Đôi lời: Dưới đây là bài viết của “Người Cấp Tiến” được gửi tới trang Ba Sàm, cùng
một số tài liệu liên quan đến TT Nguyễn Tấn Dũng, mà chúng tôi không có điều
kiện kiểm chứng. Đăng bài viết và các tài liệu này chỉ nhằm mục đích bạch hóa
thông tin, không nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào trong
cuộc chiến tranh giành quyền lực đang diễn ra ở cấp cao nhất.
___
Lời người gửi: Có thể tôi sẽ phải lùi thời gian cung cấp cho các
bạn tài liệu vì những tài liệu này có nguy cơ bị đánh dấu cao. Khi đó, nếu tài
liệu xuất hiện, việc tìm ra người sở hữu tài liệu không khó. Có những dấu hiệu
cho thấy sự xuất hiện của cơ quan tình báo nước ngoài.
Tôi sẽ phải kiểm tra kỹ các tài liệu này để đảm bảo sự an tòan cho bản thân
và những người bạn của tôi. Các bạn có thể tham khảo bài viết của tôi như một
góc nhìn, dù tạm thời vì sao tôi lại có góc nhìn, do chưa thể chứng minh bằng
những tài liệu tôi đang nắm giữ.
Vẫn như mọi khi.
Thân ái,
Người Cấp Tiến
___
Người Cấp Tiến
25-12-2015
Từ cuối năm 2014, trong các cuộc gặp gỡ với các cựu
thần như Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh… Cả Trọng đã bày tỏ ý muốn ở lại
với mong muốn “Giữ sự đoàn kết trong Đảng”. Cả Trọng sau quãng thời gian làm
Tổng bí thư đã không thể giấu được sự bạc nhược trong ứng xử và sự thiếu vắng trí
thông minh. Những gì Cả Trọng có chỉ đơn thuần là một chủ nghĩa cải lương dựa
trên sự thương tâm của quần chúng, hào quang cũ nát của Đảng cộng cách tư duy
bằng những định kiến giáo điều đã thành nếp hằn không thể thay đổi. Không chỉ
tầng lớp trí thức mà tất cả các giai tầng trong xã hội, kể cả các Đảng viên và
các Ủy viên Trung ương đều có một sự nghi ngờ lớn, nếu không nói là coi thường
dành cho Cả Trọng.
Tổng kết cuộc thi Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, Đảng tiêu hết khoảng 4000 tỷ cho các tuyên truyền viên, in ấn
tài liệu, ca nhi hát xướng… Số tiền này chưa kể đến số tiền xây các công trình
như tượng đài, khu tưởng niệm… Vụ một loạt các địa phương xây dựng các tượng
đài Nguyễn Sinh Cung với số tiền hàng trăm, hàng ngàn tỉ cũng chỉ là các hoạt
động ăn theo cuộc vận động mà Đảng đề ra. Tất cả hiệu quả chỉ đơn thuần là một
lớp sơn son thiếp vàng bong tróc. Vì vậy, những số liệu tổng kết cuộc thi này
được đóng dấu Tuyệt mật. Khác với lĩnh vực kinh tế, báo chí đơn giản không bao
giờ được đụng chạm đến lĩnh vực này.
Cả Trọng vốn vỗ ngực là người liêm khiết nhưng nguồn
tài chính cho Cả Trọng được cất nhắc một cách chu đáo. Tiêu biểu như Nguyễn
Đăng Tiến, Tổng giám đốc đài Tiếng nói Việt Nam vốn là giám đốc Nhà in Tạp chí
Cộng sản. Nhân vật này chịu trách nhiệm thâu lãnh những nguồn tài chính quan
trọng từ khi Cả Trọng là Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản để đầu tư cho các con
đường chính trị. Vì thế dù Nguyễn Đăng Tiến không có chuyên môn về báo chí
nhưng vẫn thăng tiến chóng mặt. Từ Giám đốc nhà in Tạp chí Cộng sản Nguyễn Đăng
Tiến đã trở thành Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và giờ là Tổng giám đốc
Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là điều chưa từng xảy ra trong giới báo chí vì
chuyên môn in ấn khác với chuyên môn báo chí. Chính vì vậy khi Cả Trọng tiếp
tục tham vọng cố gắng đưa Nguyễn Đăng Tiến làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà
báo, giới báo chí đã phân biệt rõ ràng thực chất nên Nguyễn Đăng Tiến trượt một
cách thảm hại.Thậm chí dù là Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng
Tiến vẫn không thể vào nổi Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa X.
Với tất cả khả năng của mình, nếu mọi chuyện diễn biến
như bình thường, Cả Trọng sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để ở lại Tổng bí thư.
Cả Trọng thua tất cả các thành viên trong Bộ Chính trị về trí thông minh và
tinh thần chịu trách nhiệm. Sau nhiệm kỳ của mình trong và ngoài nước đều nhận
ra điều này ở Cả Trọng.
Một câu hỏi lớn đặt ra với trình độ và tính cách đó
nếu Cả Trọng còn làm Tổng bí thư thì quốc gia nào sẽ được lợi nhiều nhất?
Ba Dũng và Tư Sang cũng như mọi người đều nhìn thấy sự
yếu kém thậm tệ của Cả Trọng nên đều đinh ninh Cả Trọng sẽ không thể ở lại. Về
mặt lý thuyết chiếc ghế Tổng Bí thư sẽ dành cho một trong hai người trong
trường hợp này.
Thế nhưng Cả Trọng không cô độc. Vươn tới chiếc ghế
Tổng Bí thư đã trở thành một ván bài ngoạn mục được bày ra để đẩy Ba Dũng và Tư
Sang vào thế phải chiến đấu.
Nếu nhìn phản ứng của Ba Dũng thì dường như Ba Dũng đã
nhận ra và thấm đòn này. Chính vì thế trong thời gian qua dù phe Tư Sang tung
nhiều đòn như những bài viết đánh trực diện Tư Liêm, đánh Trầm Bê hay tham
nhũng và các vấn đề kinh tế, Ba Dũng vẫn im lặng. Một loạt các cụ lão thành,
trong đó có cả những thầy giáo cũ của Tư Sang tung đơn kiện liên tiếp một cách
ấu trĩ, Ba Dũng vẫn im lặng. Dù Nguyễn Công Khế, Trương Huy San và một số Tổng
biên tập các báo chính thống âm thầm câu kết phục vụ Tư Sang nhưng Ba Dũng vẫn
im lặng. Đây là một động thái khác thường bởi như bài trước đã phân tích, nếu
đúng bài cũ của Ba Dũng thì Nguyễn Công Khế chắc chắn đã bị bắt.
Sau khi Ba Dũng im lặng trước những đòn đánh của phe
Tư Sang thì một loạt blog công bố những thông tin nhạy cảm về Nguyễn Công Khế
và Tư Sang ra đời. Dường như có người muốn đẩy cuộc chiến lên cao trào để Tư
Sang tiếp tục tung ra những vũ khí chiến lược để Ba Dũng buộc phải lên tiếng và
phản đòn. Khi đó chắc chắn cuộc chiến Sang – Dũng sẽ lên đến đỉnh điểm và không
loại trừ cả hai tự diệt trừ lẫn nhau. Trong trường hợp đó Cả Trọng nghiễm nhiên
làm Tổng Bí thư thêm một khóa nữa, bất chấp những hạn chế về trí óc và sự trốn
tránh trách nhiệm trong điều hành.
Không có bất kỳ vụ bắt bớ nào, dù mọi chuyện đều trong
tầm tay. Ba Dũng vẫn im lặng một cách khó hiểu.
Chiêu bài “Ở lại để giữ đoàn kết” của Cả Trọng vì thế
không thành công như mong muốn.
Chỉ mình Cả Trọng không đủ bản lĩnh để làm bất kỳ
chuyện gì, ngoài việc khóc lóc.
Ai đã tiếp thêm dũng khí cho Cả Trọng trong việc chiến
đấu để ở lại? Ai là người sau khi Cả Trọng thất bại trong âm mưu “Ở lại để giữ
đoàn kết trong Đảng” tiếp tục vạch ra những thay đổi quan trọng trong quy trình
nhân sự để Đại hội Đảng chỉ giữ lại sự tập trung mà loại trừ hoàn toàn dân chủ,
tạo thế độc quyền cho Cả Trọng tiếp tục giữ chức?
Tư Sang giờ đã nhận bài học cay đắng của mình, khi các
đệ tử đều nằm dưới giá treo cổ mà chiếc ghế Tổng bí thư đã thực sự xa vời. Thậm
chí những tài liệu về Tư Sang và con trai Trương Tấn Sơn cũng bị phơi bày trước
dư luận. Nếu như đó không phải đòn của Ba Dũng mà chỉ là một đòn “ném đá giấu
tay” của một người Tư Sang đã từng coi là đồng chí cùng chung chiến tuyến thì
nỗi đau của Tư Sang càng nhân lên gấp bội.
Ba Dũng thì vẫn tiếp tục im lặng và không thấy những
phản ứng như thường lệ. Phải chăng ý chí chiến đấu của Ba Dũng đã bị đánh gục?
Vận động ngầm nào đã, đang và sẽ diễn ra tại Hội nghị
Trung ương 13 và 14? Ai là người đứng sau lưng Cả Trọng?
Một người không đủ khả năng về trí tuệ và nhân phẩm
tiếp tục lãnh đạo dân tộc Việt Nam thì quốc gia nào sẽ có lợi nhất?
Những thông tin trên mạng về các quan chức và việc đẩy
mạnh chiêu bài chống tham nhũng trong thời gian gần đây có điểm gì tương đồng
với cuộc chiến dư luận tại Trung Quốc trước chiến dịch đả hổ diệt ruồi?
Nếu Cả Trọng lên làm Tổng Bí thư, để tạo nên vị thế
độc tôn về quyền lực và xử lý những mầm mống nguy hiểm, liệu sẽ có một chiến
dịch Đả hổ diệt ruồi tại Việt Nam?
Chỉ nhìn vào những tranh giành quyền lực trong nội bộ
Việt Nam sẽ là không đủ để hiểu những vận động ngầm đang diễn ra.
Thực chất trong thời gian vừa qua Cả Trọng đã phần nào
thành công trong việc biến những người khác thành quân cờ trong tay mình nhưng
nếu nhìn cuộc chơi lớn hơn thì phải chăng Cả Trọng cũng chỉ là một quân cờ? Khi
đó ai sẽ chịu những hậu quả nặng nề nhất?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire