được hiểu rằng, sẽ không được chi mua quà tặng hoặc vận động kinh phí để phục vụ cho dịp kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng này khác của các bộ, ngành, địa phương...