28/07/2012
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG-TÀN BẠO VÀ NHÂN ĐẠO
Cơ chế thị trường, Nhà nước pháp quyền, Định chế dân chủ là hệ thống vận hành xã hội của loài người văn minh. Hệ thống đó là kết quả dò tìm và đấu tranh bằng xương máu của nhân loại qua hàng trăm năm mới hình thành nên. Nó là sự chắc lọc bằng thực tiễn qua nhiều thế kỷ bởi bao nhiêu quốc gia, nên nó là giải pháp vận hành ưu việt nhất của nhân loại hiện nay và chưa có giải pháp nào hay hơn để thay thế. (Con Đường của chúng ta) .
Vì sao cơ chế thị trường phải đi đôi với định chế dân chủ, bài viết sau đây của KS Nguyễn Văn Thạnh giúp chúng ta hiểu rõ ra điều ấy.
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG-TÀN BẠO VÀ NHÂN ĐẠO
KS Nguyễn Văn Thạnh
Ai cũng nói tư bản là xấu xa, mấy ai hiểu nó thực chất là gì?
Kinh tế thị trường: Là một mô hình kinh tế dựa trên sự thừa nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thừa nhận quyền tự do sản xuất và kinh doanh. Quyền này được xem như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Tất cả những quyền trên được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp. Kinh tế thị trường là lối làm ăn thuận mua vừa bán và dùng tiền là vật trung gian để trao đổi. Tiền trở thành vật có đầy quyền năng; có tiền nghĩa là có thể mua tất cả những gì người khác muốn bán. Hoạt động kinh tế là hoạt động kiếm tiền và tiêu tiền.
Lịch sử kinh tế thị trưởng manh nha thời phong kiến khi con người làm ra sản phẩm ngoài tự tiêu còn dư đem bán. Kinh tế thị trường xác lập và phát triển mạnh mẽ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Trong guồng máy kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế hướng đến một mục tiêu duy nhất: lợi nhuận. Mọi nhà máy trên địa cầu này: từ sản xuất đơn giản như cây kim sợi chỉ đến phức tạp như máy bay Boeing đều giống nhau một điểm duy nhất: chế tạo lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của tất cả doanh nghiệp, của guồng máy kinh tế. Lợi nhuận với doanh nghiệp như hơi thở của con người. Mọi hoạt động kinh tế không tạo ra lợi nhuận sẽ bị phá sản, chấm dứt, dẹp tiệm. Một nền kinh tế sôi động, trăm ngàn ngành nghề, doanh số hàng năm lên đến 15.000 tỷ USD như Hoa Kỳ chỉ có một định hướng duy nhất: lợi nhuận (tất nhiên là lợi nhuận hợp pháp).
Tàn bạo: Nền kinh tế thị trường là một cuộc chơi của đồng tiền. Có lợi nhuận là có tiền, có tiền là có tất cả, là ông chủ, là ông hoàng, có kẻ hầu người hạ, có quyền uy, có sự tôn trọng; ngược lại không có lợi nhuận là phá sản, là nghèo mạt, là ăn mày, sống vất vưởng đầu đường xó chợ. Trong nền kinh tế thị trường không tạo ra lợi nhuận là thất bại, là thảm họa cho bản thân và gia đình. Đã làm ăn thì phải tính đến lợi nhuận, nếu không có lợi nhuận là tự treo cổ mình. Lợi nhuận là tối thượng là trên hết trước cả tình người. Nó giống như việc một người lính ra chiến trường, không có sự lựa chọn khi bóp cò súng: tôi không bắn anh thì anh bắn tôi. Kinh tế thị trường là một cuộc chơi lạnh lùng và khốc liệt. Câu nói “thương trường là chiến trường” nói lên tất cả. Kinh tế thị trường là một cuộc chơi lạnh lùng buộc người chơi phải nghĩ đến mình trước tiên. Vì sự sống còn của lợi nhuận mà các hành vi sau được áp dụng: trả lương nhân viên thấp nhất có thể, bán hàng giá cao nhất có thể, gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất có thể để tiết kiệm chi phí, thay thế nguyên liệu có giá thành thấp hơn, chấp nhận nguy cơ độc hại, bán hàng lừa đảo, xả thải ô nhiễm,…..cho đến cấu kết với công quyền để trục lợi, chèn ép người nghèo, người yếu thế,…..Chính động lực có tiền làm phát sinh các quốc nạn: tham nhũng, hối lộ, bẻ cong luật pháp, lọc lừa công lý,…..thậm chí là chiến tranh: cầm súng giết nhau giữa các phe nhóm và dân tộc. Nạn mafia, buôn người,…..cũng do đồng tiền thúc đẩy. Nếu liệt kê các hành vi tội ác, tàn bạo gây hại con người, xã hội do động cơ tiền bạc thì không thể kể xiết. Con người có xu hướng hành động vì quyền lợi cá nhân hơn là quyền lợi cho cộng đồng. Đặt quyền lợi nặng hơn đạo đức. Vì lợi ích của mình, kẻ khôn lanh có thể đẩy cả xã hội vào khốn đốn, điêu tàn.
Nhân đạo: Kinh tế thị trường phải đi liền với nền chính trị “dân chủ tự do, đa nguyên, tam quyền phân lập, báo chí tư nhân”. Trong môi trường chính trị đó luật pháp nghiêm minh, mọi hành vi giả dối sẽ bị nghiêm trị, mọi hành vi mua chuộc, bẻ cong công lý đều bị phanh phui đến nơi đến chốn. Và một điều đặt biệt nữa là kinh tế thị trường phát minh ra một công cụ tự kiểm soát nó: tính thương hiệu. Nền kinh tế thị trường với nền chính trị dân chủ như hai chân của con người. Hai chân đó không đi với nhau sẽ sinh ra khập khiễng nghiêm trọng hoặc tạo ra thảm họa. Trường hợp kinh tế thị trường có đuôi định hướng XHCN của chế độ độc đảng cộng sản là một minh chứng sẽ bàn ở bài viết sau.
Về mặt chính trị & luật pháp:: Chính trị phải phục vụ kinh tế, phục vụ cho việc làm ăn, cho nên không có những kiểu đánh tư sản éo le, tàn phá kinh tế. Mọi chính sách phải phục vụ mục tiêu tối thượng là phát triển kinh tế. Vì người dân nắm kinh tế, nắm kế sinh nhai nên một chính sách ban ra phải đạt được sự đồng thuận cao, nếu bị ảnh hưởng họ sẽ phản đối mạnh mẽ. Chính điều này và thiết chế chính trị đa nguyên, đa đảng và nền báo chí tự do, tư nhân nên nền dân chủ bảo đảm giữ vững mà không bị phe nhóm nào thao túng, lũng đoạn. Chính vì có kinh tế trong tay, không phụ thuộc bao cấp từ nhà nước nên người dân có tự do, có tiếng nói mà không phải sợ chính quyền như dân các nước cộng sản bị chính quyền nắm yết hầu kinh tế. Nền chính trị dân chủ đã tạo ra luật pháp nghiêm minh, tính thượng tôn luật pháp rất cao. Trên nền luật pháp đó lòng tham về lợi nhuận chỉ có thể được thỏa mãn qua những hoạt động kinh doanh đúng luật, mang lại ích lợi cho xã hội. Tất cả những hành vi kiếm tiền bẩn thỉu, lợi mình hại người đều bị trừng phạt thích đáng.
Về mặt sản xuất: Kinh tế thị trường đã tạo ra một cơ chế để con người nỗ lực lao động, làm việc kiếm tiền làm giàu, không ngại khó khăn gian khổ, thức khuya dậy sớm, lên rừng, xuống biển để đi kiếm tiền. Suy nghĩ tìm tòi, phát hiện những nhu cầu, dù nhỏ nhặt nhất trong xã hội để thỏa mãn thị trường. Từ động cơ kiếm tiền dưới sự đảm bảo của một luật chơi minh bạch, công bằng như một mảnh đất nhiều dinh dưỡng giúp cho trăm hoa đua nở, trăm ngàn dịch vụ ra đời, trăm ngàn sản phẩm được nghiên cứu chế tạo, chuyên chở buôn bán. Hệ quả là của cải vật chất làm ra dồi dào, dịch vụ tận nơi, cuộc sống con người luôn được bảo đảm thoải mái nhất, tốt nhất, miễn là có tiền để chi trả. Mạch máu của nền kinh tế-ngân hàng trung ương-độc lập với chính phủ không bị lũng đoạn bỡi kẻ nắm quyền. Do điều này nên nạn lạm phát được khống chế tối đa. Nền kinh tế không bị giật dây tạo thành tích theo ý lãnh đạo rồi để lại hậu quả lạm phát kinh hoàng.
Về giáo dục: nền kinh tế tư nhân cạnh tranh mạnh mẽ, chính trị đa nguyên cạnh tranh lãnh đạo nên đòi hỏi một nguồn nhân lực thực chất, một con người thật sự tài năng, nếu không sẽ bị xã hội đào thải. Môi trường đó không có chỗ dung thứ cho kẻ dốt mà có bằng cấp cao. Chính điều này buộc người học thực học, nỗ lực cho việc học. Nền giáo dục tư nên trường ra sức giảng dạy, nghiên cứu, trao học bổng khuyến khích nhân tài nhập học để xây dựng giá trị thương hiệu cho trường. Tất cả những điều trên giúp cho ngành giáo dục phát triển rực rỡ, giáo viên thu nhập thỏa đáng, yêu nghề, tận tâm tận lực với nghề. Các quốc nạn học giả, sính bằng cấp, người học gian dối, giáo viên lương bổng chết đói, sống ngoắc ngoải không có đất để tồn tại.
Công bằng xã hội: Kinh tế thị trường ban đầu có cảm giác tạo ra sự khốc liệt, sự bất công nhưng kỳ thực chính nó là công cụ giúp tạo ra công bằng xã hội tốt nhất. Công bằng ở đây là công bằng về cơ hội, về năng lực, về khả năng lao động và thụ hưởng chứ không phải kiểu công bằng quái thai: cào bằng như CNCS. Môi trường chất lượng giáo dục tốt, con người có cơ hội được phát triển kỹ năng. Nền kinh tế tự do khai sinh hàng trăm ngành nghề, hàng ngàn xí nghiệp tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người lao động (trí lực, sức lực). Sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp làm cho thị trường lao động tiến đến điểm có lợi cho người làm công ăn lương (được trả lương cao, môi trường làm việc tốt hơn). Cũng vì sự cạnh tranh làm cho thị trường hàng hóa tiến đến điểm có lợi cho người tiêu dùng (hàng hóa chất lượng, giả cả rẻ). Điều đặc biệt là nền kinh tế tự do đã phát minh ra một kiểu hợp tác làm ăn mới: công ty cổ phẩn. Với hình thức cổ phiếu đã cho phép những người công nhân với số vốn ít ỏi vẫn có thể tham gia sở hữu công ty để cùng chia lợi nhuận. Một điều nữa “có thực mới vực được đạo” khi nền kinh tế mạnh thì vấn đề nhân đạo hoặc các chính sách an sinh xã hội có điều kiện thực thi tốt. Xã hội an toàn và nhân văn cao. Môi trường sống được bảo vệ tốt nhất. An toàn thực phẩm được bảo đảm.
Khoa học & động lực sáng tạo: chính sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế để thúc đẩy sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, sáng tạo ra sản phẩm mới lạ có tính cạnh tranh cao đã thúc đẩy khoa học phát triển. Rất nhiều sản phẩm công nghệ cao, rất nhiều lĩnh vực kỹ thuật tân kỳ được chính các công ty tư nhân phát minh và ứng dụng: máy tính, máy bay, phim ảnh,….Một điều nữa là chính nền hành pháp nghiêm minh, tôn trọng bản quyền, tôn trọng thương hiệu đã không phá hỏng sân chơi sáng tạo như bên các nước CS. Bất kỳ công dân nào có thể từ tay trắng cũng có thể phút chốc thành tỷ phú nếu họ có phát minh sáng kiến giúp ích cho cộng đồng.
Kinh tế phát triển nó tự khắc thúc đẩy các ngành khác phát triển: nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc, hội họa, thơ ca,…...Phú quý sinh lễ nghĩa, khi kinh tế thịnh vượng, luật pháp nghiêm minh thì xã hội chan chứa tình người. Sống các nước như Canada, Bắc Âu, Úc,…bạn sẽ thấy điều trên.
Kết luận: Kinh tế thị trường tự do đã có một cuộc hành trình ngoạn mục, đi từ hình thức tưởng chừng tàn bạo sang nhân đạo. Ban đầu vì thiết chế chưa theo kịp nên tạo ra nhiều hậu quả từ lối làm ăn tự do, loài người cứ ngỡ đây là mô hình xã hội xấu xa, tàn bạo. Theo thời gian nó dần điều chỉnh để mang lại hoa thơm quả ngọt cho đời, cho nhân loại. Chính cái quyền được làm ăn tự do đã đưa đến kết quả thịnh vượng, xóa đói giảm nghèo lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Chúng ta lại nhớ đến vị thủ tướng lập quốc của một đảo quốc nhỏ bé-Singapore-nhưng thịnh vượng hàng đầu thế giới: ông Lý Quang Diệu. Ban đầu ông muốn xây dựng Singapore thành quốc gia XHCN theo chủ nghĩa Mác nhưng ông đã đổi ý. Trả lời cho nhà báo về sự đổi ý trên ông nói ngắn gọn: làm ra rồi mới có cái để cho. Đây vừa là điều đơn giản vừa là điều vĩ đại đã bẻ lái đưa dân tộc Singapore đến phồn vinh hôm nay.
Tất cả những điều chúng ta vừa bàn đến chính là nền kinh tế của một mô hình xã hội bị các đảng cộng sản trên thế giới bêu riếu là xấu xa, giãy chết: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Rất hay .
RépondreSupprimerBiết rồi .
Dân Việt còn hèn yếu lắm .
Nếu dân chủ thì làm sao tham nhũng được .
Bài viết quá hay. Ngắn gọn dễ hiểu mà nói lên cốt lõi bản chất của hai hệ thống TB và CS.
RépondreSupprimerChí lý. Cái này hiện nay ở VN nhiều bậc thức giả, kể cả một số quan chức cũng nhận ra. Công thức của nó rất đơn giản: thị trường tự do, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự.
RépondreSupprimerThế nhưng rốt cuộc người ta chỉ chấp nhận kinh tế thị trường, mà lại là thị trường nửa vời - tức định hướng XHCN, tức không chấp nhận luật chơi sòng phẳng, minh bạch. XH dân sự thì từ chối (không cho tự do lập hội). Còn nhà nước pháp quyền thì lại là "pháp quyền XHCN", từ chối tam quyền phân lập một cách thẳng thừng.
Thế cho nên cái tàn bạo của thị trường được phát huy, cái nhân đạo thì không có đất sống. Và bao nhiêu cái xấu xa người ta lại trút lên tại kinh tế thị trường.
anh Thi nói chí lý , rất ngưỡng mộ anh. một cán bộ nhà nước như anh mà thấu hiểu được sự tình như vậy là phúc cho đất nước nầy
Supprimer"Điều đặc biệt là nền kinh tế tự do đã phát minh ra một kiểu hợp tác làm ăn mới: công ty cổ phẩn. Với hình thức cổ phiếu đã cho phép những người công nhân với số vốn ít ỏi vẫn có thể tham gia sở hữu công ty để cùng chia lợi nhuận." Không biết Người đang chơi chứng khoán VN nghĩ gì?
RépondreSupprimer"Kinh tế thị trường định hướng XHCN (CS)là con đường dài nhất để đi đến kinh tế tư bản" (mượn ý Lech Walesa).
RépondreSupprimerhoan ho nha bao huynh ogc chenh csvn khg dang la hoc tro cua kambot csvn co tren 700 to bao da so la boi but cho tan dung doc qauyen sai bao con kambot co 100 to bao nha nuoc chi co 1 to bao csvn chi mot dang bua liem ngay uong mau dong bao con kam bot co may chuc dang thi hoi lam sao doi song dan kam bot song thoai mai gap tram lan dan viet song trong so hai?
RépondreSupprimerTôi muốn mình tôi và nhóm lợi ích nhỏ của tôi sướng nên tôi phải giữ chế độ xhcn do một đảng cs của tôi lãnh đạo,còn nhân dân chẳng qua là đám đông để tôi lợi dụng như là lực lượng c/m ấy mà,vì vây ở vn kg đa đảng kg tam quyền phân lập nhé các vị,tôi cũng biết kt thị trường là hay là tốt nhưng vì nó mang lại lợi ích chung cho nhiều người nên nó kg có tính đảng vi vậy kg áp dụng ở vn được! lời của môt đv ngoài đảng hi hi!
RépondreSupprimerTôi thì chỉ hiểu nôm na thế này: kinh tế thị trường như con đường quốc lộ phẳng phiu rộng rãi, ai muốn đi cũng được, nhưng ĐCSVN vì lợi ích của mình nên đã dắt nhân dân "đâm quàng bụi rậm", chui vào gai góc vũng lầy, đến khi hết đường đi, bế tắc mới chịu quay ra đi khép nép bên vệ đường quốc lộ của "bọn tư bản giãy chết" nhưng mồm vẫn leo lẻo là "tao không đi đường của mày, tao đi theo con đường của mày đã được tao cải tiến nâng lên một tầm cao mới!". Trong khi đó thì các nước láng giềng người ta đã đi trên con đường thênh thang đến tận đẩu tận đâu rồi.
RépondreSupprimer