Ngô Thị Kim Cúc
Mấy hôm ni theo dõi biểu tình của sinh viên Hồng Kông qua YouTube, mình quan sát được nhiều điều.
-Các bạn sinh viên HK rất hùng biện. Phóng viên chặn bất kỳ một sinh viên nào để phỏng vấn, các bạn đều nói năng cực kỳ trôi chảy. Nghĩa là điều đang đề cập đã ở trong tâm trí các bạn lâu ngày, đã trở thành máu thịt, nên khi chạm tới, lời lẽ cứ tự nhiên tuôn ra không cần phải nghĩ ngợi lâu.
Mình nhớ trước 1975, ngay từ chương trình trung học đệ nhất cấp (phổ thông cơ sở bây giờ), học sinh đã được luyện thuật-hùng-biện qua những giờ thuyết trình, có nội dung về một tác phẩm văn học hay một vấn đề thời sự- văn hóa nào đó, với một “hội đồng phản biện” là các bạn cùng lớp, để được thầy cô chấm điểm. Vì thế, khi có biểu tình, những đại diện sinh viên (dù có người mới học năm thứ nhất), phải gặp, làm việc với các VIP như bộ trưởng hay tổng thống để đưa yêu sách… đều rất tự tin, tranh luận ngang hàng, đâu vào đấy, rất thuyết phục.
Mấy hôm ni theo dõi biểu tình của sinh viên Hồng Kông qua YouTube, mình quan sát được nhiều điều.
-Các bạn sinh viên HK rất hùng biện. Phóng viên chặn bất kỳ một sinh viên nào để phỏng vấn, các bạn đều nói năng cực kỳ trôi chảy. Nghĩa là điều đang đề cập đã ở trong tâm trí các bạn lâu ngày, đã trở thành máu thịt, nên khi chạm tới, lời lẽ cứ tự nhiên tuôn ra không cần phải nghĩ ngợi lâu.
Mình nhớ trước 1975, ngay từ chương trình trung học đệ nhất cấp (phổ thông cơ sở bây giờ), học sinh đã được luyện thuật-hùng-biện qua những giờ thuyết trình, có nội dung về một tác phẩm văn học hay một vấn đề thời sự- văn hóa nào đó, với một “hội đồng phản biện” là các bạn cùng lớp, để được thầy cô chấm điểm. Vì thế, khi có biểu tình, những đại diện sinh viên (dù có người mới học năm thứ nhất), phải gặp, làm việc với các VIP như bộ trưởng hay tổng thống để đưa yêu sách… đều rất tự tin, tranh luận ngang hàng, đâu vào đấy, rất thuyết phục.