Nguyễn Trực Ngôn.
Hơn
tuần nay, dư luận xã hội và báo chí rất bức xúc trước việc liên tiếp sách của 2
nhà xuất bản dành cho trẻ em Việt Nam đều in nhầm cờ Trung Quốc. Đó là cuốn “Phát triển trí thông minh cho trẻ”,
sách tham khảo của nhà xuất bản Dân Trí. Mục “Bé tập kể chuyện”, tranh minh họa là cổng trường em cắm cờ Trung
Quốc. Quyển thứ 2 là “Bé làm quen với chữ
cái” của nhà xuất bản Sư Phạm, mục đánh vần chử C cũng được minh họa bằng cờ
Trung Quốc. Cuối năm 2011, trong chương trình thời sự của đài truyền Hình Việt
Nam về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, VTV1 đã tự gắn
thêm ngôi sao mới trên cờ Trung Quốc đầy ẩn ý. Gần đây nhất là vụ gian hàng Việt
Nam trong hội chợ quốc tế ở Berlin của Tổng Cục Du Lịch, quảng bá cho hình ảnh
du lịch Trung Quốc qua danh thắng Đại Sơn Lạc Phật ở tỉnh Tứ Xuyên.
Nhiều
người thắc mắc “Tại sao toàn nhầm lẫn với
Trung Quốc mà không phải nước nào khác?. Ngẫu nhiên hay cố ý?”. Người viết
bài này đành chịu, không dám suy luận. Điều đáng kinh ngạc là cách khắc phục trới
quớt với hàng loạt giải thích và chỉ đạo rất ư là tùy tiện, cứ ngỡ là chuyện của
“Những người thích đùa”. VTV1 sau bị “tố” đã nhanh chóng gỡ bỏ hình cờ 6 sao
thay vì 5 sao của Trung Quốc mà không một lời giải thích hoặc xin lỗi khán giả!
Khi báo chí cật vấn, bà Bùi Thị Hương, giám đốc nhà xuất bản Dân Trí còn hùng
biện “Đây là sách mua bản quyền của nước
ngoài, biên soạn theo chương trình của bộ Giáo Dục Trung Quốc. Tranh vẽ trường
Trung Quốc nên không thể treo cờ Việt Nam được?”. Nói vậy nhưng khi hỏi “Tại sao lời giới thiệu lại ghi là - biên soạn
theo chương trình của bộ Giáo Dục Đào Tạo” thì bà cà lăm. Trời ạ, đến sách
tham khảo cho trẻ con 5 tuổi mà hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ Việt Nam cũng
không biên soạn nổi, phải mua hàng dạt của Trung Quốc!.Bà Hương còn khẳng định
chắc nịch “Tôi thấy nội dung hình ảnh
(cờ Trung Quốc) trong sách là bình thường,
không có gì nặng nề. Nếu thay cờ Việt Nam là vi phạm hợp đồng”?.
Khi
được hỏi về sự cố sách “Bé làm quen với
chữ cái” in cờ Trung Quốc thì ông Đinh Văn Vang, tổng biên tập nhà xuất bản
đại học Sư Phạm cũng không biết nên trả lời “Đang
liên lạc với tác giả để làm rõ” (ngày 7.3). Còn Phó Giáo Sư , Tiến sĩ Đinh
Ngọc Bảo thì phán “Sách lỗi là chuyện
bình thường. Chúng tôi cho phép trong 100 trang được sai dưới 5 lỗi!”. Chẳng
biết ai cho phép nhà xuất bản Sư Phạm phạm lỗi như vậy và có nước nào qui định
kỳ cục vậy không? Ông Bảo còn phân trần “Cô
Thu Hà là giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm, từng viết sách. Cô chỉ viết phần nội
dung, còn minh họa là nhờ bạn lấy từ trên mạng”. Viết sách mà cứ như đi chợ
mua rau. Viết dễ thế sao các giáo sư tiến sĩ không viết được nhỉ? Lấy hình trên
mạng mà không xin phép là ăn cắp bản quyền. Nhờ ông Bảo, nhiều người mới rõ qui
trình làm sách của Sư Phạm và của ngành giáo dục. Ôi thôi!
Về sự
cố quảng bá cho du lịch Trung Quốc trong gian hàng Việt Nam tại hội chợ du lịch
quốc tế Berlin, ông Lê Tuấn Anh, vụ trưởng Thị Trường, tổng cục Du Lịch cho biết “Bức ảnh đã được gỡ xuống, thay ảnh khác
vào là xong ngay”. Nhẹ tênh như uống ly trà đá. Còn phó tổng cục trưởng Nguyễn
Mạnh Cường thì phân bua “Hình ảnh này
không nằm trong backdrop của tổng cục mà thuộc một doanh nghiệp tham gia giới
thiệu điểm đến của họ”. Đi hội chợ để quảng bá du lịch Việt Nam mà để hình
danh thắng Trung Quốc là sao? Lại còn bảo “Đó
là quyền của doanh nghiệp”. Hết biết. Việc đem “Chuông rè đi đánh xứ người” ở các hội chợ quốc tế là chuyện dài
nhiều tập, chưa có hồi kết. Trong khi dư luận bất bình và phẫn nộ về 2 cuốn
sách thì lãnh đạo bộ Giáo Dục Đào Tạo cứ tỉnh rụi. Bà Ngô Thị Hợp, phụ trách vụ
Mầm Non cho biết “Bộ (mà cụ thể là vụ
Mầm Non) không biết về những cuốn sách
này”. Còn thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thì nhấn mạnh “Bộ chỉ chịu trách nhiệm về sách giáo khoa” và tha thiết đề nghị “Các cơ sở giáo dục không mua, mua rồi thì
không dùng 2 cuốn sách “Phát triển trí thông minh toàn diện cho trẻ” và “Bé làm
quen với chữ cái”. Bộ chỉ đạo 2 nhà xuất bản thu hồi sách đã “in nhầm” và “khuyên” các cơ sở giáo dục cùng phụ huynh khi mua sách tham khảo
cần kiểm tra và xem xét kỹ nội dung. Tỉnh bơ như người ngoài cuộc. Sách cỡ đó
chỉ tịch thu, tiêu hủy và xử phạt chứ không chỉ thu hồi.
Khi
bài báo này chưa viết xong, tôi nhận được liên tiếp nhiều cú điện thoại và tin
nhắn bức xúc “Vừa phát hiện thêm 2 cuốn
sách của nhà xuất bản Mỹ Thuật là “Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ” và
“10 phút cho bé trước khi đi ngủ”, lại có cờ Trung Quốc chễm chệ, thách thức”.
Nguy hiểm hơn sách dạy “Tiếng Hoa dành
cho thiếu nhi (Việt Nam)” không chỉ in cờ Trung Quốc mà còn có cả thủ đô Bắc
Kinh và “Đường lưỡi bò 9 đoạn” bao gồm cả
Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam) và phần lớn biển Đông cùng nhiều thông tin về
Trung Quốc”. Sách của công ty cổ phần Văn Hóa Nhân Văn, nhà xuất bản tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh tái bản. Sách in lần đầu từ 2008 nhưng không ai để ý, đến
khi cả thế giới lên án đường lưỡi bò và qua báo chí thì phụ huynh mới phát hiện
ra. Còn sách giáo khoa “Tiếng Việt lớp 1”
của nhà xuất bản Giáo Dục thì bỏ quên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong bản
đồ Việt Nam. Ông Ngô Trần Ái, giám đốc nhà xuất bản Giáo Dục thanh minh là “Do bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện. Hơn nữa
đây là sách học tiếng Việt chứ không phải sách địa lý?” . Thật hết biết. Chẳng
hiểu kỳ này trách nhiệm bộ chủ quản ở đâu? Cứ như “Đại dịch” lây lan không có thuốc chữa. Sự nhầm lẫn cố ý cứ “sinh sản vô tính” bởi sự giải thích
vòng vo, “đánh bùn sang ao”, đùn đẩy
trách nhiệm và xử lý lập lờ của lãnh đạo. Đụng chỗ nào cũng thấy “bóng dáng Trung Quốc”. Từ hàng Tàu,
phim Tàu, sách Tàu, người Tàu và cả người Việt mà nghĩ và làm như Tàu. Cứ đà
này, vài năm nữa, toàn bộ trẻ em và học sinh Việt Nam đều “được khuyến mãi” dùng sách giáo khoa Trung Quốc??? Chừng vài chục
năm nữa, cả nước sẽ tràn ngập “Người lạ”,
toàn “Xác Việt, hồn Trung Quốc” huhu.
Mỗi
cuốn sách xuất bản đều có biên tập, có người chịu trách nhiệm xuất bản. Họ được
đào tạo và trả lương đầy đủ để làm việc nghiêm túc. Nếu thật sự vô tình do cẩu
thả thì cũng phải xử lý nghiêm minh, cả người đứng đầu. Đó là lẽ công bằng và cần
thiết. Còn cứ xuê xoa, huề cả làng, coi những việc nghiêm trọng của nhân dân là
bình thường như hiện nay thì hết thuốc chữa, cả nước đành botay.com bất lực và khuyến khích sai phạm. Các vấn nạn trên sẽ
còn tiếp tục và ngày càng trầm trọng. Hậu quả khôn lường.
*Nguyễn
Trực Ngôn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire