Lại dồn người vào chân tường, đám diều hâu. |
Suy cho cùng, xử lý người phạm tội là cuối cùng để mang đến cho họ con đường sống của sự lương thiện. Nhưng việc báo chí quá hăng thông tin, bỏ qua quyền con người, xúm xít chụp ảnh, đưa ảnh ào ào là hành động xấu, không nhân văn và cũng không phù hợp với quy định của pháp luật.
Báo chí đáng ra cần phải đi sâu mổ xẻ hành vi này, báo động về sự tha hóa trong đội ngũ giáo dục, tìm hiểu và phân tích trách nhiệm quản lý chứ không phải xúm lại, dồn người ta vào một góc để chụp ảnh, chen nhau chụp ảnh, trông rất phản cảm và cũng để lại hình ảnh xấu, "mấy dạy".
Cũng như có phóng viên mang cả clip cho các cháu và cha mẹ các cháu xem để thực hiện cái gọi là hiệu ứng " người nhà" thì có vẻ rất ác, rất phi nhân tính. Ai cho phép đẩy hai người đàn bà này trước các ống kính? Và nhà báo ( đứng trên bàn) rạng rỡ cười khi chụp ảnh nói lên điều gì đây? Đừng lấy cái xấu để mong đè bẹp cái xấu hơn.
Tiêu diệt cái ác chính bằng sự lương thiện, chính bằng điều tốt đẹp, giáo dục người xấu bằng tấm lòng, bằng sự bao dung chứ không phải lao vào người phạm tội xâu xé đủ kiểu như thế. Phải nghĩ tới tương lai của người phạm tội, nếu có án, sau khi ra tù, họ còn cuộc sống của họ, cuộc sống hướng tới sự lương thiện. Báo chí trước hết là văn hóa. (Facebook Vũ Thư Hiên)
TS Vũ Thị Phương Anh:
Cũng giống như Bộ trưởng Y tế, Thứ trưởng Giáo dục chỉ biết đau xót, không cầm được nước mắt vv, nhưng không có giải pháp gì cả.
Thưa bà, nếu chỉ biết đau xót thì một người bán rau, bán xôi, đổ rác có lẽ còn đau xót trước những cảnh tượng như vậy hơn bà. Vì họ nhìn thấy hình ảnh con mình trong ấy. Còn bà, chắc bà biết rõ những chuyện như vậy không thể xảy ra cho con cháu bà được, vì bà biết nên gửi con cháu vào nơi nào để không bị hành hạ như vậy. Và quan trọng hơn, bà có điều kiện để làm như vậy.(Vu Thi Phuong Anh)
Facebook Sao Hồng
PHÓNG VIÊN CŨNG SAI...
Sau khi phóng viên báo Tuổi Trẻ điều tra và phơi bày vụ việc (các cô bảo mẫu nhà trẻ tư thục Phương Anh hành hạ các cháu). Một số phóng viên "ăn theo sự kiện" bằng cách tiếp xúc các gia đình và cho phụ huynh và chính các cháu (Bảo) xem lại video đó. Phóng viên thật là BẤT NHẪN !
Điều đó chứng tỏ phóng viên nhẫn tâm và không có chút kiến thức gì về tâm lý giáo dục trẻ em! Bản thân biên tập viên và tổng biên tập các tờ báo đăng bài đó cũng chỉ chạy theo tin nóng mà không cân nhắc nội dung và hình ảnh của bài. Thật thiếu trách nhiệm và thiếu hiểu biết !
Tại sao bắt các cháu xem lại hình ảnh đó?
Việc cần làm bây giờ là phòng ngừa những tổn thương tâm lý mà các cháu đã bị sự ngược đãi đem đến! Đừng khoét sâu nổi đau cho gia đình và các cháu !
Mình không rõ người mang laptop cho các cháu xem video đó có phải là phóng viên không?
(mình muốn nói rõ thêm: Trong các phim về xã hội đen, nhưng kẻ bắt cóc con cái hoặc bắt cha mẹ chứng kiến cảnh họ hành hạ người thân để đạt mục đích khai thác thông tin có lợi cho kẻ bắt cóc.
Vậy thì người mẹ của cháu Đào bị hành hạ phải xem lại cảnh con mình như thế có như tra tấn không?) —
Facebook Vo Don
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt bé chỉ đau về thể xác tức thời !
Còn tra tấn về tinh thần nhồi nhét như giáo dục hiện nay sẽ làm ảnh hưởng cho nhiều thế hê và Xã hội sau này... nhưng chẳng ai nghĩ đén ...
Thật đáng buồn !
Facebook Nguyễn Lân Thắng
Một người bạn mình vừa viết...
Chuyện hai cô bảo mẫu cũng đáng lên án nhưng có cả ngàn chuyện khác còn ghê tởm hơn thế, sao chả thấy báo nào dẫn dắt dư luận lên án đi..
Bao nhiêu người bị đánh khắp nơi, dần cho hộc máu, ốm o, thậm chí bỏ mạng ở cơ quan bảo vệ pháp luật , rồi ép cung, tra tấn.
Bao nhiêu người chả gây hại cho ai, chả làm gì phức tạp, chỉ đi đòi quyền lợi cho mình, thậm chí còn làm điều tốt là phổ biến kiến thức cho người khác còn bị hành hạ, bị xua đuổi, bầm dập, triệt đường sống. Họa còn gánh nhiều hơn là bị đánh đập.
Từ bi hỉ xả đi, chưa làm được điều phúc đức thì cũng đừng quá quắt vào chuyện đẩy người lầm lạc vào chỗ đường cùng nhỉ.
Tôi cũng có quan điểm như bác Vũ Thư Hiên. Nhiều lúc, nhiều vấn đề không hiểu nổi cách "định hướng" của lãnh đạo truyền thông nhà nước này đang làm gì, nghĩ gì, "đứng" ở đâu?
RépondreSupprimerNhưng có thể nào làm khác cho các PV trẻ, khi những việc kiểu như bác Hiên viết: "Báo chí đáng ra cần phải đi sâu mổ xẻ hành vi này, báo động về sự tha hóa trong đội ngũ giáo dục, tìm hiểu và phân tích trách nhiệm quản lý..." sẽ bị phiền hà, kiểm điểm; thậm chí ngưng việc, rút thẻ... Cái tê nạn "báo chính thống" chuyển màu sang báo lá cải (đầy mặt báo là cướp, hiếp, giết...) cũng vì lẽ này mà ra, bác Hiên ơi.
Chuyện dẫn dắt dư luận thì các bố quả là bậc thầy, còn lôi trình độ học vấn của cô bảo mẫu (19 tuổi, lớp 12) ra để dèm pha hòng đánh đồng cách hành xử với trình độ quả là hành vi đê hèn của đám PV! Với tôi, rất may mắn khi cô này chỉ học 12 chứ nếu là tiến sĩ, giáo sư như các bố thì cái ác không dừng lại ở đó.
RépondreSupprimerThấy đám thợ viết nhâu nhâu như diều hâu bu xác chết mà tởm cho đám ngợm tuy dư SĨ (Thạc, Tiến...) mà thiếu Sĩ (Liêm) này!
Một bức ảnh hơn cả tuyệt vời. Nhìn bức ảnh, tôi có cảm nhận: hai người dựa tường đang bị bầy thú dữ săn đuổi. Dầu họ có lầm lỗi thế nào chăng nữa cũng không nên xử sự với họ như vậy ?!. Làm người bị sỉ nhục như thế chắc họ không còn muốn sống!!!. Gánh nhà báo nầy bộ lương tâm bị chó ăn hết rồi sao. Cám ơn anh CHÊNH.
RépondreSupprimerÀ, đánh mấy con mèo hư "an toàn" hơn việc "xua đuổi" mấy con cọp ăn thịt hung dữ. Cũng chẳng trách phóng viên thời nay, họ đâu dám tấn công vào cái xấu đích thực. Họ "thích" quan trọng hóa "vấn đề" mũ bảo hiểm, xe tải đụng người...
RépondreSupprimerTôi hình dung 9 "thú dữ" đang vồ 2 ngườ đang dựa tường - đúng là đẩy người ta đến bước đường cùng ?! Lương tâm những nhà báo nầy chó ăn hết rồi sao ! Đúng là giết người bằng ống kính.
RépondreSupprimerDung la mot hinh anh phan cam. Nhung phong vien hay la ai do trong hinh post o tren la nhung nguoi co tu cach thap hen va thieu su giao duc ve tinh nguoi ( co le tu luc nho ) . Ho nen doc ky lai bai viet cua FB Nguyen Lan Thang.
RépondreSupprimerỐi giời! Dọa bỏ trẻ (thực ra không bỏ) vào lu nước mà cũng là tội ác?! Vậy chắc tôi còn ác dữ, hơn mấy cô này nhiều. Khi thằng nhỏ ở nhà không chịu ăn, lười học, tôi cầm dao (nhựa) dọa nó...
RépondreSupprimerPhóng viên hay côn đồ - sản phẩm của chế độ xhcn
RépondreSupprimerThong cam di cac Bac! Dang cam viet ve mat dat, mat dao, tham Nhung..:no xau!?! Chi cho viet de tai nay thoi cuop giet Hiep, bon em phai an com cac Bac a! Cung thay nhuc Nhung danh chiu thoi! Dang hoc tap tu tuong tran dan tien ma ly!?!
RépondreSupprimerCá nhân tôi đồng tình với bài báo và KHÔNG PHẢI TÔI ĐĂNG COMMENT nầy lên để bênh vực cho 2 bảo mẩu nói trên
RépondreSupprimercác ông cá bà các anh các chị hảy lên 1 số khu vực có phòng trọ cho công nhân thuê nhiều như Thủ đức hay Biên hòa cái cảnh mà chúng ta nhìn thấy ở 2 bảo mẩu nầy KHÔNG HỀ THIẾU ! xưởng tôi ở gần 1 dảy nhà trọ và hằng ngày tôi đả chứng kiến cái cảnh cho con ,cháu ăn cơm ăn cháo chan nước mắt là cái chuyện bình thường .họ là bà là cô là cha các trẻ họ vừa đút ăn vừa chửi tổ mẹ ,đéo ông đéo bà như điệp khúc mổi trưa mổi chiều ,các chau1ham chơi ,ăn hay ngậm hoặc thức không có nhiều lựa chon nên các cháu giẩy nẩy và thế là bị đập .bị tát ,bị chửi là chuyện quen thuộc ở khu nhà trọ nầy ,có ông cha trẻ vừa tát vừa chửi nhửng lời không thể tưởng tượng ra như địt,,,con ,,,đỉ ,,,.m mầy ,lớn 1 chút nửa tao ....như 1 gánh nặng không muốn chúng ra đời nhưng lở nên phải nuôi như 1 của nợ
trong cuộc sống ngày nay công ăn việc làm không ổn định ,kinh tế khó khăn ,cái gì củng sợ hải ,cái gì củng vội vả bao nhiêu áp lực thời gian và nhiều tác động khác của xả hội chi phối đả tạo ra 1 lớp người tàn nhẩn không ít trong xả hội /chính con cái tôi khi ông ngoại chúng chỉ làm toán công trừ ,chỉ 2,3 lần không hiểu là ông giáng nhửng bạt tay như trời giáng mà người lớn đôi khi còn chịu không thấu
THẾ ĐẤY NHÂN VÔ THẬP TOÀN TRƯỚC KHI CHÊ BAI NHÀ NGƯỜI ĐẦY RÁC HẢY XEM NÓC NHÀ MÌNH CỦNG PHỦ ĐẦY LÁ CÂY VÀ TUYẾT ..
Nhất trí. Các nhà báo nên làm phóng sự điều tra về lĩnh vực nuôi dạy trẻ ở Việt Nam. Tôi nghĩ lĩnh vực này còn hổng rất lớn như thiếu trường, lớp, giáo viên cũng như thiết bị nuôi dạy , nhưng hầu như chưa được quan tâm.
RépondreSupprimer