06/09/2013

MỘT GÓC NHÌN VỀ CƠM 2000 LÀ GÓC NHÌN NGUY HIỂM?

Nhiều quán cơm từ thiện 2000 đồng được lập ra để cứu vớt người nghèo ở Sài Gòn đang được dư luận trong nước hoan nghênh thì từ Anh Quốc, tác giả Nguyễn Quảng đã có "một góc nhìn Khác" về sự việc nầy, để rồi nhà báo Nguyễn Vạn Phú  cho rằng đó là một "góc nhìn nguy hiểm"

Một góc nhìn về cơm 2000 đồng

Quán cơm 2000 đồng
Nhiều quán cơm 2000 đồng như của 'Người tôi cưu mang' đã xuất hiện
Từ khi có quán cơm mới mở bán với giá 2 nghìn cách đó vài con phố vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6, chị L – chủ một quán cơm bình dân tại một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – chỉ bán được một nửa hàng. 

Quán cơm 2 nghìn đã nhân rộng ra nhiều nơi, thậm chí đã tới Hà Nội, với giá 5 nghìn.
"Những ngày đó chị cắt giảm phần ăn cho đỡ ế, cứ thế này thì chết đói hết" – chị phân trần với tôi sau khi nói một tràng lẫn những câu đệm không có trong từ điển.
Hai nghìn hay 5 nghìn cũng đều là bán dưới giá cả, và đều là những đồng tiền lẻ để rải trong đám ma.
Hãy thử phân tích xem, liệucó 100 quán cơm kiểu 2 nghìn thì lợi hay hại?

Bán 'phá giá'

Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm.
Nếu quán 2 nghìn mở cạnh 1 hàng cơm bất kì, chủ quán cơm bán 20 nghìn 1 suất đó phải đổi nghề, do không thể cạnh tranh lại.
Vì cùng một suất cơm với ngần ấy thức ăn, mà một hàng lại bán cao hơn đối thủ đến mười lần, đương nhiên khách sẽ chọn phương án cơm 2 nghìn.
Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc.
Đến anh đến lấy nước gạo nuôi lợn cũng mất phần mà phải ngậm ngùi quay gót.
Những chủ quán cơm bình thường hoàn toàn không có lỗi khi mở quán để kiếm tiền.
Họ phải thuê cửa hàng, nhân công, trả tiền thuế, tiền điện, nước... và không thể bán phá giá như quán 2 nghìn đồng.
Một sự cạnh tranh bất bình đẳng liệu có công bằng cho họ? Họ cũng đóng thuế như bao doanh nghiệp, nhưng ai sẽ bảo vệ họ cú bán phá giá tuyệt đối gây ra bởi hàng cơm 2 nghìn bên cạnh?
Khách của những quán cơm hai nghìn thường là lao động ngoại tỉnh, lao động nghèo, xe ôm, ve chai, xe ôm, hàng rong, ăn mày...
Vấn đề nằm ở chỗ, họ ở đâu khi chưa có cơm 2 nghìn? Có thể họ tự nấu ăn hoặc ăn quán, nhưng chắc chắn giá bán phải nhiều hơn 2 nghìn.

'Chăn thầu ăn mày'

Những kẻ hưởng lợi trước tiên từ cơm 2 nghìn là những kẻ chăn thầu ăn mày.
"Những kẻ hưởng lợi trước tiên từ cơm 2 nghìn là những kẻ chăn thầu ăn mày."
Thầu ăn mày nghĩa là một anh nuôi độ chục trẻ nít. Anh ta trả cho bố mẹ lũ trẻ một khoản tiền để đưa các em lên thành phố làm ăn mày, với nhiệm vụ mỗi ngày phải nộp số tiền ăn xin được.
Giờ anh lùa chúng vào quán cơm 2 nghìn, trước anh trả 200 nghìn cho 10 xuất cơm (mười em), giờ anh chỉ phải trả có 20 nghìn. Anh đã giàu lại càng giàu!
Người ăn mày cũng không vui đâu. Họ đi ăn mày cả ngày rồi. Giờ lúc ăn vẫn phải ăn mày.
Tôi mà là họ ắt cũng cáu lắm.
Anh xe ôm cũng quá vui. Anh vào quán 2 nghìn ăn trưa, thế là để dành dôi ra được 18 nghìn, và dùng tiền này để thư giãn với cốc bia hơi vào buổi chiều.
Tương tự với các anh chị vé số ve chai, họ để dành ra được một cơ số tiền nhờ vào quán 2 nghìn.

Rẻ nhưng liệu có hay?

Nhưng câu hỏi là: có nhiều quán 2 nghìn liệu có hay?
Quá nhiều lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố đã khiến khắp nơi quá tải và ngột ngạt. Phần đông số này xả rác khắp nơi, phóng uế bừa bãi, ngủ vạ vật gầm cầu mái hiện thậm chí giữa hè phố và vô luật pháp.
Nhân viên phục vụ trong quán cơm 2000 đồng của Người tôi cưu mang
Các quán cơm 2.000 đồng phục vụ nhiều khách hàng nghèo
Cơm 2 nghìn sẽ tiếp sức tích cực cho họ trong công cuộc bám trụ thành phố, và nếu ai đó đang phân vân giữa việc rời quê lên thành phố để kiếm sống, cơm 2 nghìn đã cho họ câu trả lời sắc nét (dĩ nhiên là nếu mô hình cơm 2 nghìn được nhân rộng hơn hiện tại).
Quán cơm 2 nghìn được nói là "chỉ phục vụ người nghèo". Nhưng thế nào là nghèo?
Rất nhiều trường hợp những người dân xấu tính hôi đồ hôi của xe tai nạn, trong khi họ đâu có nghèo?
Quán cơm 2 nghìn đâu có lựa chọn hoàn cảnh, khi bất cứ ai cũng vào ăn được với tờ bạc 2 nghìn trên tay. Vậy chủ các quán cơm 2 nghìn có chắc nhiều người không tranh thủ vào ăn ké, như cách họ hôi đồ trên xe tai nạn?
Cho họ ăn gần như miễn phí liệu có phải cách giúp hay?

Con cá và cần câu

Việt Nam thời bao cấp cũng được viện trợ nhiều từ các nước bạn thuộc khối xã hội chủ nghĩa.
Nhưng khi Liên Xô tan rã, Việt Nam đã phải tự đi trên chính đôi chân của mình. Và thật ngạc nhiên, khi từ một nước chỉ biết nhận viện trợ, nước này đã thành nước xuất khẩu gạo thứ nhì thế giới, trong thời gian rất ngắn.
"Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá? Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề. "
Được viện trợ chưa chắc đã hay, vì nó khiến người nhận bị lệ thuộc và khiến đôi chân họ yếu đi.
Tôi đánh giá cao lòng nhân đức của các vị mạnh thường quân và lòng hảo tâm của họ để duy trì quán cơm 2 nghìn, nhưng bỏ đồng tiền chỉ để lương tâm thanh thản mà không quan tâm rằng liệu đồng tiền đó có giúp được cho bà con nghèo hay không, đây là điều khiến tôi băn khoăn hơn cả.
Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá?
Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề.
Ngược lại, mô hình kinh tế này gây cạnh tranh bất bình đẳng, dồn nhiều lao động ngoại tỉnh về trung tâm, làm suy yếu nghị lực bản thân của người tìm đến ăn, rõ ràng chả việc gì phải cày cuốc kiếm ăn mửa mật, khi mà ăn 1 bữa no tới 24 giờ kế tiếp?
Vậy hãy phân vân một chút, điều gì sẽ xảy ra nếu có một trăm quán cơm "2000 đồng" như thế?
Theo BBC

Nguyễn Vạn Phú:
Một góc nhìn nguy hiểm

Hôm qua đọc tin “Ca sĩ Ngọc Sơn mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô”, có lẽ nhiều người chỉ biết cười buồn, rằng tính lá cải của một số tờ báo đã đạt thêm một mốc mới. Nhưng loại tin này vô hại vì ai cũng thấy nó nhảm nhí.

