Giáo sư Vũ Minh Giang :
- “Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi.”
- “Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh.”
- “Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước.”(*)
Giặc Trung Quốc tàn phá cả bệnh viện |
Ba
mươi bảy năm đã trôi qua, thời gian ấy bằng một nửa đời người nhưng trong tâm
trí tôi vẫn vang vọng lời bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn
dân ta vào cuộc chiến đấu mới/ Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo
mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương…”
Đó
là lời hiệu triệu, là tiếng kèn xung trận hừng hực hào khí cha ông của gần 40
năm về trước.
Ngày
ấy, tôi đang đi thực tập ở miền Tây Nghệ An. Tin Trung Quốc ồ ạt đưa hàng trăm
ngàn quân sang xâm lược Việt Nam trên suốt dọc biên giới giữa hai nước khi
chúng tôi đang đứng trên bục giảng trường cấp 3 Anh Sơn. Từ giây phút đó, có lẽ
tâm trí mọi người đều hướng về biên cương phía bắc Tổ quốc, nơi ấy đồng bào và
chiến sĩ đang từng giờ từng phút đối mặt với tham vọng bạo tàn của quân xâm
lược. Máu chiến sĩ, máu người dân đã chảy trên khắp dải biên cương.
Không
khí ở làng quê, ở cơ quan, trường học lúc bấy giờ như sôi sục hơn khi sáng ngày
5 tháng 3, Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung
ương Đảng rồi Lệnh Tổng động viên toàn quốc do Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng kí.
Lời
kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng có đoạn:
“Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý!
Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập,
tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở
Đông – Nam châu Á đang bị đe dọa.
…
Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước,
các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên
Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!”.
Xã
luận báo Nhân Dân ngày 5 tháng 3 cũng đanh thép khẳng định: “Cả nước đánh giặc, toàn dân là lính”.
Không
khí chiến tranh nóng bỏng, bao trùm khắp mọi miền đất nước.
Vậy
là chưa đầy 4 năm sau cuộc trường chinh giải phóng dân tộc, dẫu còn mang trên
mình đầy thương tích chưa kịp liền da, nhưng Việt Nam lại hào hùng ra trận
đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược mới hết sức tàn khốc, do chính
người “đồng chí, anh em” của mình gây ra. Sứ mệnh lịch sử một lần nữa lại đặt
lên vai dân tộc để rồi đất nước lại viết tiếp bản anh hùng ca trong lịch sử
chống ngoại xâm oanh liệt của cha ông với những Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ
Hai mươi.
Cuộc
chiến bảo vệ biên giới tháng Hai năm 1979 là một cuộc chiến chống ngoại xâm,
bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự thật không thể thay đổi hay xóa nhòa được.
37
năm qua chúng ta đã im lặng, nín nhịn vì “đại cục” vì tình hữu nghị lâu đời
giữa hai nước. Đó có thể là xuất phát từ sự thành tâm của chúng ta, một dân tộc
luôn yêu chuộng hòa bình, lấy điều nhân làm trọng. Chả thế mà 600 năm trước, Lê
Lợi đã từng “thể lòng trời ta mở
đường hiếu sinh” đối với lũ cướp nước đang “như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”.
Tuy
nhiên, im lặng không phải là vàng. Bởi thói đời là thế, kẻ cướp thời nào cũng
vậy, ta càng nhún nhường thì chúng càng lấn tới. Dã tâm của chúng không bao giờ
thay đổi trước lòng nhân của con người.
Năm
2014, nhân kỉ niệm 35 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới năm 1979, Giáo sư Vũ Minh
Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhận
định:
- “Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc
gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng
hoàng là không được phép lấp nó đi.”
- “Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh.”
- “Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là
cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với
các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước.”(*)
Những
người lính và nhân dân trực tiếp tham gia cuộc chiến không quên. Những gia đình
thân nhân liệt sĩ, thương binh của cuộc chiến không quên. Và thế hệ những người
Việt Nam sống ở thời điểm 1979 ấy cũng không quên. Không thể nào quên bởi đó là
quá khứ đau thương nhưng hào hùng của đất nước. Nhưng liệu thời gian có thể xóa
nhòa tất cả nếu chúng ta không ghi lại, không nhắc nhở cho con cháu? Tôi xin
ghi lại một sự thật buồn lòng vì nhiều đồng bào mình nhất là thế hệ trẻ hiện
nay ít biết về trang lịch sử bi hùng này của dân tộc:
Ba mươi lăm năm, cuộc chiến đã qua rồi
Tôi hỏi các con tôi ngày Mười bảy tháng Hai
Chúng hồn nhiên trả lời: - Không biết
Chẳng sách vở nào dạy chúng hồi đi học !
Tôi hỏi các bạn sinh viên, họ vô tư đáp:
- Thưa thầy, đó là ngày thứ Hai (!) (Ngày 17/2/2014 là
ngày thứ Hai trong tuần)
Tôi hỏi những người xung quanh tôi
Họ bĩu môi, sao ông rỗi hơi thế
- Ngày ấy như mọi ngày !
Tôi hỏi người cựu chiến binh
Một phần máu xương đã để lại nơi chiến trường biên
giới
Người lính năm xưa lặng im không nói…
Một
bài học lịch sử về cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 được ghi trong sách giáo
khoa, một lễ kỷ niệm cuộc chiến được tổ chức hằng năm sẽ là cách thể hiện sự
tôn trọng lịch sử, sự tưởng nhớ đối với đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ
quốc. Đó là mong mỏi khắc khoải của những người cựu chiến binh trên chiến
trường biên giới khốc liệt năm xưa, là tâm niệm của nhân dân; là cách để chúng
ta gìn giữ và hun đúc truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của 90 triệu đồng
bào hôm nay và mai sau.
15-2-2016
Chú
thích:
(*)
http://laodong.com.vn/chinh-tri/ve-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-viettrung-thang-21979-can-duoc-xem-nhu-chien-thang-chong-ngoai-xam-179402.bld
Nguồn: Theo Văn Hóa Nghệ An
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire