Ngày 14.3.1988, tàu chiến TQ tràn vào bao vây quanh bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa trong lúc các chiến sỹ công binh VN đang chuẩn bị vật liệu để xây dựng công trình trên đó. Bọn TQ dã man xả súng phòng không lẫn đại bác vào các chiến sỹ VN. 64 chiến sỹ đã gục ngã và biến mất trong lòng biển. Nhưng vẫn còn vài người sống sót. Nhà báo Hồ Trung Tú đã gặp được một trong những người sống sót ấy. Và thật bất ngờ...
ANH ĐÃ SỐNG THAY CHO ĐỒNG ĐỘI
Hồ Trung Tú
Khi đoạn phim về cuộc tấn công đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 được phía Trung Quốc công bố trên mạng tôi xem và không tin vào mắt mình, bộ đội ta dầm mình trong nước đến thắt lưng tay nắm tay nhau giữ đảo và lính TQ đứng trên tàu chiến, dùng súng phòng không bắn thẳng vào nhóm người tay không đứng trong nước ấy ! Tôi nghẹt thở khi hình dung mình là người đứng dưới làn đạn tạo nên những cột nước cao hàng chục mét ấy ! Mình có la hét không ? la hét vì sợ hãi chợ một viên đạn 12.7ly xé toát thân mình hay sẽ la vì không tin được sự tráo trở khi đã cam đoan không ai nổ súng trước ?
Và chính vì thế khi nghe có một người còn sống ở ngay thành phố Đà Nẵng mình đang sống tôi đã đi tìm anh và được nghe thêm những chuyện còn nghẹt thở hơn nữa.
Dương Văn Dũng trước ngôi nhà bị giải tỏa |
Lềnh bềnh trên mặt nước đến chiều thì một chiếc xuồng chạy đến và nòng súng di vào đầu và tiếng quát gì đó có trời biết. Anh dơ tay và chúng lôi anh lên tàu. Trên đó đã có 8 đồng đội sống sót và chúng trói tất cả lại thành một xâu, chỉ cho nước uống và bánh quy ăn suốt 3 ngày tàu chạy về Hải Nam. Trương Văn Hiền, quê Nghệ An, bị thương ở ngực và một người nữa bị ở vai và chân nhưng không hề được băng bó. Đến Hải nam thìvết thương bốc mùi hôi không chịu nổi. May là tất cả đều còn sống để mãi đến 4 năm sau mới trao trả để trở về với gia đình, nhìn mặt mình trên bàn thờ mà vẫn không tin là mình còn sống.
Vâng, chúng ta thường phong anh hùng cho những người đã diệt được nhiều quân thù, nhưng trong trường hợp này, cả 9 anh, chỉ riêng việc tồn tại được thôi họ đã xứng đáng với danh hiệu anh hùng rồi. Sự hiện diện, sự có mặt của họ đến hôm nay không chỉ là minh chứng cho sự vô nhân bất tín nhất mà còn là sự sống thay cho 64 đồng đội đã hy sinh mất xác ở lòng biển Trường Sa. Thế nhưng, vì nhiều lý do, các anh như muốn được quên đi, không ai được nhắc tới.
Dương Văn Dũng trong căn nhà mới dở dang phải dừng lại. |
Cuối năm 1992 được trao trả, Dương văn Dũng có vợ và sau đó, qua 1993 anh có đứa con trai đầu lòng và hai cô con gái kế tiếp nữa. Bằng nghề phụ hồ rồi lên thợ chính, cùng với vợ sớm chợ mai chiều chợ chiều, anh nuôi con bằng sức lao động của mình bình thường như bao nhiêu người khác. Không ai biết anh đã vì một cồn cát chìm dưới mặt nước của tổ quốc mà đã sẵn sàng hy sinh. Thế nhưng sự bình an không dành cho người lính sống sót từ cõi chết này. Nhà ở Hòa Cường (thuộc quận trung tâm tp Đà Nẵng) bị giải tỏa anh về quê vợ ở Hòa Xuân. Và rồi người ta làm cầu qua Hòa Xuân xây khu đô thị, anh lại bị giải tỏa lần nữa để vào khu dân cư mới 100 mét vuông. Được đền 390 triệu anh trả tiền mua lại lô đất mới trong diện giải tỏa chính với giá khá rẻ là 70 triệu. Tiền còn lại anh đổ hết vào xây nhà. Vì nghĩ một lần xây nhà, mà cũng để lại cho con trai nên anh xây hết diện tích. Nhà mới chưa xong nhưng nhà cũ phải đập đi để bòn từng viên gạch, khung cửa lên xây nhà mới. Vừa xong phần thô thì biến động giá, vật tư như lên gấp đôi, hết tiền ngôi nhà trơ lại dưới mưa nắng không biết đến bao giờ mới xong. Nhà cũ thì đập dở dang căng tấm bạt lại mà ở tạm.
Và đứa con trai bất ngờ bị tai nạn xe máy chết hơn tháng nay ! Lúc chúng tôi gặp, anh còn lộ rõ vẻ thất thần, người như chưa tỉnh lại. Nhìn ảnh đứa con trai anh lớp 12 thật sáng sủa, thông minh, đẹp trai trên bàn thờ chúng tôi hiểu thật khó mà chấp nhận cái sự thật này. Và cả cái sự thật anh cùng 8 đồng đội sống sót bị lãng quên cũng thật khó chấp nhận...
vô cùng căm phẫn
RépondreSupprimerngười góp 50, người góp 100 qua báo Thanh Niên giúp anh ấy xây cho xong cái nhà đi !
RépondreSupprimerTôi mới ở Đà Nẵng về đến Sài Gòn trưa nay, mới đọc bài này của anh. Tình cảm của tôi khi đọc bài này là đau tê tái, và căm phẫn đến tột cùng. Nếu đọc sớm hơn thì đã tìm cách đến thăm anh Dũng, người sống thay đồng đội, trở về từ Gạc Ma để làm nhân chứng cho mối quan hệ Việt – Trung 16 chữ vàng này. Có cách nào giúp đỡ anh Dũng không, anh Chênh ơi? Nếu anh có địa chỉ của anh Dũng, hoặc có cách nào khác, xin anh cho biết nhé. Email của tôi: vtpanh@gmail.com.
RépondreSupprimerĐề nghị bác Hồ Trung Tú hoặc bác Chênh cho cái địa chỉ quyên góp giúp anh Dũng.
RépondreSupprimercó lẻ phải nhờ Hồ Trung Tú lo vụ nầy, nảy giờ gọi điện mà chưa được. Cám ơn PA rất nhiều
RépondreSupprimerNãy giờ đi tắm biển :)
RépondreSupprimerMọi người ngại đến bưu điện thì gởi qua báo Thanh Niên là hay nhất.
Còn siêng đi bưu điện để gởi trực tiếp cho anh ấy thì gởi vào địa chỉ:
Dương Văn Dũng
Tổ 27
thông Trung Lương - phường Hòa Xuân - Quận Cẩm Lệ
Thành phố Đà Nẵng .
Điện thoại cầm tay anh ấy là : 0126.276.9207
(giọng quảng nôm rất khó nghe :)
Quên một so sánh rất uổng. Đó là so sánh sự tồn tại của anh và 8 đồng đội với sự tồn tại của những người thợ mỏ ở Chi Lê.
RépondreSupprimerChỉ với sự tồn tại thôi, những người thợ mỏ đã được cả nhân dân Chi Lê và cả thế giới xem như những anh hùng. Sao vậy ? lẽ ra những người giải cứu xứng đáng được vinh danh hơn chứ. Như sau cơn bão Chan Chu khiến hơn 250 ngư dân mất tích ở biển Đông, vài chục người sống sót trở về trong lặng lẽ, trong khi lẽ ra họ xứng đáng được xem như những anh hùng vì đã vượt qua những thử thách đánh đổi bằng sinh mạng. Chỉ cần sự tồn tại thôi anh đã xứng đáng trọn vẹn và đầy đủ nhất với danh hiệu anh hùng rồi.