Ngược lại, bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” trên BBC Tiếng Việt mới thật sự nguy hiểm. Bây giờ tôi mới thấy thấm thía câu nói “A little learning is a dangerous thing”. 

Nó nguy hiểm ở chỗ, sẽ có người do tin tức lan tỏa về các quán ăn từ thiện 2.000 đồng từng muốn làm một điều gì đó, chung một tay cho nỗ lực này nhưng vì nhiều lý do chưa làm gì được, nay đọc xong bài trên BBC Tiếng Việt bèn bật lên tiếng chà – thế à và đánh mất luôn ý hướng thiện vừa mới chớm nở. Có lẽ ít người bị tác động như thế nhưng dù chỉ một người cũng là gây tác hại bằng ngòi bút.

Bài viết của tác giả Nguyễn Quảng, ghi là “gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc”, lập luận: “Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm”; “Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc”.

Rất dễ phẫn nộ khi nghe người ta nhân danh kinh tế học, đưa ra những lập luận phi lý như thế. Người viết có biết gì về tương quan quy mô cung cầu mà dám nói như thế? Một vài quán cơm 2.000 đồng ở một thành phố 10 triệu dân sẽ tác động dữ dội lên hàng chục ngàn các quán cơm bình dân khác đến thế sao? Hay nói như Linh Hoang Vu, market distortion đâu ra mà dễ xuất hiện đến thế!

Tác giả lập luận tiếp: “Hẳn chúng ta đều đã nghe câu: hãy cho kẻ khốn khó cần câu, thay vì con cá? Quán cơm 2 nghìn chính là con cá, nó không giúp được vào trọng tâm của vấn đề”. 

Nghe qua thì dễ bị thuyết phục (nên tôi mới nói là nguy hiểm) nhưng thử hỏi chênh lệch giữa 2.000 đồng và 14.000 đồng (giá trị thật của bữa ăn) có thể gom lại mua được cái cần câu gì (cần câu theo nghĩa đen có mua nổi không)? Tại sao cứ bám vào những cliché con cá cần câu mà không chịu hiểu bữa cơm 2.000 đó chính là cần cần, để những người ăn dùng nó biến thành sức lao động, cày bừa tiếp tục nuôi sống gia đình họ? Nghĩ được như thế thì mới thấy chính những quán cơm từ thiện đang trao cho họ những chiếc cần câu sử dụng trong ngày đó thôi.

Tác giả lập luận tiếp, quán cơm 2.000 sẽ khuyến khích di cư vào thành phố theo kiểu “Quá nhiều lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố đã khiến khắp nơi quá tải và ngột ngạt. Phần đông số này xả rác khắp nơi, phóng uế bừa bãi, ngủ vạ vật gầm cầu mái hiện thậm chí giữa hè phố và vô luật pháp”. Cái lập luận này nó phát xít, nó xuẩn ngốc quá nên thôi không nói làm gì. Họ bị cuốn vào một cuộc sống đầy bất trắc như được mô tả chỉ vì quán cơm 2.000 đồng ư?

Chỉ còn một lập luận sau cùng cần nói, là quán cơm 2.000 đồng có thể bị lợi dụng, anh xe ôm vào ăn để dành tiền chiều lại đi uống bia… Tác giả ở bên Anh vì sao không chịu hiểu, người vào quán cơm từ thiện họ không chỉ bỏ ra 2.000 đồng để mua xuất ăn, họ bỏ thêm vào đó Một Phần Phẩm Giá của họ, không tính được bằng tiền nhưng lớn lắm. Lớn đến nỗi nó sẽ ngăn người tự trọng bước vào quán ăn nếu họ còn có thể xoay xở ăn ở quán bình thường. Ngược lại, giá trị xã hội của phần cơm không chỉ 2.000 đồng, nó có sức lay động lòng người, khích thích thiện tâm sẵn có ở mọi người, nó góp một phần rất lớn vào “vốn xã hội” mà có lẽ tác giả cũng từng được học qua. 

Tác giả và những người làm trang BBC Tiếng Việt ở nước ngoài ắt cũng biết các soup kitchen mà hiện nay hoạt động càng lớn mạnh do khủng hoảng kinh tế đi kèm với chính sách thắt lưng buộc bụng ở cả Mỹ và châu Âu. Nỡ nào BBC Tiếng Việt đăng bài theo dạng biết là sẽ gây tranh cãi để câu người vào bình luận. Làm thế có khác gì đăng tin “Ca sĩ Ngọc Sơn mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô”.

Facebook Xê Nho

26 commentaires:

  1. Góc nhìn của Nguyễn Quảng vừa ấu trĩ vừa vô lương tâm. Những người lập ra quán cơm 2 ngàn bằng tất cả tấm lòng vì người nghèo khó, vất vả, Nguyễn Quảng lại vơ hết và nhét vô chung một rọ với bọn bất lương, 'chăn thầu ăn mày' (chữ nghĩa của Nguyễn Quảng). Ác thật!

    RépondreSupprimer
  2. Nếu nói không ngoa thì tác giả "Nguyễn Quảng, Milton Keynes, Anh Quốc” thường được người dân chúng tôi trong nước gọi là "những kẻ cưỡi ngựa xem hoa từ xa".

    RépondreSupprimer
  3. mời ghé xem để cùng trải nghiệm : dautranh2012.blogspot.com

    RépondreSupprimer
  4. Vẫn là tranh luận thông thường - các thầy bói mù nhận xét về con voi.
    Tôi nghĩ, để đạt tới ngưỡng từ thiện, các quán cơm này nên miễn phí hoàn toàn. Và đề một tấm khẩu hiệu ên ngoài: "Dành cho những người đang khó khăn thật sự!"

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Trả 2.000 đ cho 1 xuất cơm thay vì miễn phí có lý do rất nhân văn trong đó. Trả 2 ngàn hoàn toàn nằm trong khả năng của người nghèo khó. Nó làm cho người ta không có cảm giác đi xin ăn ! Đó là sự tử tế 1 cách sâu xa mà những người lập ra quán cơm này nghĩ đến...Mong rằng nhiều người hiểu đến sự tử tế đó và nhân rộng sự tử tế. 1 kẻ sống ở môi trường khác, tốt đẹp hơn nhờ công sức của nhiều thế hệ của dân tộc khác khó mà hiểu được ý nghĩa của "quán cơm 2000" ở VN, nên đem cái sở học cỏn con của mình ra xét việc làm thiện nguyện có ý nghĩa to lớn của người khác ! Đây là nhận xét cá nhân của 1 người không liên quan đến các quán cơm 2.000 đ.

      Supprimer
    2. Những người chủ trương đã giải thích nhiều rồi,2 ngàn trong thời buổi gạo châu củi quế này không là gì cả,cốt chỉ để người ăn không cảm thấy là được bố thí,thế thôi !

      Supprimer
  5. Anh Nguyễn Quảng có một góc nhìn cũng rất hay vì nhiều nghĩa: cái nhìn mới, từ một nước tiên tiến...Nhưng anh lại thiếu đi một số dữ liệu minh chứng cho góc nhìn của mình: thực tế có bao nhiêu quán cơm 2 ngàn? Có bao nhiêu người đánh mất sĩ diện vào đó ăn thay vì phải ăn ở quán bình dân? Đã có bao nhiêu quán phải dẹp tiệm hay giảm thu nhập vì những quán 2 ngàn?
    Dẫu sao thì tôi vẫn trân trọng những người đã mở quán cơm 2 ngàn. Và xin góp ý cho họ cách tránh những người lợi dụng lòng tốt của họ bằng cách phát hành những thẻ từ hoặc thẻ vạch quản lý cho những người thật sự cần thiết (có thể tốn kém hoặc vận động những công ty cung cấp miễn phí). Và những người thực hiện chương trình có thể quản lý tốt hơn nguồn chi phí để có thể mở rộng mô hình của mình.

