27/02/2021

Đôi điều về lưu bút trong sổ tang

Thiện Tùng

25/2/2021


Những nhân vật “tên tuổi” thuộc hàng ”danh gia vọng tộc” khi qua đời, gia đình thường lập sổ tang để cho khách đến viếng ghi cảm nghĩ của mình về người quá cố - xem như lưu bút để lại cho thế hệ kế tiếp noi gương.

Người chết coi như đã hết, phủi sạch “nợ đời”, hãy tha tội cho họ nếu có. 

ÔNG NGUYỄN NHƯ PHONG ĐANG NHỤC MẠ AI?

Ngàn Hương

Nguyễn Như Phong(NNP) nguyên là Phó Tổng biên tập báo Công an nhân dân, hàm Đại tá, sau chuyển sang làm Tổng biên tập báo Năng lượng Mới(Petro Times) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam(PVN).

Ngày 03/10/2016, NNP đăng  bài của Bùi Thanh Hiếu(Người buôn gió)  trên tờ Năng lượng Mới để bênh vực cho những sai phạm  củaTrịnh Xuân Thanh, nơi mà năm 2009 Thanh  từng làm  Chủ tịch PVN, nên đã bị cách chức Tổng Biên tập, tước thẻ nhà báo và đuổi về. Tờ báo bị đình bản 3 tháng(1). 


VNTB - Phạm Chí Dũng chống hay bảo vệ nhà nước Việt Nam?

Xuân Minh

LTS: Tác giả bài viết này là thân mẫu của ông Phạm Chí Dũng.


Cái tên Phạm Chí Dũng được đặt khi sinh ra đã chứng tỏ và xuyên suốt cả cuộc đời của Phạm Chí Dũng và chắc chắn sẽ không thể nào khác được!


Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sử

Nguyễn Ngọc Chu

1. Cách Trung Quốc dạy môn lịch sử. Tỷ lệ 8:1 và phép biến hình thành tỷ lệ 2:1

Không biết hiệp ước Thành Đô hạn chế những điều gì, nhưng riêng về ca ngợi chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc trong chiến tranh với Việt Nam thì phía Trung Quốc không có “làn ranh đỏ”.

Thời gian sẽ bóc dần sự thật. Theo tiết lộ của phía Trung Quốc thì Trung Quốc đã lên kế hoạch tập trung tấn công Việt Nam với tỷ lệ 8:1 trong cuộc chiến tranh tháng 2/1979.


Diễn lại vở kịch cũ

Trần Mai Trung

Bộ ba Trọng-Chính-Thưởng là "ê kíp" lý tưởng để Trung Quốc khuynh đảo Việt Nam

Sau khi Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh bất ngờ biến mất vì "bệnh lạ", Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng đưa Trần Quốc Vượng lên thay thế. Trọng công khai vận động để Vượng làm TBT khi Trọng về hưu, nhưng các đồng chí trong đảng không đồng ý việc này, họ muốn giành cái ghế TBT cho phe nhóm của họ.


Ai vì tiền?

Mạc Văn Trang

Mạc Văn Trang

Chuyện Dư luận viên bịa đặt bôi nhọ, vu khống những người PHẢN BIỆN XÃ HỘI là “kiếm tiền", “kiếm thẻ ra nước ngoài", “phá hoại đất nước"... không nói làm gì, vì họ ăn lương để làm việc đó.

Đáng trách là nhiều người dân thường cũng nghe theo DLV, tưởng đó là thật.


Luật sư ơi, cứu con!

Luật sư Nguyễn Văn Đạt

Chân dung LS Nguyễn Văn Đạt được lấy từ trên mạng Internet.
Có vụ án thật kỳ lạ. Kỳ lạ đến mức làm cho những người tham gia nghĩ rằng tòa chỉ muốn kết án cho xong việc và bị cáo dường như bị sắp xếp để chết thay cho hung thủ thực sự.


