24/01/2013

Vì sao nguyên Tổng Giám đốc Agribank bị bắt?



Năm con rồng 2012 là năm đại hạn với Ngân hàng Agribank
Năm con rồng 2012 là năm đại hạn với Ngân hàng Agribank
Năm 2012 được coi là năm đầy vận hạn và chông gai đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Năm con rồng đã hạ bệ hàng loạt “nhạc trưởng” của Agribank và việc ông Phạm Thanh Tân bị bắt chỉ là cái kết của một quá trình vận hành yếu kém và nhiều sai lầm của ngân hàng này.
Sáng 23/1, tại “Hội nghị triển khai thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng và Nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống viphạm pháp luật và tội phạm” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ Trưởng Bộ Công an đã thông báo việc khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thanh Tân – nguyên Tổng giám đốc Agribank về hành vi “Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Phạm Thanh Tân bị khởi tố là vì những hành vi liên quan đến trách nhiệm điều hành công việc của ông. Trong thời gian ông Tân làm “tư lệnh”, Agribank đã từ một trong những ngân hàng có vị thế lớn nhất và mạng lưới trải rộng nhất ở Việt Nam đã trở nên yếu thế trên thị trường tài chính – ngân hàng.
Tính đến hết ngày 30/6/2012, Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước. Theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Agribank chiếm 6,14%. Đây là một trong những hậu quả do quãng thời gian điều hành yếu kém của ông Tân.
Trước ông Tân, đã có hàng loạt các cán bộ của Agribank cùng bị khởi tố, bắt tạm giam. Trong những sai phạm của cấp dưới, với tư cách là người điều hành cao nhất, ông Tân đã không thể hiện được trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống, quản lý cán bộ của mình.
Đã có một loạt các cán bộ, từ “sếp” đến nhân viên của Agribank phạm những sai lầm nghiêm trọng và nhiều người trong số đó đã bị khởi tố, bắt giam. Chỉ tính riêng năm 2012, hệ thống Agribank đã có gần chục cán bộ rơi vào vòng lao lý.
Ngày 9/5, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Tuấn Anh (ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nguyên Phó giám đốc chi nhánh Công ty vàng Agribank Hà Đông, về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản”.
Theo tài liệu điều tra, tháng 10/2011, ông Kiều D. T. đến chi nhánh Công ty vàng Agribank Hà Đông để gửi 12,5 lượng vàng SJC 99,99%. Ông Tuấn Anh đã chỉ đạo cấp dưới lập hợp đồng nhận giữ vàng. Tuy nhiên, sau đó, ông Tuấn Anh đã không vào hồ sơ hợp đồng số vàng gửi trên mà lấy toàn bộ số vàng của ông T. gửi để sử dụng vào mục đích cá nhân. Được biết, ngoài ông T., còn nhiều trường hợp khách hàng khác cũng tố giác hành vi chiếm đoạt vàng của ông Tuấn Anh.
Ngày 18/5/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Đức Hưng (56 tuổi, nguyên giám đốc chi nhánh Hồng Hà, thuộc ngân hàng Agribank) về hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Ông Hưng được cho là đã lợi dụng quyền hạn ký 8 bảo lãnh thanh toán không có hồ sơ, không hạch toán, không thu phí bảo lãnh cho một số công ty, với tổng số tiền hơn 345 tỉ đồng.
Liên quan vụ việc tại chi nhánh Hồng Hà, hai cựu cán bộ khác thuộc Agribank Hồng Hà là Đỗ Thị Minh Hiền (44 tuổi, Trưởng phòng tín dụng) và Trương Đăng Dần (38 tuổi, Phó phòng tín dụng) cũng bị khởi tố, bắt giam.
Tháng 10/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Hồ Đăng Trung (ở phường 7, quận 5, TP. Hồ Chí Minh); Hồ Văn Long (ở phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh). Trung nguyên là giám đốc, còn Long là Trưởng phòng tín dụng Agribank chi nhánh 6, về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 26/11/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh – Nguyên giám đốc chi nhánh Agribank Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh).
Theo cơ quan điều tra, bà Hoàng Oanh bị bắt tạm giam về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cùng bị bắt với hành vi trên còn có ba cán bộ khác của Agribank Bến Thành. Trong thời gian làm giám đốc Agribank Bến Thành, bà Hoàng Oanh cùng các thuộc cấp của mình đã làm hồ sơ, ký một số hợp đồng tín dụng trái với quy định, gây thất thoát nhiều tỉ đồng. Bà Oanh đã về hưu trước khi bị khởi tố.
Điều đáng nói là hầu hết những cán bộ của Agribank khi bị cơ quan chức năng phát hiện những sai phạm thì đều tỏ ra ngây thơ và dường như không hiểu gì về các quy định của pháp luật.
Với trách nhiệm là Tổng giám đốc của một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất cả nước, ông Phạm Thanh Tân đã thiếu trách nhiệm và để xảy ra nhiều hậu quả, dẫn tới việc ngân hàng Agribank mất dần vị thế của một “ông lớn”.
Sự thiếu trách nhiệm – năng lực yếu kém trong điều hành của ông Tân và các cán bộ Agribank đã gợi lại một trong những băng khoăn lớn của dư luận: Có nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính rất khó khăn tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, trong khi các đối tượng lừa đảo chỉ cần lập ra vài công ty “ma” và dùng các loại giấy tờ giả là đã có thể vay được tiền.
Có thêm điều lạ là không hiểu sao ngân hàng vẫn cho các đối tượng này vay rất dễ dàng, số tiền lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Thậm chí, một số ngân hàng còn ưu ái cho họ được hưởng lãi suất thấp.
Điều gì ở đằng sau cái sự “ngây thơ” đến buồn cười của cán bộ ngân hàng? Điều này, không cần phải nói ra, ai cũng hiểu!
 Nhóm phóng viên Petrotimes

12 commentaires:

  1. De ong Nguyen ba Thanh len roi se biet ,con bi bat dai dai ,toi nghi neu ong Thanh lam thang tay thi VN khong con can bo de lam viec.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Ông Th. rồi cũng sẽ như Gaddafi thôi (nếu ông ta cùng Lú & 4S đấu đá tranh giành lợi ích thắng thế so với 3D y tá)

      Supprimer
    2. Nếu Ô. Thanh sẽ như Gaddafi thì 3D có thể là Tổng Thống, nếu ký những quyết đình làm thỏa mãn lòng dân.

      Supprimer
    3. Không còn cán Bộ thì tuyển cán Bộ mới có năng lực và trong sạch. Còn hơn bây giờ cứ để cho bầy sâu cán Bộ ấy tồn tại và phát triển.

      Supprimer
  2. Nguyệt Đồng Xoài24 janvier 2013 à 07:55

    Các quan tham nhũng có bị bắt đem ra xử tội vài năm tù hay vài chục năm tù chỉ là hình thức mị dân bịp bợm để tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng CSVN đỉnh cao trí tuệ của Đảng ta.

    Các quan cố gắng chút ít khi ra tòa làm cảnh bị tù hối lỗi ăn năn, sau khi tuyên án thì giả vờ vào tù ở chừng vài tháng, cùng lắm là 1 năm, rồi được ra tù ở cổng sau không ai nhìn thấy, về nhà hay đi sống ở nơi nào đó khỏe re vì chẳng có thằng dân nào được biết hay được vào các trại tù giám sát các quan thi hành án ra sao, còn mấy ai trong tù.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Hết trật, không phản đối 'lời CÒM'này!

      Supprimer
  3. Ko "bươi" (khui) ra thì thôi! bươi ra thì hầu như "ai" cũng là tội phạm đáng truy cứu trách nhiệm hình sự vì vi phạm pháp luật (Cho dù kẻ mạnh nhất "đẻ" ra CÁI GỌI LÀ PHÁP LUẬT ( SO-CALLED LAW, thậm chí ngay cả khi PHÁP LUÂT, QUI ĐỊNH này đươc bọn họ, dc cơ chế của bọn họ rào trc đón sau, làm lợi cho thiểu số nhóm lợi ích, chứ ko phải PHÁP LUẬT mà dc cải thiện dần theo hướng có lợi cho đại đa số nhân dân

    RépondreSupprimer
  4. Nếu mà nghiêm minh diệt tham nhũng thì ... giam hết! Vậy thì còn cái cớ chi mà lưu giữ lại cái Đảng Cộng sản này.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nhưng khổ nỗi, bọn này tham quyền cố vị, trơ trẽn, vô liêm sĩ, "mặt dày mày dạn"! Đã bao nhiêu lần & biết bao nhiêu người (đ.biệt giới nhân sĩ trí thức người Viêt trong & ngoai nước gửi bao nhiêu là Góp ý kiến nghị để đổi mới đát nước mà bọn này có thèm lắng nghe & phản hồi đâu). Còn Công đồng châu Âu, quốc tế cũng comment, chỉ ra chỗ sai, chúng nó vẫn "trơ trơ như đá cẩm thạch" hoặc bọn chúng đưa ra "ý sự cùn" và/hoặc ngụy biện cho cái xấu xa, tòi bại của chúng đ/v nhân dân VN ! Không biết có ai hiến kế gì hay, tìm ra giải pháp nào khả thi ?

      Supprimer
  5. Bộ phận không nhỏ chính là chúng24 janvier 2013 à 11:45

    Thưa bác Chênh,

    Bộ phận không nhỏ tha hóa , biến chất là những ai nhỉ?

    Có phải họ toàn là đảng viên CSVN có quyền hành và nắm các vị trí then chốt trong lãnh đạo, quản lý và điều hành đất nước VN không?

    Đảng viên thường thì tha hóa cái gì và có gì mà tham nhũng.

    Càng ngày càng lộ bộ mặt vô liêm sỉ của những kẻ tha hóa mà Đảng ta hay gọi là một phận không nhỏ. Chính chúng là đảng viên CSVN trá hình chui vào Đảng và nằm trong bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

    Họ là những kẻ hay được Đảng ta gọi với cái tên mỹ miều "cán bộ chủ chốt". Chính chúng là bọn phá hoại ĐCSVN và đất nước này.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. "Rõ như ban ngày", không còn nghi ngờ gì nữa.THERE'S NO DOUBT ABOUT IT!

      Supprimer
  6. Theo mình thì ybacs nào làm không được ,làm không cs lợi cho dân thì nên bắt nhốt hêt đừng để dơ bẩn đất nước

    RépondreSupprimer