Hiệu Minh
Như tin VNN đã đưa, với hành vi lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, Huỳnh Thị Huyền Như bị HĐXX tuyên phạt mức án tù chung thân. Bên cạnh đó, xét thấy Vietinbank hoàn toàn không hay biết quá trình Huyền Như lừa đảo nên tòa tuyên án Vietinbank không phải bồi thường.
Đương nhiên, những ai có tiền gửi trong Vietinbank sẽ điên đầu vì mất trắng do tòa Kangaroo xứ Việt phán bừa. Từ nay, có lẽ ít dần số người tin vào Ngân hàng Quốc doanh. Cái địa chỉ 108 Trần Hưng Đạo nên đưa vào danh sách các tòa nhà chuyên khủng bố khách hàng. Dẫu vậy, vào trang web của Vietinbank vẫn có dòng chữ chạy rất đẹp “Nâng giá trị cuộc sống” đập toẹt vào mặt người đọc. S
Thôi thì các bạn đọc tin sau trên Dân Trí cho đỡ bực, dù tin đó đã cũ mèm. Đó là việc dân mạng xã hội phẫn nộ và “ném đá” khi một tờ lịch có gắn thương hiệu SHB và được cho là lịch của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tặng khách hàng có in sai về truyền thuyền hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi hồ Gươm của Hà Nội.
Nội dung cụ thể của tờ lịch nhằm Tết dương lịch mùng 1/1/2014 được in như sau: “Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm”.
Đoạn thông tin giải thích về truyền thuyết thể hiện: “Một lần Vua dạo chơi bằng thuyền trên mặt hồ, bắt gặp một sinh vật là Rùa lớn nổi lên bơi về phía Ngài, bấy giờ Vua liền rút gươm ra để xua Rùa đi nơi khác. Nhưng Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm và lặn mất xuống lòng hồ. Từ đó hồ được đặt tên là Hồ Hoàn Kiếm”.
Đó là một cách hiểu của một trong những Ngân hàng xứ Việt thấy gì ăn được là “cướp và cướp”. Kiếm vàng của vua Lê Lợi mà còn bị Rùa cướp nói chi mấy đồng tiền do dân tự gửi vào Ngân hàng như Vietinbank.
Nếu có một tờ lịch 1-1-2014 của Vietinbank tặng khách hàng nhân dịp năm mới như SHB đã làm thì nên viết lại như sau về trụ sở của mình “Một lần nhà dân xứ Việt dạo chơi trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội), bắt gặp một sinh vật lạ từ hành tinh khác là Vietinbank đứng ra mời mọc vào nhà bank để gửi tiền. Nhà dân Việt liền lấy cái ví xua xua, ý đuổi Vietinbank, tránh ra cho dân tôi dạo chơi. Nhưng Vietinbank bất ngờ đớp luôn cái ví và lặn mất vào trong ngôi nhà 108 Trần Hưng Đạo. Từ đó, ngôi nhà này được đặt tên là ngôi nhà cướp tiền.”
HM. 27-01-2014
Theo Hiệu Minh Blog
Như trước đây tôi đả có phản hồi ,CÒN AI DÁM TIN MÀ GỬI ,NÓ KHÔNG ĐONG ĐẾM ĐƯỢC NHƯNG SẺ CHẲNG CÒN GÌ CHO VIETINBANK .
RépondreSupprimerTruyền thuyết hồ gươm mới có từ thời Lê Lợi cho nên không gọi là truyền thuyết được mà chỉ là một chuyện vui, cho nên ai viết khác một chút cũng OK.
RépondreSupprimerThất tín Ngân hàng. Được không các bác? Có ai còn nhớ Tín nghiă Ngân hàng của ông Nguyễn tấn Đời không nhĩ? Cách mà chánh phủ VNCH xử sự trong vụ scandal TNNH, đó là định nghĩa đúng của chữ TI'N. Các giáo sư tiến sĩ "chạy đầy đường " làm ơn đưa chữ tín vào hệ thống chữ nghĩa nướngải, vôn đã bị các ngai bóp méo vò tròn quá nhiều dzoi.
RépondreSupprimerTuần lễ vàng ,công trái , dân phải gửi vàng vào nhnn...thủ đoạn trấn lột ngọt ngào ...nếu không thì sẽ cải tạo công thương. ,đánh tư sản , cướp của nhà giàu không chia nữa mà cho vào nhóm lợi ích ...bài học có cả rồi
RépondreSupprimerMuốn đổi đúng tên chỉ cần thêm chữ Đ sẽ ra : VI ĐET TIN BANK ( vì đech tin bank ) - nhưng phải xin ý kiến ThT 3X .
RépondreSupprimerVietinbank không muốn trả là một đằng nhưng việc VKSND và TAND đồng lòng che chắn cho Vietinbank cho thấy đâu phải chỉ một mình Vietinbank cướp. Vietinbank không hoạt động đơn lẻ mà có đồng bọn. Một tên cướp trực tiếp ra tay và hai tên khác "có súng" cản địa. Bài bản "đường phố" được đưa vào ngân hàng. Điều hay thì dốt nhưng điều dở, điều ác thì hay. Hahaha chán sự đời!
RépondreSupprimer