Việt Nam tranh cử ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Ông Claudio Francavilla, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) tại Liên minh châu Âu (EU) bình luận trên Twitter: "Việt Nam là một trong những quốc gia đàn áp [nhân quyền] nhất trên thế giới, với hàng trăm người chỉ trích ôn hòa bị bỏ tù, đàn áp có hệ thống những người bất đồng chính kiến, người dân không được thực hiện các quyền tự do cơ bản. Làm sao những điều này lại phù hợp để [Việt Nam] trở thành thành viên của UNHRC?''

 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong một cuộc họp tại trụ sở UN ở New York năm 2020

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam sẽ ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) quốc nhiệm kỳ 2023-2025, theo truyền thông Việt Nam.


HẬU BÁO “VĂN NGHỆ” VÀ “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”

Nguyên Ngọc


Khi tôi về làm Đảng đoàn ở Hội Nhà văn, anh Trần Độ có gọi tôi đến hỏi tôi định làm những gì ở đấy. Tôi đã nói đủ thứ kế hoạch, nhưng cuối cùng chốt lại hai việc cụ thể quyết sẽ tập trung chủ yếu: khôi phục lại thật đàng hoàng tạp chí Văn học nước ngoài để chấm dứt sự đứt đoạn gần thế kỷ của ta với văn học thế giới, và làm Trường Viết văn Nguyễn Du. Trước đây, Hội Nhà văn đã thường có những lớp viết văn ngắn hạn ba tháng hoặc có khi sáu tháng cho nhà văn trẻ. Tôi không quan niệm đào tạo nhà văn theo kiểu đó, đấy là những lớp “truyền nghề”. 


Điện Thoại Made-In-Vietnam Có Mặt Tại Thị Trường Mỹ

Hoàng Hiếu

Điện thoại do VinSmart sản xuất mang nhãn hiệu AT&T.

Điện thoại thông minh của Việt Nam đã có mặt ở thị trường Mỹ khi ba mẫu sản phẩm do VinSmart sản xuất mang thương hiệu AT&T đang được bán tại hệ thống cửa hàng của nhà mạng hàng đầu Hoa Kỳ từ đầu năm nay.


Nhận dạng sự đảo lộn xã hội Mỹ do trí tuệ nhân tạo thời gian qua theo nhận định của báo chí Mỹ

Vũ Quang Việt [1]

Thời gian qua, sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, ngày 6 tháng 1 năm 2021, Trump xách động đám đông hòng đảo ngược kết quả cuộc bầu cử đã tạo nên sự hoảng loạn chưa từng thấy ở Mỹ sau nội chiến, bất chấp 61 vụ thưa kiện trước tòa án đều đã bị bác bỏ, vì tòa án, trong hệ thống tam quyền phân lập ở Mỹ, đã giữ được tính độc lập, quyết định dựa trên chứng cứ và các nguyên tắc của Hiến pháp và luật pháp, không bị áp lực bởi nhiệm kỳ và lá phiếu của người dân bị phe nhóm chính trị xách động bất chấp sự thật. 


24/02/2021

Đức khác, Việt Nam khác?

Thiện Tùng

23/2/2021

 

Chỉ riêng việc đeo khẩu trang phòng dịch COVID mà lãnh đạo Đức cũng khác hẳn với lãnh đạo Việt Nam.

 

Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Đức Merkel

VIỆT NAM CÓ TỰ DO TÔN GIÁO KHÔNG ?

Phạm Trần

Đức cha Nguyễn Thái Hợp

Cứ mỗi lần có Quốc tế hay Hoa Kỳ chỉ trích Cộng sản Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo của  dân thì Tuyên giáo đảng lại ra lệnh cho báo, đài phản bác và kết án các cá nhân hay tổ chức chỉ trích Việt Nam đã xuyên tạc, bịa đặt và có âm mưu chống đảng và nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, càng chống chế thì càng bị hạch tội te tua và bị vạch mặt chỉ tên nhiều hơn, vì những gì nhà nước phủ nhận thì lại đúng trong thực tế.


Báo đăng Bác Trọng trồng cây…

CanhCo

Đây là nói báo Đảng, báo dòng chính, báo có “thẻ đảng” vắt vai chứ không phải là loại báo lang thang trên mạng.

Năm 2018 tức là ba năm trước, bài báo được VTC đăng trên trang nhất có tựa “’Diễn’ khi trồng cây: Căn bệnh lệch lạc về nhận thức, văn hoá của một bộ phận quan chức” có nội dung rất mạnh mẽ chống lại việc quan chức trồng cây trong các dịp lễ lạc. Những thân cây già khụ được các ông quan tới cầm một sô nước tạt vào và thế là một tấm bảng “kỷ niệm” mọc lên đỏ thắm ghi chép tên tuổi, chức vụ, công trạng, ngày giờ trồng cây cho hậu thế chiêm ngưỡng.


Vali tiền đô 'đem tới Trung ương Đảng' và tham nhũng ở VN

Lê Mạnh Hùng


Câu chuyện chiếc vali chứa đô la hối lộ Ủy ban Kiểm tra Trung ương do ông Nguyễn Phú Trọng kể hôm 1/2/2021 khiến gợi nhớ tới lời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 14/11/2012: "Trong sự nghiệp chính trị của mình, tôi không chạy, không xin..."

Vậy ta có thể hiểu là đã từng có chuyện chạy, xin chức vụ, thậm chí chạy để lên rất cao trong bộ máy.


23/02/2021

VỚI CÁN BỘ, NGƯỜI DÂN CHỈ ĐƯỢC KHEN CHỨ KHÔNG ĐƯỢC CHÊ!

Ngàn Hương

Coi chừng lĩnh án vì nói xấu đường cao tốc

Tuân Tử, một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa( (316 TCN – 237 TCN)) từng có câu nói nổi tiếng: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy"

Đó là lời dạy của người xưa. Ngày nay hình như một số người lại thích điều ngược lại.

Tờ VOV.VN hôm 7/01/2021 đưa tin:

“Lĩnh án 1 năm tù vì nói xấu cán bộ huyện trên Facebook 2021” 


DƯƠNG TỰ TRỌNG VÀ CÂU CHUYỆN VỀ LUẬT NHÂN QUẢ

Thảo Ngọc 

Dương Chí Dũng: tử hình

Dương Tự Trọng là Đại tá công an, cựu Phó giám đốc công an Hải Phòng, bị bắt vào ngày 22/2/2013, sau khi tổ chức cho anh trai mình là Dương Chí Dũng  đào thoát khỏi Việt Nam. Sau đó Dương Tự Trọng(DTT) bị xử tù 16 năm về tội “tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài”(1)


Phải chăng ông Nguyễn Sĩ Dũng né tránh

Nguyễn Đình Cống: "Tại sao chúng ta không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi.  Tại Trời Đất sinh ra thế, tại dân tộc này không sinh ra được người tài giỏi hay tại sự độc đoán, chuyên quyền, toàn trị,  tạo nên một bộ máy cồng kềnh, dẫm đạp lên nhau gồm đảng, chính quyền, mặt trận với đường lối dân chủ giả hiệu.

Tại sao không  không chú trọng thúc đẩy công nghiệp hóa thông qua các doanh nghiệp tư nhân. Phải chăng tại vì cái đuôi “định hướng XHCN” với hình thức là sự chủ đạo của kinh tế quốc doanh nhưng thực chất là lợi ích nhóm. "


Ông Lưu Bình Nhưỡng: “Lòng tin của nhân dân là vật báu chính trị của Đảng”

Cao Kim Anh

Đại biểu Quốc hội
Lưu Bình Nhưỡng
Ảnh: Cao Kim Anh.

- Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo ông những việc gì cần tiếp tục được đẩy mạnh giải quyết triệt để trong thời gian tới?

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng: Kinh tế của chúng ta có phát triển nhưng cơ cấu chuyển đổi chậm, chưa bền vững, đặc biệt kinh tế nông thôn chuyển dịch không mạnh mẽ, hàng nghìn hợp tác xã ra đời nhưng hiệu quả thấp.

Một vấn đề nữa phải xem lại, đó là đất đai ở các địa phương đã được sử dụng đúng mục đích, hợp lý chưa? Ở nhiều nơi, thanh niên phải ra các thành phố lớn kiếm sống, đa phần chỉ còn lại người già, trẻ nhỏ.


Biểu tình Myanmar: Cảnh sát nổ súng, 22 người thương vong

 Phạm Nghĩa

Cảnh sát trấn áp biểu tình ở TP Mandalay. Ảnh: Reuters

(NLĐO) - Ít nhất 2 người thiệt mạng và 20 người bị thương sau khi cảnh sát Myanmar hôm 20-2 nổ súng giải tán đám đông phản đối cuộc đảo chính ngày 1-2. 

Biển Đông: TQ tiếp tục xây dựng tại Đá Vành Khăn

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục hoạt động xây dựng tại Đá Vành Khăn trên Biển Đông.

Hình ảnh tư liệu từ vệ tinh năm 2015 cho thấy việc nạo vét và xây dựng đang được tiến hành ở Đá Vành Khăn

Công ty công nghệ Simularity's South China Sea Rapid Alert Service có trụ sở tại Mỹ hôm 16/2 công bố những hình ảnh về Đá Vành Khăn cho thấy Trung Quốc có những hoạt động mới ở vùng nước này kể từ cuối năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo Inquirer


Miến Điện : Tổng đình công, biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp đe dọa của quân đội

Thùy Dương

22/02/2021

Biểu tình phản đối đảo chính tại Mandalay, Miến Điện, ngày 22/02/2021 REUTERS - STRINGER

Lời đe dọa của quân đội là người biểu tình có thể mất mạng đã không thể làm nhụt chí những người phản đối cuộc đảo chính quân sự. Hôm nay 22/02/2021, đông đảo người dân Miến Điện xuống đường từ sáng sớm, tham gia tổng đình công và biểu tình. 


21/02/2021

TƯ TƯỞNG ĐẢNG ĐÃ LÂM NGUY

Phạm Trần


Không phải vô cớ mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phải dằn mặt đảng viên “không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động” , mà phải “thật sự vững vàng, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” , vì đó là “vấn đề sống còn đối với chế độ.”

Lời cảnh giác này đã được nói tới 2 lần trong vòng một tháng, trước và trong ngày họp chính thức của Đại hội đảng XIII, ngày 26/01/ (2021).


TỔ CHỨC NGÀY “TẾT TRỒNG CÂY” VÀO MÙNG SÁU TẾT LÀ CÓ Ý GÌ?

Ngàn Hương

Trồng cây gây rừng là người ta trồng những cây con, từ đó vun trồng chăm bón cho nó trưởng thành.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn duy trì truyền thống Tết trồng cây, tại sao không tổ chức vào Mùng Bốn Tết là ngày truyền thống mà ông Hồ đã phát động, mà lại tổ chức vào Mùng Sáu Tết, đúng ngày 17/02, là nhằm mục đích gì?

Việc trồng cây gây rừng là truyền thống tốt đẹp của nhân ta từ hàng ngàn năm nay. Một số địa phương có tục lệ hễ ai chặt một cây trì phải trồng mới ba cây khác.


Tương lai nào cho công dân Donald J. Trump?

Phan Khôi

Tôi đã không mấy quan tâm về việc luận tội cựu Tổng thống Donald Trump vì thừa biết rằng, ông ta sẽ không bị kết tội “xúi giục phản loạn”, bởi hầu hết các Thượng Nghị sĩ Cộng hòa tuyên bố, họ sẽ không bỏ phiếu kết tội ông ta. Mọi người đều thấy trước, rằng Thượng viện không đủ túc số 2/3 để kết tội. Đó là một vấn đề chính trị mà nguyên tắc phổ quát là, khi “Chính Trị bước vào thì Công Lý đội nón ra đi”. Tại sao thế?


Thêm 2 người thiệt mạng trong cuộc biểu tình ở Myanmar

20/02/2021

PNO - 2 người đã thiệt mạng và hơn 20 người bị thương tại thành phố Mandalay hôm 20/2 sau khi cảnh sát nổ súng để giải tán những người phản đối cuộc đảo chính quân sự.


Người dân Myanmar tiếp tục xuống đường yêu cầu chấm dứt chế độ quân sự

Mỹ tố cáo Luật Hải Cảnh Trung Quốc về nguy cơ gây căng thẳng ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

Ảnh minh họa : Tầu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tầu cá Philippines, ngày 23/09/2015 trong khu vực bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh tư liệu.. AP - Renato Etac

Trong một phản ứng chính thức về Luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc, cho phép lực lượng cảnh sát biển nổ súng vào tàu nước ngoài, bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 19/02/2021 đã tuyên bố quan ngại trước nguy cơ bộ luật này khiến cho các tranh chấp biển leo thang và bị Bắc Kinh viện dẫn để áp đặt các yêu sách biển phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Những tấm bia ngày 17 tháng Hai

canhco

Tôi đã viết về ngày 17 tháng Hai hơn 10 năm liên tục, bởi khi nhớ tới nó bất cứ người Việt Nam nào có chút thương cảm về thân phận của đồng bào mình đều trăn trở, khó ngủ yên đôi khi dẫn đến quặn đau vì bất lực. Cứ nghĩ đến những thanh niên nam nữ bộ đội còn rất trẻ ngã xuống một cách đau thương bên cạnh người dân vùng chiến trận là đau đớn đến quặn lòng.


CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ CHẾT

Đắc Trung

(Ghi tại mặt trận theo lời kể của NÔNG VĂN (THANH) PHIAO trong cuộc chiến chống giặc Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc 17-2- 1979 trong pháo đài Đồng Đăng) 

Người bên phải ảnh là Nông Văn Phiao bên PTT Nguyễn Duy Trinh và tác giả

Bài này đã đăng ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt (2/1979). Nay tôi đăng lại trên "FB" của mình để các bạn, nhất là các bạn trẻ hay những ai dù đang nắm giữ chức vụ gì nhưng chưa từng qua thử thách chiến tranh hãy hình dung sự ác liệt và tàn bạo của kẻ thù để rồi suy ngẫm về người bạn "16 chữ vàng", "4 tốt"...


Tưởng niệm ngày 17 Tháng Hai, tên Trung Quốc vẫn bị né trên báo đảng

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ngoại trừ báo Thanh Niên, Pháp Luật TP.HCM, Dân Việt và Người Lao Động, hầu hết báo nhà nước được ghi nhận đăng bài tưởng niệm cuộc chiến chống Trung Quốc nhưng không dám nhắc tên kẻ thù.

Năm 2021 đánh dấu tròn 42 năm kể từ rạng sáng 17 Tháng Hai, 1979, pháo binh Trung Quốc bất ngờ bắn phá các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh (thứ ba từ trái) trong ngày 16 Tháng Hai, 2021, cùng 10 nhà hoạt động khác đến một nghĩa trang ở phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, để cắm hoa và thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống “quân xâm lược Trung Quốc.” (Hình: Facebook Nguyễn Thúy Hạnh)


Cuộc chiến 2/1979: Ý chí kiên cường, bất khuất của Việt Nam

Ý chí sắt đá của người Việt Nam là không khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào; quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam năm 1979 là chủ đề nóng trong cuộc phỏng vấn giữa hãng tin Nga Sputnik và Giáo sư Vladimir Kolotov - Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp St. Petersburg, trong bài viết của nhà báo Alexei Syunnerberg.

Trung Quốc đã thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 02/1979


Đánh giá việc WHO vẫn tiếp tục kiểm chứng giả thuyết virus Corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm

Thục Quyên dịch

Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus

“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến nghị nghiên cứu sâu hơn về câu hỏi liệu coronavirus Sars-CoV-2 có thể đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, Trung Quốc, hay không. Thứ sáu vừa qua, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phản bác lời tuyên bố của người đứng đầu phái đoàn điều tra WHO tại Vũ Hán.


Câu hỏi đầu xuân: Có thể chọn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải là UVTƯ Đảng được không?

Nguyễn Ngọc Chu :"Tài năng không đi theo con đường tuần tự. Tài năng bước những bước lớn, bỏ qua những bước tuần tự tủn mủn. Cho nên, đối với vị trí Bộ trưởng BGDĐT không nên chọn theo cách tuần tự thông thường đang áp dụng cho việc tuyển chọn nhân sự hiện nay. Cụ thể là yêu cầu phải kinh qua các vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao. "

Vai trò của giáo dục quan trọng như thế nào thì đã được đề cập nhiều nên không nhắc lại ở đây. Chỉ xin trao đổi đôi điều về vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) sau khi đã có danh sách các UVTƯ được bầu tại Đại hội XIII.


Nguyễn Phú Trọng tự coi mình là ‘vùng cấm,’ không đeo khẩu trang

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong loạt hình đăng hôm 17 Tháng Hai trên báo Hà Nội Mới, người ta thấy ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước CSVN, không đeo khẩu trang trong lúc dẫn đầu một đoàn tùy tùng đi dâng hương và trồng cây lưu niệm tại Hoàng Thành Thăng Long.

Khi đi cùng đoàn thuộc cấp gồm hàng chục giới chức các ban ngành, chỉ có ông Trọng cùng một nhà sư là không đeo khẩu trang.

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải). (Hình: Hà Nội Mới)

13/02/2021

Những thách thức khi chuyển giao quyền lực

Nguyễn Quang Dy

Nguyễn Phú Trọng đại thắng "điều lệ đảng cộng sản Việt Nam".

Chuyển giao quyền lực là tất yếu nhưng không bao giờ dễ dàng, ở bất cứ nước nào. Việt Nam không phải ngoại lệ. Đại hội 13 đã kết thúc và bầu được một ban lãnh đạo mới để dẫn dắt đất nước ít nhất 5 năm tới. Nhưng Ban lãnh đạo mới có đối phó được trước các thách thức khó lường hay không vẫn còn là ẩn số. Năm 2020, tuy Việt Nam đã chống dịch thành công và phát triển dương (GDP tăng 2,9 %), nhưng năm 2021 vẫn còn ở phía trước. Quá trình chuyển giao quyền lực vẫn còn dang dở, và chưa đổi mới thể chế như mong đợi.


MỘT ĐÓA MAI


Âm dương đắp đổi bốn mùa trôi.
Cỏ cây hoang sơ tràn núi đồi.
Nhựa nguyên chuyển dịch dòng sắc thể.
Phấn hương ong bướm bay ngang đời.

Hạ bạt mưa giông nắng thu vàng.
Đông xám sựơng lam lạnh tràng giang.
Móc trắng vương hờ nhành liễu rũ.
Xuân ấm chồi non xanh quan san.

Lá thắm như nhiên lạc bến mê.
Lộc trời buông thả xuống sơn khê.
Cội mai ươm mầm nứt mộng biếc.
Một “đóa vàng thơm” mong én về.

Mùa đi hương nhạt hoa tàn phai.
Bụi lầm hóa thạch lối thiên thai.
Tiên nữ đào tơ dâng Lưu Nguyễn.
Thấp thoáng mây mưa giấc mơ dài.


Gò Vấp, xuân Tân Sửu.
ĐOÀN THUẬN

TẠI SAO JOE BIDEN BẤT NGỜ CỨNG RẮN VỚI TRUNG QUỐC VÀ NGA ?

