Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang
Tàu về phương Bắc lấy mo nang che lồn.
Là người cổ lậu, ít quan tâm đến thời trang, áo quần, nhưng tôi hay đi chơi với các cô em gái nuôi, em vợ nuôi xinh đẹp hay luận về thời trang nên tôi cũng bị nhiễm đôi chút do vậy khi đọc câu ca dao trên tôi lại chú ý đến hai chất liệu thời trang đó là nhiễu Tam Giang và. ..mo nang.
Mo nang là chất liệu thời trang gắn liền với tuổi thơ của tôi. Bọn tôi thời đó đi học làm gì có giày dép mũ nón nên những khi trời nắng gắt phải lấy mo nang làm mũ che đầu và cũng để làm dép mang chân. Hiện nay tôi có một ông bạn là đại gia tầm cỡ ở Sài Gòn khi nhỏ đi học phải qua vùng cát trắng nóng bỏng cả chân nên cu cậu ta luôn luôn thủ sẵn một đôi dép mo nang như vậy. Mo nang ở quê tôi thời ấy còn để che mặt nữa. Ai làm việc gì xấu xa thì bị mắng mỏ: Mi lấy cái mo nang mà che mặt đi đừng để lòi ra mà nhục nhã với xóm làng.
Cái vụ dùng để che l...tôi cũng có một kỷ niệm. Làng tôi có sông bọc quanh, nên chuyện tắm sông là chuyện thường ngày. Thỉnh thoảng cũng có đứa chết trôi nên bãi sông trước mặt nhà tôi thường có một hai ông già ở gần đó trông chừng. Khi chúng tôi tắm đông quá hoặc tắm lâu quá một trong hai ông ấy cầm roi xuống đuổi chúng tôi lên. Có lần một trong hai ông ấy không đuổi mà đem giấu hết áo quần của chúng tôi. Khi lên về, chúng tôi con trai thì dễ rồi, cứ thế tồng ngồng đi về nhà. Nhưng con gái thì sao? Thế là chúng tôi ga lăng, đi tìm mo nang phát cho mỗi cô một cái để che cái đó mà về nhà. Rất tiếc ngôi làng thân yêu của tôi bên cạnh làng Cồn Dầu rất nổi tiếng cùng những lũy tre thơ mộng đã bị ông Nguyễn Bá Thanh cày bằng và thành kính phân lô rồi nên không còn mo nang nữa, chứ không tôi về quê mang vào một ít rồi xúi các cô em tôi đeo vào thay cho quần áo rồi chụp hình tung lên mạng để...bảo vệ môi trường thì hết biết.
Nhiễu Tam Giang là một chất liệu thời trang nhưng quả thật tôi hoàn toàn không biết nó là gì ở đâu làm ra, dĩ nhiên là ở Tam Giang rồi, nhưng Tam Giang thì ở đâu đến chừ tôi vẫn còn mù tịt. Vào Face Book, nhân cái bài của Bọ Lập, tôi thấy mọi người rộ lên bàn luận về nhiễu Tam Giang. Nhưng ngay cả một tay ưa lùng xục cho ra ngọn ngành như Hồ Trung Tú mà cũng chịu thua không biết nhiễu ấy là gì, y viết: "Ban đầu tui nghĩ nhiễu Tam Giang chắc là một loại vải đẹp và tốt ở địa phương Tam Giang nào đó bên Tàu, nhưng sau không phải, tra guồ thì cả ba từ này đều không viết hoa chít khăn, cuốn khăn nhiễu tam giang Nguyễn Bính: Khăn ai nhuộm nhiễu tam giang... và cũng chưa hiểu rõ nó là gì".
Đến đây thì tôi bấn loạn rồi, nhiễu tam giang ấy là chất liệu thời trang hay thời trang vậy trời?
Tôi còn đang boăn khoăn chưa biết nó là thứ gì, thì bổng dưng có nhà tư vấn thời trang mò đến. Hắn hùng hồn nói: Nhiễu Tam Giang là gì hả? Là cái cà vạt màu hồng trai lơ đó. Còn Tàu thì còn mang xên xang trên cổ, Tàu về Bắc rồi thì chỉ còn cái cà vạt kia đen thui tòn ten bên dưới....
Thật chẳng hiểu cái gì cả. Thôi mệt óc làm gì với ba chuyện thời trang nhảm nhí ấy chứ. Lấy mo nang ra che mặt cho đỡ nhục vậy.
Lần đầu tiên em được đọc nguyên vẹn câu thơ mà không bị người dẫn lịch sự viết tắt là l.
RépondreSupprimerHa Ha.
RépondreSupprimerHôm nay Thầy chuyển chủ đề sang thời trang.
hay quá.
Hôm nào em vào em mang chục cái mo nang rồi kêu thêm mấy em chân dài đến nhậu. xong kêu mấy em chân dài biểu diễn thời trang mo nang nghe Thầy.
@ còn cái làng quê của Thầy gần cồn dầu đó Thầy viết như vậy ông Thanh ổng giận lắm đó
BỌ LẬP CÒN ĐƯA NGUYÊN XI LÊN LÀM TỰA NỮA ĐẤY
RépondreSupprimerBọ Lập đưa nguyên xi "cái ấy" lên không chỉ để làm giật mình những ai đọc bài của Bọ..Tôi nghĩ : bọ Lập còn dùng nó như phát đạn thần công bắn thẳng vào cái quan hệ hữu nghị vừa "Hồng trai lơ" vừa Đen kẻ sọc, vừa là đ/c, vừa là "ăn" em..
RépondreSupprimerĐọc bọ Lập cũng thú như đọc thơ "bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương vậy ! Ko. biết các bác có cho là tôi suy diễn quái gở ko.??
QUÁ ĐÚNG
RépondreSupprimerhi hi... Bon quân sư quạt mo tàu vẽ ra mấy trò đồng phục này hay đâu không thấy thấy ngố không chịu được :))
RépondreSupprimerSu phu oi! Tu nay E nhin thay cai Mo cau la E chiu ko noi!!!!
RépondreSupprimerCác bác nhà văn nhà giáo,nhà báo...quả thâm nho.Cho dù không có chữ nho nào trong bài viết.
RépondreSupprimerĐộc.Tiếc là những kẻ cần đọc thì chắc không biết đọc,những kẻ đọc thay thì không giám thưa lại...Thôi thì có nhiều phần tử thù địch đọc là tốt lắm.
Cám ơn