    RépondreSupprimer
  6. Em đọc đi đọc lại bài này, bẻ các ngón tay 10 lần mới còm lên đây. Theo em hiểu, ở VN làm từ thiện là dựa vào lời dạy của Phật/Chúa là chính, không câu nệ vào thành phần mình bố thí. Bố thí bất vị tướng là vậy. Nhưng ở đời, mình khó mà bước qua cái Ngã nên ta vẫn thường nghĩ "bố thí của mình có đến đúng người không ?". Tác giả bài viết Nguyễn Quảng vẫn đứng trên lập luận Nhân-Ngã và sự công bằng trong XH thực tại mà viết nên cảm nghĩ của mình. Không sai, nhưng sẽ khó chấp nhận cho số đông khi đọc bài viết đó ! Lên án bài viết đó cũng chưa chắc là đúng. Ai làm từ thiện cũng đều muốn đồng tiền mình bỏ ra đến đúng người nghèo thật sự, nhưng lấy đâu ra "chứng nhận nghèo thật sự" ? Thử hỏi có bác nào ở nhà cho tiền con cháu mà không cần biết nó xài vì mục đích gì không ? Em e rằng không ! Từ xuất phát điểm đó, ta nên thông cảm với bài viết này.

    RépondreSupprimer
  7. Dù không đồng ý với Nguyễn Quảng trong bài viết
    trên nhưng tôi vẫn thấy có sự nguy hiểm ở chổ
    khác đáng sợ hơn là "góc nhìn nguy hiểm mà" tác
    giả Nguyễn Vạn Phú nhận định.
    Đó là vấn đề cơm 2000 đồng có bảo đảm vệ sinh
    và an toàn thực phẩm hay không ? Thử hỏi với
    tình trạng độc hại hiện nay của nhiều loại thực phẩm thì khó bảo đảm vệ sinh,nói chi cơm với giá rẻ như thế !
    Làm từ thiện không có nghĩa là cho ăn uống giá
    rẻ là OK.mà là phải có ý thức về sức khoẻ của
    cả cộng đồng.Nếu không,đó là đại họa !

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Bạn nghĩ sai rồi. Quán cơm 2000 bảo đảm sạch, vệ sinh hơn các quán ăn bình dân nhiều lần vì chi phí bữa ăn không phụ thuộc vào 2000 đó mà 2000 chỉ là cách cho người nghèo không thấy tủi thân như mình được bố thí

      Supprimer
  8. RẤT HAY...
    TÔI CŨNG ĐÃ PHẢN BÁC BÀI VIẾT NẦY TRÊN BBC NHƯNG HỌ CÓ CHO ĐĂNG HAY KHÔNG THÌ CHƯA BIẾT.
    THÀNH THẬT HOAN NGHINH...

    RépondreSupprimer
  9. - Tầng lớp lao động nghèo, người dân cơ nhỡ sẽ được Đảng X, Chính phủ Y, nhà nước Z lo như trả lương 2,6 tỷ/1 năm, vài xuất du học, dăm ba cái Villa...
    Khi ấy thì đệ tử cái bang chỉ việc thuê Văn phòng khu trung tâm rồi quảng cáo trên báo đài số Tài khoản ngân hàng, đạp xích lô thuê dăm ba vệ sĩ đẩy phía sau, bốc vác mướn hẳn Lý Đức, Phạm Văn Mách cho nó không...làm xấu mặt Thủ đô.
    Sáng ra ăn bò Kobe hét lên: Nhiệt liệt! Nhiệt liệt!
    Chiếu uống sâm Hàn rồi la làng: Phấn khởi ! Phấn khởi!
    - Site lớn với bài nhỏ chẳng còn lạ, trong nước là chuyện "quen".

    RépondreSupprimer
  10. Theo toi tai quan com 2000 de ban noi day chi phuc vu cho ba con ngheo khong co kha nang mua com 5000 mot dia. De tranh lam dung ma giuc phan an cua nguoi ngheo

    RépondreSupprimer
  11. Trước 1975 có quán cơn xã hội. Nhà nước cho gạo, người chù quán cơm tự lo các phần ăn: món mặn, món xào và canh với giá 5 đồng lúc bấy giờ. Cơm ăn thoải mái, không cho mang về mà thôi. Lúc bấy giờ đâu có ai than phiền tính toán gì đâu? Bản thân tôi lúc còn đi học thường vào quán cơn xã hội của Saigon hoặc gánh cơm tại đường Đỗ Hửu Vị gần chùa Chà (Án Độ) Saigon. Đồ ăn là đồ ăn thừa của các nhà hàng, gành cơm này mua và nấu lại bán rẽ cho các người xích lô, học sinh nghèo qua ngày.

    RépondreSupprimer
  12. Đây là lối suy nghĩ của người làm thương mại. Bữa cơm 2 ngàn là do những người có lòng nhân đóng góp để nuôi người nghèo trong 1 xã hội đầy bất công. Chuyện đóng góp để có 1 bữa ăn cho người nghèo, người tổ chức thiện nguyện chỉ có thể cáng đáng 3 ngày mỗi tuần, vì họ cần sự hảo tâm của những người còn có tình người. Nên chẳng có chuyện hàng trăm quán ăn trong tương lai như sự suy nghĩ của một người sống ở Anh nhưng lại phán đoán thiếu chính xác những chuyện ở VN.

    RépondreSupprimer
  13. Bác Chênh nói đúng quá. Quán cơm 2.000đ giúp biết bao nhiêu người lao động cực khố bớt đi cái gánh nặng cơm áo gao tiền. Họ có thêm vài đồng gởi về gia đình, lo cho những người thân. Có phải góc nhìn của tác giả BBC quá thực dụng nên ngay cả trái tim họ cũng có thể đưa lên bàn cân được.

    RépondreSupprimer
  14. tôi xin hỏi các bạn.nếu trong túi các bạn ko có tiền các bạn lấy gì làm từ thiện,ở đây tôi muốn nói với các bạn rằng tôi ko phải phản kháng việc làm từ thiện,nhưng những người làm từ thiện là những người có tiền,quán cơm 2000 đồng kai là những thành phần nào đó mới là cái chính của vấn đề,nếu giả sử những người ko có tiền như các bạn lập ra quán cơm 2000 ngàn để xin những nguồn đống góp từ nhà hảo tâm,thì chính những nguồn đống góp đó nó có đúng một đỉa cơm 2000 ngàn ko,ví dụ nhà hảo tâm giúp một trăm triệu,bạn gởi về quê cho vợ bạn 50 triệu và trả tiền ăn cho sinh viên phục vụ hết 20 triệu còn lại 30 triệu đưa vào đỉa cơm 2000 ngàn đỉa thì làm sao,nếu các bạn muốn làm từ thiện thực sự ko lợi dụng thì các bạn đến các bệnh viện xem xét học tập những nhà tự thiện đích thực từ xưa đến nay ở các cổng bệnh viện trên toàn quốc,đừng lợi dụng lấy của làng làm lệnh.ở đà nẳng trước đây đám xe thồ xích lô cứ khen ông nguyễn bá thanh chủ tịch thành phố tốt bụng,đến tết cho 300 ngàn tiêu tết,cứ nghỉ là tiền của ông thanh,nhưng đâu phải tiền ông thanh mà tiền quốc gia đó các bạn ạ,