Việt Nam không muốn bị lôi cuốn vào tranh chấp Mỹ-Trung

Phạm Trần


 
Giới thiệu: Trong cuộc nói chuyện lần đầu tiên với nhân viên Bộ Ngoại giao ngày 4/2 (2021) vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã dưa ra môt số tuyên bố trực tiếp nhằm vào những hoạt động chống Hoa Kỳ của Trung Quốc và Nga.

Tại sao ông Biden đã có quyết định như vậy, và liệu mối quan hệ mới giữa 3 nước có làm thay đổi cục diện thế giới không, và Việt Nam ở đâu trong bối cảnh này ?


Bàn về cơ cấu đại biểu quốc hội

Nguyễn Đình Cống

Thỉnh thoảng một tập thể cần lập ra một nhóm người để làm việc. Thí dụ  tổ chức cần  lập ban chấp hành hoặc cử đoàn đại biểu tham dự việc gì đó,  mit tin cần một chủ tịch đoàn đông người v.v…Những lúc này người ta thường nghĩ đến cơ cấu để có được đại diện của các tầng lớp chủ chốt. Có lần  đại hội công nhân viên chức của một trường đại học với chưa đến 200 đại biểu tham dự mà chủ tịch đoàn có 13 người. Hỏi rằng cần nhiều người để làm gì. Được giải thích là phải có đủ cơ cấu để đại diện cho đảng ủy, chính quyền, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, thầy cô giáo, công nhân viên, cấp dưỡng. Phải chăng họ đã quá nhầm chủ tịch đoàn đại hội, chỉ cần vài ba người để điều khiển với chủ tịch đoàn một cuộc mít tin với nhiều người đại diện cho nhiều tầng lớp.


09/02/2021

Lời nhắn gửi trước Tết Tân Sửu

Lưu Trọng Văn :"Ứng cử QH là quyền của các bạn được Hiến pháp quy định và được Nhà nước cũng như chính đảng cầm quyền luôn ngợi ca thế hệ trẻ, không lý gì lại không cổ vũ, khuyến khích.

Những bạn trẻ nào tuyên bố ra ứng cử có nhiệt huyết với Đất nước, tài năng, nhân cách, thượng tôn pháp luật, phản biện xây dựng chắc chắn sẽ được cộng đồng mạng cổ vũ, vận động lan toả hình ảnh trong cộng đồng."


Quốc hội khóa XV: Từ 25-50 đại biểu ngoài Đảng, Ý nghĩa gì ?

THIÊN HÀ

Đại hội XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đảng CSVN) đã kết thúc, tâm điểm của dư luận Việt Nam trong tuần qua và có lẽ từ đây cho đến hết tháng 5/2021 là cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. Theo dự kiến, Quốc hội khóa XV sẽ có từ 25-50 đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng…


Tổng thống Biden chỉ thị Bộ Ngoại giao tái liên kết với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

 Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO

Tổng thống Joe Biden vừa chỉ thị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liên kết lại ngay lập tức và mạnh mẽ với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngoại trưởng Antony J. Blinken cho biết trong thông cáo báo chí ngày 8/2/2021.


Miến Điện tổng đình công phản đối đảo chính

Thanh Hà

Cảnh sát dùng vòi rồng tấn công người biểu tình phản đối đảo chính, Naypyidaw, ngày 08/02/2021. REUTERS - STRINGER

Tình hình Miến Điện tiếp tục sôi sục một tuần sau cuộc đảo chính. Ngày 08/02/2021 hàng trăm ngàn người biểu tình tại thành phố Rangoon đòi quân đội trả lại quyền lực cho nhân dân. Trong ba ngày liên tiếp phong trào phản kháng lớn dần. Ở thủ đô Naypyidaw, cảnh sát Miến Điện lần đầu tiên dùng vòi rồng giải tán đám đông.