Trung tướng Lưu Phước Lượng |
Trung tướng Lưu Phước Lượng: "Kinh tế thị trường là thành tựu của nhân loại, cần phải quyết liệt áp dụng các quy luật của nó đầy đủ và đúng mới phát triển được. Nói “định hướng xã hội chủ nghĩa” ở đây có nghĩa: bên cạnh các quy luật kinh tế thị trường cần chú trọng thực hiện những chính sách xã hội để khắc phục mặt trái như khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ công nhân, người lao động trước giới chủ, thực hiện công bằng xã hội..."
Điều này các nước tư bản phát triển đã làm, đang làm rất thành công nhưng họ có bao giờ nói "định hướng xã hội chủ nghĩa đâu".
Trung tướng Lưu Phước Lượng đang "vô tình" ca ngợi chủ nghĩa tư bản nhưng lại cố gượng ép bám lấy "cái đuôi xã hội chủ nghĩa" thì có khác nào con nòng nọc không chịu đứt đuôi.
Hãy đứt đuôi đi các đảng viên muốn đặt quyền lợi Tổ quốc và Đất nước trên quyền lợi và cái ghế của đảng cộng sản!
Trung tướng Lưu Phước Lượng đang "vô tình" ca ngợi chủ nghĩa tư bản nhưng lại cố gượng ép bám lấy "cái đuôi xã hội chủ nghĩa" thì có khác nào con nòng nọc không chịu đứt đuôi.
Hãy đứt đuôi đi các đảng viên muốn đặt quyền lợi Tổ quốc và Đất nước trên quyền lợi và cái ghế của đảng cộng sản!
TT -Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, đã tiếp nối mạch ý kiến góp ý Đại hội Đảng XII như vậy.
“Xoay quanh
vấn đề cán bộ và tiếp tục đổi mới để chủ động hội nhập, gần đây đã có nhiều
tham luận, đối thoại đăng trên mặt báo gây nhiều ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ,
thúc đẩy tôi tiếp tục những suy nghiệm từ lâu của mình về những giáo điều,
khuôn sáo mà lịch sử và thực tiễn đã vượt qua...” - trung tướng Lưu Phước Lượng
chia sẻ.
Cần thay đổi
quan điểm về sở hữu
* Ông cho
biết điều lo lắng, bức xúc nhất của mình là đường lối đổi mới của Đảng chưa
được thực hiện triệt để, khiến yêu cầu hội nhập không được đáp ứng, phát triển
không được bền vững. Ông có thể nói rõ hơn nội dung “chưa triệt để” này?
- Chúng ta
theo đuổi đường lối đổi mới đã gần 30 năm và đã tiến được những bước dài, nhưng
vẫn còn xa với mong muốn của nhiều người quan tâm đến đất nước. Tôi cho rằng
đổi mới nhưng không triệt để là nguyên nhân sâu xa của mọi vấn đề.
Kinh tế thị
trường là thành tựu của nhân loại, cần phải quyết liệt áp dụng các quy luật của
nó đầy đủ và đúng mới phát triển được. Nói “định hướng xã hội chủ nghĩa” ở đây
có nghĩa: bên cạnh các quy luật kinh tế thị trường cần chú trọng thực hiện
những chính sách xã hội để khắc phục mặt trái như khoảng cách giàu nghèo, bảo
vệ công nhân, người lao động trước giới chủ, thực hiện công bằng xã hội...
Còn tham
nhũng: vì sao không chống được? Căn nguyên của tham nhũng bắt nguồn từ quyền
lực không được giám sát, từ trách nhiệm tập thể, và theo tôi, quan trọng nhất
là từ cơ chế sở hữu công cộng. Không ngẫu nhiên mà hầu hết đối tượng tham
nhũng, tài sản tham nhũng đều rơi vào khối này. Quan điểm “đất đai là sở hữu
toàn dân” dẫn đến nhiều người tìm cách lợi dụng quyền lực để biến thành của
riêng.
Các công ty,
tập đoàn nhà nước quản lý, sử dụng vốn không hiệu quả, gây thất thoát cũng bắt
nguồn từ nguyên nhân này, nếu tiền của chính họ thì không thể mất vốn dễ dàng
như thế. Chuyện năng suất lao động bao năm nay không tăng được bao nhiêu, ngoài
nguyên nhân lương bổng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vấn đề về chế độ sở
hữu không?... Tôi cho là có. Bài học và câu trả lời của khoán 10, khoán 100 vẫn
còn nguyên đó. Cũng vì nguyên do này mà công bằng xã hội của chúng ta chẳng
thực hiện được bao nhiêu, khiến lòng tin của nhân dân bị xói mòn.
* Nhiều
người đã phân tích rõ về những vấn đề này rồi?
- Nhìn lại
lịch sử, chúng ta có nhiều giai đoạn đã áp dụng lý thuyết giáo điều mà chưa có
kinh nghiệm thực tiễn, không nhận ra được vấn đề và bản chất vấn đề dẫn đến
những sai lầm, tổn thất. Không động đến những vết thương đã quá đau nữa vì điều
cần thiết nhất hiện nay là đoàn kết dân tộc, nhưng nhân dân muốn Đảng nhìn nhận
lại những sai lầm để trưởng thành, để thể hiện sự nhận ra ấy qua đường lối đổi
mới cụ thể. Vì thế, chúng ta nhất thiết phải chọn được những người lãnh đạo có
dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những quyết định đột phá cho
tương lai.
Lấy dũng khí
để đổi mới
* Dùng chữ
dũng khí có trừu tượng quá không để lựa chọn lãnh đạo?
- Người có
dũng khí là người luôn vì nước vì dân, có lòng tự trọng để dám nói sự thật,
không vì động cơ cá nhân và tự chịu trách nhiệm, dũng cảm, thẳng thắn bày tỏ
chính kiến, quan điểm của mình.
Và tôi cũng
muốn nhấn mạnh thêm rằng dũng khí phải đi đôi với trình độ, bản lĩnh chính trị.
Lâu nay, có cán bộ bị những giáo điều hằn sâu trong nhận thức, có người nhận ra
nhưng lại ngán ngại vượt qua, lại có người vượt qua thì bị quy chụp... bất chấp
thực tiễn đang thay đổi và nguyện vọng quần chúng đang sục sôi. Đó cũng là
nguồn gốc, nguyên cớ dẫn đến sự tụt hậu và tụt hậu ngày càng xa của đất nước,
dân tộc chúng ta, hàm chứa những vấn đề lớn đang trong quá trình giải quyết với
nhiều bất cập: tham nhũng, dân chủ trong Đảng, trong nhân dân, thể chế kinh tế,
công bằng xã hội...
* Ông tin
tưởng rằng Đại hội Đảng lần này sẽ chọn được những vị lãnh đạo có dũng khí như
vậy?
- Tin nên
tôi lên tiếng để đóng góp và tôi tin rằng không thể không chọn con đường đổi
mới triệt để. Theo quy luật, đổi mới sẽ phải đến, đất nước giàu mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh phải đến, chúng tôi lên tiếng vì sốt ruột, vì muốn
thúc đẩy để chúng ta tiến nhanh hơn, mạnh hơn.
PHẠM VŨ thực
hiện
Nguồn: Theo Tuổi Trẻ
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire