Một lời phản hồi trên trang Tin Thứ Ba 3.4.2012 của BA SÀM đã thu hút sự chú ý những ai quan tâm đến sự cố rò rỉ nước tại thủy điện Sông Tranh. Phản hồi ấy là của một kỹ sư thủy điện nhiều kinh nghiệm, đã từng thi công các thủy điện Sông Đà, Trị An, Thác Mơ. Ông nêu ra nguyên nhân của việc rò rỉ và biện pháp khắc phục. Xin được đăng lại để rộng đường tham khảo và mong nhận được ý kiến của nhiều chuyên gia khác về vấn đề nầy. Thư từ gởi về vuansa@gmail.com
BIỆN PHÁP XỬ LÝ RÒ RỈ TẠI KHE NHIỆT ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH.
Tôi là kỹ sư thủy điện, đã từng thi công thủy điện Sông Đà, thủy điện Trị An, thủy điện Thác Mơ.
Nhìn trên ảnh chụp đập Sông Tranh, cũng như nhận định của các chuyên gia EVN là nước rò rỉ qua khe nhiệt, đường ống thu nước bị tắc ….v….v..
Theo tôi được biết trong khe nhiệt có tấm chặn nước bằng đồng, tấm đồng này dày khoảng 1 -2mm. Nếu đúng nước rò rỉ qua khe nhiệt thì tấm đồng cách nước đã thủng, rách. Chỉ cần thủng vài lỗ bằng ngón tay cái thì với áp lực nước vài chục mét cũng đủ tạo nên lượng rò rỉ vài chục lít/giây.
Tôi thấy trên báo mạng, nhiều chuyên gia đều đưa ra biện pháp xử lý là : dán màng chống thấm mặt đập thượng lưu. Phương án này không đúng vì không giải quyết tận gốc vấn đề.
Để giải quyết tận gốc vấn đề, tôi đề nghị như sau :
1. Nếu tấm đồng chặn nước bị thủng trong quá trình lắp đặt thi công thì ta phải tìm cách hàn lại các chỗ thủng này. Trình tự các bước như sau :
a, xác định vị trí lỗ thủng trên tấm đồng chặn nước ở khe cách nhiệt ( việc này rất khó nhưng phải làm bằng được)
b, hạ mực nước hồ xuống dưới vị trí lỗ thủng
c, đục hết bê tông phía ngoài để lộ vị trí lỗ thủng trên tấm đồng ra
d, hàn kín lỗ thủng trên tấm đồng chặn nước
e, ghép cốp pha đổ lại bê tông vào phần đã đục.
GHI CHÚ : nếu lỗ thủng nằm dưới “mực nước chết” thì phải dùng máy bơm để bơm nước hồ ( gần như là vô phương cứu chữa vì không có máy bơm đủ lớn để bơm hết nước hồ )
2. Nếu tấm đồng chặn nước bị rách do động đất ( có thể lắm chứ !) thì không thể hàn tấm đồng được, vì nếu có hàn kín tấm đồng thì khi có động đất tấm đồng lại bị rách. Trong trường hợp này phải chuyển đổi mục đích sử dụng của đập – từ đập phát điện sang đập thác nước nhân tạo để kinh doanh du lịch. Kinh doanh du lịch có khi lại lời hơn phát điện đó !!
Tôi là kỹ sư thủy điện đã già rồi, kiến thức về thủy điện có thể đã lạc hậu, rất mong các vị chuyên gia góp ý thêm.
Thưa anh Chuyên và các bác,
RépondreSupprimertuy ko liên quan gì đến entry này , nhưng bài viết dưới đây khiến ta suy nghĩ về việc phải sớm có nhà nước PHÁP QUYỀN THỰC SỰ tại VN .
Xin các bác vào link này để xem phóng sự về 1 trai tạm giam ở Manilla , Phi luật Tân .
http://menam0.multiply.com/notes/item/639
Trông ng rồi nghĩ đến ta : ở ta , đc mời đến đồn CA , không khéo có khã năng ta lại treo cổ tự tữ sau khi viết thư khen các cán bộ điều tra , như anh gì bị chết ở Bình dương đã làm .
Ko biết chừng nào vấn nạn này mới chấm dứt !!!
Ngày xưa bác thi công mấy công trình trên nhưng chắc phụ trách mảng đếm xe chở đá hoặc mảng hậu cần. Hehe. Chả thấy tý chuyên môn đâu cả
RépondreSupprimer