Sau khi đọc bài dưới đây,
một cựu chuyên viên cao cấp của Ban tổ chức trung ương đã có vài lời dưới đây:
"Có một sự khác nhau cơ
bản khi thảo luận với một ai đó một chuyện gì đó chưa được nhận thức thống
nhất.
1- Đối tượng thảo luận là người có hiểu
biết và muốn nhận thức chân lý.
2- Đối tượng là người hiểu biết kém, nhưng
có thiện ý.
3- Đối tượng là người hiểu biết kém, nhưng
bảo thủ, giấu dốt, khăng khăng giữ ý kiến của mình mà không lo bị trừng phạt.
4- Đối tượng không những hiểu biết kém, và
có những "đặc tính quý báu" như ở điểm 3 nói trên, mà còn có những
"lợi ích ngầm to lớn", nói như ai đó, có treo cổ bố nó lên thì nó
cũng làm.
Tôi cho rằng, phần lớn những cuộc thảo
luận hiện nay, chúng ta vấp phải các quan chức thuộc đối tượng 3 và 4. Đám quan
chức đang gân cổ cãi cố cho chuyện "thu giá' này, đứng đầu là Nguyễn Văn
Thể thì chắc chắn là thuộc đối tượng 4 rồi, mọi lý sự với họ đều như "nước
đổ lá khoai". Họ đã hoàn toàn trơ lỳ, không hề biết hổ thẹn. Vấn đề không
phải là lý sự thêm nữa, mà là bắt buộc họ- bộ trưởng giao thông- phải trả lời
nghiêm chỉnh. Mà chỉ cần trả lời một người, ví dụ như Trần Đăng Tuấn, là đủ."
BBT
Xuân Dương
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ban hành ngày 19/5/2018, cán bộ lãnh đạo tương
lai, bao gồm cấp chiến lược, cấp tổng cục, cục, vụ, phòng và tương đương ở
Trung ương, cấp lãnh đạo, quản lý ở địa phương ngoài tiêu chí chung là “đủ
khả năng làm việc trong môi trường quốc tế” còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí
khác như: “đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và ngang tầm nhiệm vụ”,…
Việc Trung ương ban hành Nghị quyết
26-NQ/TW cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho đến nay đã bộc lộ
nhiều vấn đề, không chỉ là trình độ mà còn cả tâm đức.
Nguyên nhân có lẽ là do xưa nay, cán bộ
được lựa chọn theo quy trình chứ chưa hẳn là do năng lực.