    RépondreSupprimer
  15. chán mớ đời7 septembre 2013 à 20:55

    " Chín người mười ý " mà , chỉ có điều là khi phê phán cái "tai hại" của quán cơm 2.000 , các tác giả của các bài viết và comment có đưa ra được cách giải quyết cái ăn cho những người nghèo hay không?!
    Trước năm 1975, ở miền Nam có rất nhiều quán cơm xã hội, người vào ăn không cần trình thẻ (vạch !) nghèo, không có một tờ báo (kể cả báo lá cải)lên án những quán cơm đó bán phá giá.
    Đất nước còn quá nhiều chuyện để đóng góp ý kiến lại không DÁM viết lời góp ý ,những chuyện như quán cơm 200 và những chuyện(ruồi bu) như Mr.Đ ,ca sĩ lộ hàng lại (bu) vào quá nhiều. Thương thay cho dân Việt của tôi !

    RépondreSupprimer
  16. Góc nhìn của Nguyễn Quảng là góc nhìn của kẻ nhẫn tâm!

    RépondreSupprimer
  17. hiện nay những thằng đầy tớ nó giàu hơn những người làm chủ rồi các bạn ạ,những thằng đầy tớ đi quyên góp lòng tư bi của những người dân làm chủ để bán đìa cơm 2000 ngàn vài ba bửa chúng nó sẻ xây cái biệt thự giừa thành phố sài gòn,lúc đó tớ hơn chủ là cái chắc,khổ nổi cho lũ dân đen nhẹ dạ,ko có tiền cũng đi làm tự thiện,một lũ khốn nạn

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Kiểu nói của 1 đứa con Nít. Từ Thiện không những góp phần vật chất cho người cần được giúp, mà Từ Thiện còn là sự tuyên truyền cho mọi người hướng về một nghĩa cử cao đẹp của con người. Nếu ai cũng có cách nghĩ như bạn thì Chẳng có ai làm từ thiện, thì người thiệt lợi là ai hả bạn?

      Supprimer
  18. Đề nghị bà con ta bình tỉnh , tôi nghi ông nầy giả bộ đóng vai " Thế lực thù địch " cùa dân nghèo thôi ! Chứ không tự phát đâu ! Chẳng qua ông nầy là người của ta đang làm công tác tuyên truyền truyền ở hải ngoại đó ! Nên ông chống quán cơm 2000 đồng vì bôi bác chế độ của ta có lắm người nghèo !
    Chế độ XHCN đang tỏa sáng từ sông Áp Lực qua Trung Quốc vĩ đại hảo hảo , xuống tận mũi Cà Mâu , vòng qua Cu Ba gác cửa cho thế giới ngủ v.v...

    RépondreSupprimer
  19. Nguyễn Quảng (Milton Keynes, Anh Quốc)...! ông cũng là người dân nhập cư mà? ông ăn bậy thì được chứ ông nói bậy là không được đâu.

    RépondreSupprimer
  20. “Quán cơm hai ngàn đồng” làm từ thiện để phục vụ giúp đỡ những người nghèo khổ, thiếu may mắn…
    Trong một xã hội như ở Việt Nam ngày nay! Phải chăng những thiện nguyện viên làm việc đó, cũng là một hình thức tu hành theo Tâm-Đức-Đạo… Còn hơn là “Phật to chùa lớn ăn mày tránh xa.”

    Làm từ thiện, Khác với việc làm kinh doanh…

    Thiết nghĩ nếu như một khách doanh nhân, hay những người không thuộc vào hoàn cảnh đó, họ vào mua vé ăn, sau đó kèm thêm số tiền giúp đỡ, để tâm trạng thảnh thơi…

    RépondreSupprimer
  21. Cần bàn luận kỹ càng nhiều ý kiến, cả những người có trách nhiệm,và đưa ra lập luận vững chắc.

    RépondreSupprimer
  22. an vo ở việt nam chúng ta người có trách nhiệm chỉ giải quyết những vấn đề đất đai và nộp thuế người dân nào chống đối thì cưởng chế và xử lý,chứ làm cái đách gì thằng cán bộ nào lại có trách nhiệm lo cho dân

    RépondreSupprimer