Một học sinh cũ.
( kính nhớ Thầy Trần Đại Tăng)
... “ Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương...”
( Nguyễn Khuyến)
Trên là hai
câu khóc bạn của cụ Nguyễn Khuyến. Tôi
xin mượn lại hai câu nầy để tỏ
lòng với một người thầy vừa mất .Nhưng
xin phép cụ, cho tôi được
sửa chữ “bác” và chữ “ tôi” thành chữ “ thầy” và chữ “ em” để hợp với quan hệ
giữa người quá cố và người viết.
Thầy chẳng ở, dẫu van chẳng ở,
Em tuy thương, lấy nhớ làm thương.
Tôi và nhiều
bạn đã học qua nhiều trường/lớp với nhiều thầy cô . Vị nào cũng đáng kính, đáng
nhớ, cũng có những đức tính quí báu : gương mẫu,
điềm đạm, tận tâm, thương yêu... Hiện tại đa số các vị đã ra đi . Và hôm nay, thêm một thầy nữa vừa
mới ra đi, những học trò cũ vô cùng
thương tiếc Thầy .
Bây giờ
, tôi chỉ biết lấy nhớ làm thương . Nhớ thầy,
nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ quê...là biểu lộ
tình thương đối với những gì thân yêu mà mình
thiếu vắng . Tôi “vắng” Người (I miss you), một sự xao xuyến vừa đủ nhưng lắng đọng, như Ngó lên
Hòn Kẽm Đá Dừng/ thương cha nhớ mẹ
quá chừng bạn ơi ... ( ca dao ). Và thêm nữa, “ nhớ” là “không quên” là gọi lại những gì đã biết(remember). Tôi nhớ
tên Anh, nhớ dáng Anh. Nhớ thầy, tôi nhớ với cả hai nghĩa trên. Nhớ chuyện vừa mới đây, nhớ chuyện trong ký ức, dễ
chừng đã hơn năm chục năm, kể từ ngày đầu tiên tôi được
học với thầy.
Thầy dạy
toán lớp chúng tôi hai năm liền Đệ Tam B và Đệ Nhị B (1959-1961) ở trường Phan
Châu Trinh. Lúc ấy thầy mới ra trường, rất trẻ
. Giờ đầu tiên năm Đệ Tam, thầy ra một bài “ toán chạy”(như kiểm tra 15’ bây giờ) :
Cách tường nghe tiếng nói đông đông,
Các cậu các cô tính vợ chồng.
Một thiếp hai chàng, thừa bảy thiếp,
Một chàng hai thiếp, bốn chàng không.
Nghe người toán giỏi ta đố thử,
Mấy chàng, mấy thiếp tính cho thông?
Không
bàn về việc giải toán , nhưng thấy rằng đây một sự bất ngờ thú vị cho cả lớp, bằng chứng là tôi đa thuộc
lòng đề toán, một bài thơ. Sau nầy tôi mới biết, qua lời kể của bạn bè, thầy có
làm thơ , đã in thành tập , tiếc là tôi chưa được đọc một bài nào của thầy. Nhưng tôi nghĩ những người
thích toán, một môn học thuần lý, nếu
làm thơ thì thơ của họ có chiều sâu.
Chắc chắn
thầy có nhiều bạn thân: đồng nghiệp, đồng môn, đồng hương và ngoài ra thầy còn
bạn với sách vở có liên quan đến nghề nghiệp . Năm tôi học Đệ Tam thầy dùng quyển “Toán Đệ Tam” của thầy Ngô Trọng Châu , tình cờ tôi đọc được câu đề tặng của tác giả “Tặng bạn đồng nghiệp”. Năm đó tôi không có quyển sách nầy, chỉ học
bài thầy dạy, làm các bài tập thầy cho. Thoảng hoặc lắm mới làm thêm những bài trong các sách khác . Năm Đệ Nhị,
thầy dùng bộ sách (hình học, đại số lượng giác) của Nguyên Văn Phú. Đây là bộ
sách giáo khoa toán vừa để học vừa để
luyện thi, sách viết đơn giản nhưng đầy đủ
giống như lời giảng của thầy vừa
rõ vừa dễ nhớ . Chúng tôi dùng bộ sách nầy để làm bài tập vì thầy
chỉ ra bài trong sách nầy thôi. Thầy nhớ
cả những bài toán “một sao, hai
sao”(*,**) , những bài toán khó. Thầy bảo chỉ giải hết các bài trong sách là đủ đậu môn toán . Qủa nhiên, đề
toán thi Tú tài 1 năm 1961 không khó hơn các bài thầy đã cho. Thi Tú tài 1 ban
B, ban Toán, điểm hệ số 3, dư 1 điểm
thành 3 điểm, có thể “ gánh” cho các môn khác, ai qua được môn toán thì có hy vọng
đỗ.
Vào những
năm ấy đỗ Tú tài 1 xong, nếu học tiếp,
phải chuyển trường, vì lúc ấy Đà Nẵng nói chung, trường Phan Châu Trinh
nói riêng, chưa có lớp Đệ Nhất. Rời trường, nên anh em ít có cơ hội gặp thầy. Nhưng
sau đó , kể cả khi đã ra đời, khi có dịp gặp nhau, nhắc lại chuyện cũ anh em hay nhắc đến Thầy Tăng với nhiều quí mến.
Và tôi biết được thầy có làm thơ cũng là vào những lúc như thế . Một lần ,
ngoài thành phố Đà Nẵng, tôi gặp vài người , có kẻ là bạn cũ, có kẻ không
quen , chuyện vãng xã giao về học hành
lúc trước, một người hỏi tôi:
-Anh học Phan Châu
Trinh, học toán với thầy Tăng?
-Đúng, còn anh? Tôi hỏi lại.
-Không, mình không phải “dân”Phan Châu Trinh.
-Sao biết thầy Tăng?
-Thầy Tăng dạy toán,
chính ở Phan Châu Trinh, nhưng còn dạy ở các trường khác trong thành phố
nữa. Đứa nào học Đệ Nhị, bất kỳ trường nào, gặp thầy dạy là mừng “ như chi
chi”.
-À há, không phải là “đệ” mà biết thầy. Hay nhỉ .
Nhiều thế hệ “dân” Phan Châu Trinh đã qua, trong số đó nhiều người là“đệ ”của thầy , họ biết thầy, bây giờ nhớ thầy là
tình nghĩa quí nhưng cũng là lẽ thường tình . Thậm chí nhiều người không
học với thầy cũng biết “Thầy Tăng dạy
toán” vừa mới mất. Một chút tình như
thế, tưởng cũng làm vui lòng Người vừa nằm
xuống.
Sống khôn thác thiêng.
Xin Thầy yên nghĩ!
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire