"Tôi cho rằng người Nhật Bản làm ăn khá đàng hoàng và đúng theo quy
trình. Chúng ta không có gì phải sợ rủi ro như làm ăn với thương lái Trung Qu ốc...", GS. Võ
Tòng Xuân nhận định.
Thời gian gần đây, các
doanh nghiệp Nhật Bản đã ngỏ ý muốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Xoay quanh
câu chuyện này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Võ Tòng Xuân để làm những
lợi ích và nguy cơ mà ngành nông nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt.
Gần đây, có nhiều tín hiệu đầu tư tích cực từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào nông nghiệp Việt Nam. Là một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực này, theo ông, tại sao Nhật Bản lại chọn nông nghiệp Việt Nam là điểm đến?
Trước hết, nông nghiêp
Việt Nam có nhiều thế mạnh mà doanh nghiệp Nhật Bản không có. Ví dụ như khí hậu
nhiệt đới, rất thuận lợi để trồng những sản phẩm nông nghiệp như xoài, thanh
long, vải thiều... mà Nhật Bản không thể trồng được. Hoặc có một số sản phẩm họ
muốn trồng thì phải dùng nhà màng.
Các doanh nghiệp Nhật
Bản đã nhận thấy nếu đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam thì họ sẽ thu được nhiều
lợi nhuận hơn. Thực tế, hiện nay Nhật sản xuất nông nghiệp mới đáp ứng được gần
một nửa nhu cầu trong nước.
Thứ hai là Nhật Bản cũng
muốn tránh xa dần thị trường Trung
Qu ốc, các doanh nghiệp Nhật muốn hợp tác với Việt Nam để thực
hiện điều này. Khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ đem về cho nhân dân nước họ những
sản phẩm mà họ không thể trồng hoặc khó trồng.
Trong đó, có những sản
phẩm họ đang thu mua từ Trung Qu ốc,
nhưng tới đây, nhiều sản phẩm này sẽ khan hiếm ở Trung Qu ốc, do đó Nhật Bản mới
đi tìm thị trường mới.
Lý do nữa là giá cả sản
xuất ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với Nhật Bản. Bên cạnh đó họ cũng có thể tận
dụng được những sản phẩm sau thu hoạch để phục vụ cho nông nghiệp của họ.
Ví dụ như rơm, hiện nay
họ vẫn thu mua rơm của chúng ta để làm nấm rơm. Theo đó, người nông dân không
cần phải đốt rơm nữa mà có thể đem bán cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Vậy thực tiễn sản xuất
nông nghiệp ở Nhật Bản có gì khác so với Việt Nam, thưa ông?
Nông nghiệp Nhật Bản vận
hành một cách chính xác và chuyên môn hóa rất cao, điều này ngược hẳn với Việt
Nam. Nông dân ở Nhật họ không làm nông nghiệp riêng rẽ theo kiểu mạnh ai
nấy làm như nước ta mà liên kết với nhau thành từng nhóm hộ, hợp tác
xã rất chặt chẽ, trực thuộc nông hội nhưng hoạt động độc lập kinh tế
với Chính phủ.
Qua các hợp tác xã, nông
dân được phổ biến về tiến bộ khoa học kỹ thuật, được biết nhu cầu thị
trường. Nhờ các hợp tác xã làm cầu nối nên tình trạng nông dân ồ ạt
đua nhau trồng một loại cây trồng khi có giá cao không xảy ra giống như
ở Việt Nam.
Thay vào đó, người
nông dân Nhật Bản có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua thông
tin, số liệu từ các tổ chức có uy tín trong nước, rồi họ tự phân
công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng
bao nhiêu cho vừa đủ.
Canh tác nông nghiệp
tại Nhật Bản hiện nay sử dụng máy móc là chính, gần như họ sử dụng máy móc ở
tất cả các khâu. Điều đặc biệt là nông nghiệp Nhật Bản không sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, nên họ ăn sống hoa quả ngay tại ruộng là chuyện bình
thường.
Các hộ nông dân tại
Nhật cũng đóng góp tiền xây dựng một cơ sở sơ chế, đóng gói nông
sản, một kho lạnh và dùng chung nhau. Tất cả các sản phẩm trong hợp
tác xã làm ra đều đăng ký dưới một mã số và thương hiệu.
Những điều này hoàn toàn
ngược lại với cách làm nông nghiệp còn khá manh mún, dàn trải và thiếu định
hướng, thiếu công nghệ và thị trường của Việt Nam chúng ta.
GS. Võ Tòng Xuân cho rằng, muốn thu hút FDI vào nông nghiệp, các chính sách phải thay đổi, cách làm ăn cần thành thật hơn. |
Lợi ích đầu tiên chúng
ta thu được là đảm bảo đầu ra. Trước nay chúng ta vẫn vướng mắc vào khâu đầu ra
cho sản phẩm sau khi thu hoạch. Gần đây việc không bán được hành, dưa hấu,
thanh long... thể hiện rất rõ điều này. Doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn đàng hoàng
hơn so với thương lái Trung Qu ốc
rất nhiều.
Khi doanh nghiệp Nhật
Bản đầu tư sản xuất có thể bảo đảm được chất lượng sản phẩm và có đầu ra.
Thứ hai là giá bán nông
sản sẽ cao hơn nếu nông dân chúng ta bán trong nước. Các doanh nghiệp đầu tư
vào Việt Nam bỏ ra chi phí sản xuất thấp hơn là ở Nhật Bản, theo đó, giá cả trả
cho nông dân Việt Nam cao hơn là điều dễ hiểu. Chúng ta cũng tránh được tình
trạng bị ép giá như lâu nay.
Hiện nay ở Nhật Bản,
người nông dân liên tục kiến nghị Chính phủ có những biện pháp bảo hộ cho ngành
nông nghiệp để đảm bảo cho việc sản xuất của họ. Điều này có thể ảnh hưởng đến
nông dân Việt Nam nhưng chúng ta có thể thương thuyết điều này để đạt được thỏa
thuận.
Bên cạnh đó, khi các
doanh nghiệp Nhật đầu tư vào, rất có thể họ sẽ chuyển giao công nghệ cho chúng
ta. Tại diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về ứng dụng công nghệ cao trong
lĩnh vực nông nghiệp tại TP.HCM vào đầu tháng này, các doanh nghiệp Nhật Bản
cho biết họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để sản xuất hàng hoá
xuất khẩu vào Nhật Bản.
Cơ hội mở ra cho Việt
Nam cũng lớn hơn trước, khi sản phẩm của chúng ta có thể thâm nhập vào thị
trường Nhật Bản dễ dàng hơn, chất lượng cao hơn. Điều đó cũng có tác động nhiều
đến bộ mặt nông nghiệp hiện tại của chúng ta.
Nói về chuyển giao công
nghệ, trong lĩnh vực thủy, hải sản, doanh nghiệp Nhật Bản đã đi trước chúng ta
nhiều năm. Khi họ đầu tư, chúng ta sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi phía Nhật.
Họ chỉ cho chúng ta cách xây dựng nhà máy, máy móc, cách chế biến, bảo quản...
Như vậy, cả hai bên đều
chủ động được việc sản xuất và tiêu thụ, kết hợp với nhau trong khai thác nông
nghiệp một cách hiệu quả và quy mô hơn so với thời điểm hiện tại.
Bên cạnh những thuận lợi
như ông vừa nêu thì liệu chúng ta phải đối mặt với những rủi ro gì, thưa ông?
Tôi cho rằng người Nhật
Bản họ làm ăn khá đàng hoàng và đúng theo quy trình. Nếu ở nước Nhật, họ làm
đúng quy trình mà họ phải chịu rủi ro thì nông dân bên họ sẽ kiến nghị Nhà
nước. Chúng ta không có gì phải sợ rủi ro như làm ăn với thương lái Trung Qu ốc.
Ngược lại, nhiều doanh
nghiệp Nhật lại lo sợ rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam. Lý do là chi phí nhân
công tăng, thủ tục hành chính phức tạp, chính sách không minh bạch, chế độ
thuế, thủ tục thuế quan phức tạp, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành
chưa minh bạch là những yếu tố buộc họ tiếp tục phải xem xét rất kỹ khi quyết
định đầu tư.
Theo ông, tại sao cho
đến thời điểm hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam mới thu hút được các doanh
nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực này?
Lý do khiến nông nghiệp
Việt Nam trước đây không thu hút được nhiều FDI là do thời gian thu hồi vốn kéo
dài, rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, và những chính sách về nông nghiệp chưa
thật phù hợp. Bên cạnh đó, cách chúng ta làm việc cũng thiếu thành thật nên
không giữ chân được họ và khiến nhiều doanh nghiệp có ý định đầu tư cũng phải
bỏ.
Ngoài ra, tình trạng sản
xuất quy mô nhỏ, ruộng đất manh mún, công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào nông nghiệp thiếu bài bản, thiếu chiến lược rõ ràng... cũng là những
rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, doanh
nghiệp nội địa thường xuyên cạnh tranh bán phá giá, làm ăn không tuân theo quy
luật. Do đó, các nhà đầu tư cho rằng thay vì trực tiếp đầu tư vào sản xuất và
cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa, họ đã chọn hướng đi làm nhà phân phối cho
doanh nghiệp nội địa, dễ kiếm lợi nhuận hơn.
Ngoài ra, điều kiện hạ
tầng giao thông của chúng ta cũng chưa đồng bộ, môi trường đầu tư, thủ tục hành
chính nhiêu khê, các khoản chi phí bôi trơn do tham nhũng còn nhiều nên các
doanh nghiệp FDI ngại rót vốn cũng không phải khó hiểu.
Có nhiều doanh nghiệp
khi đầu tư mang lại lợi ích cho nông dân, cho kinh tế của nước ta thì chúng ta
nên khuyến khích họ đầu tư. Còn những doanh nghiệp FDI sang nước ta gian lận,
chuyển giá, trốn thuế thì chúng ta phải cảnh giác và quyết liệt.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Theo Vef.vn
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire