TS Lê Đăng Doanh: "Chúng ta nên lấy lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước, quyền lợi của người dân là mục tiêu và chúng ta tôn trọng các ý kiến khác nhau, mọi đóng góp khác nhau một cách xây dựng, một cách trách nhiệm để bảo đảm lợi ích đó. Điều này, tôi nghĩ rằng là chúng ta cần phải thay đổi và thực hiện rất sớm.
Chúng ta cũng phải thực thi hết sức nghiêm túc quyền và trách nhiệm giám sát của nhà nước Việt Nam, xem xét lại tất cả cá dự án đầu tư đó một cách rất là nghiêm túc về mặt môi trường, về mặt kinh tế xã hội, với sự tham gia của người dân và các tổ chức, giám sát một cách bình đảng và trách nhiệm."
Kinh tế Trung Quốc giảm sút là một bài học nhãn tiền cho Việt Nam khi chạy theo tăng trưởng không bền vững. Và nếu tiếp tục đầu tư vào những ngành gây hại cho môi trường, dựa vào tài nguyên quá nhiều thì đến một lúc nào đó sẽ có đổ vỡ.. Ths Lê Quang Bình chia sẻ.
VietNamNet giới thiệu kỳ 2 (kỳ cuối) bàn tròn “Giá nào cho việc đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng”
với TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế TƯ, thành viên UB Chính sách phát triển của LHQ và ThS. Lê
Quang Bình (ĐH Princeton), nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội
và môi trường, hiện là Chủ tịch nhóm làm việc “Vì sự tham gia của người dân”.
Nhà báo Phạm Huyền:Tôi thấy có một ý rất hay mà hai khách mời vừa đề
xuất, đó là đã đến lúc Việt Nam đưa trọng số môi trường vào đánh giá thành tích
các tỉnh. Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện điều này.
Nhưng ở Việt Nam thì GDP vẫn đang được coi là tiêu chí
duy nhất để đánh giá thành tích địa phương. Điều này dẫn tới những gì chúng ta
đang chứng kiến hiện nay, đó là cuộc chay đua thu hút đầu tư FDI bằng mọi giá.
Cứ tỉnh nào thu hút được dự án tỉ USD thì tỉnh đấy trở thành một ngôi sao sáng
giá.
Các ông có tin rằng nếu chúng ta loại bỏ chỉ tiêu GDP
ra khỏi thang bảng đánh giá của các tỉnh thành thì có thể thay đổi bản chất vấn
đề hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng hay không?
TS. Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ là trước hết chúng ta phải thay chỉ tiêu GDP bằng chỉ tiêu GNI
tức là thu nhập ròng. GNI= GDI + thu nhập của Việt Nam ở nước ngoài chuyển lãi
về trừ đi vốn của đầu tư nước ngoài đầu tư về nước của họ. Nếu như vậy khoảng
chênh lệch giữa GDP với GNI tức là GDP với thu nhập ròng ở Việt Nam bây giờ
khoảng 200 USD. Mỗi một người mất đi 200 USD bởi vì đầu tư nước ngoài đã chuyển
về lãi về nước của họ chứ không phải cái đó là của mình.
Thứ hai là phải có một tập hợp cái chỉ tiêu và phải xem xét chỉ tiêu đó một
cách đồng bộ, khắt khe. Ví dụ như là UB chính sách phát triển của Liên Hợp Quốc
thì xem xét hệ thống chỉ tiêu về mặt kinh tế là thu nhập ròng của nha là bao
nhiêu và anh phải vượt ngưỡng bao nhiêu.
Thứ ba là rủi do về kinh tế của anh là bao nhiêu? Anh phụ thuộc quá đáng
vào một sản phẩm thì rủi do của anh lớn, anh phụ thuộc quá đáng vào một sản
phẩm xuất khẩu, anh phụ thuộc quá đáng vào một thị trường xuất khẩu là một điều
rất rủi do bởi vì anh phụ thuộc vào cái thị trường ấy, bây giờ nó xuống thì anh
sẽ bị giảm sút, điều đó diễn ra với rất nhiều nền kinh tế xuất khẩu vào Trung
Quốc. Bây giờ kinh tế Trung Quốc giảm, Trung Quốc ít nhập quặng sắt, đậu tương,
các sản phẩm khác cho nên nhiều nền kinh tế lao đao. Bởi vậy, phải tạo ra nền
kinh tế đa dạng để có sự cân bằng về rủi do.
TS Lê Đăng Doanh (ảnh: Lê Anh Dũng) |
Về môi trường, phải có sự chặt chẽ, xã
hội phải xem xét cân bằng giữa các thu nhập. Quan trọng nữa là phải có sự giám
sát và có trách nhiệm giải trình, tức là anh quyết định cái gì thì phải báo cáo
và người ta giám sát anh làm cái quyết định đó đúng hay chưa anh quyết định sai
dẫu nghỉ rồi thì quốc hội và các cơ quan dân cử sẽ đưa anh ra chứ không phải
ảnh nghỉ rồi thì không có trách nhiệm gì nữa cả.
Chúng ta cần phải có sự mẫn cảm, linh
hoạt xác định rõ tiến bộ công nghệ sẵn sang thay đổi khi thấy phát hiện ra
những vấn đề mới thì chúng ta phải nhanh chóng tiếp thu và từ bỏ những điều mà
chúng ta tưởng nó đúng mãi mãi thì bây giờ chúng ta phải thay đổi.
Năng lực thay đổi và điều chỉnh trong
một thế giới thay đổi như vũ bão này là một thước đo cho sự thành công của nền
kinh tế, của một quốc gia, một dân tộc. Một dân tộc nào nó sẵn sàng thay đổi và
thay đổi một cách nhanh chóng thì dân tộc đó thành công, giàu có, còn dân tộc
nào mà chậm thay đổi, không chịu thay đổi và cứ bám mãi lấy cái điểm xưa cũ thì
dân tộc đó sẽ phải trả giá.
Nhà báo Phạm Huyền:Trở lại câu chuyện ô nhiễm môi trường ở
vùng biển miền Trung, hiện nay, dọc ven biển Việt Nam chúng ta có 8 khu kinh tế
ven biển được Thủ tướng phê duyệt, trong đó có nhiều nhà máy có thể gây ô nhiễm
ví dụ như lọc dầu, nhiệt điện.
Tôi xin hỏi ông Bình, ông nghĩ sao về cái động thái tiếp theo tới đây của
Chính phủ cụ thể là của Bộ Tài nguyên và môi trường hay Bộ Kế hoạch và đầu tư
và Bộ Công Thương. trong khi chúng ta chờ đợi một kết quả chính xác cuối cùng
về vụ cá chết ở miền Trung thì 3 bộ ngành đó phải làm gì để xem xét đối với
những phần còn lại? Chúng ta còn rất nhiều dự án khác cũng có thể gây ra những
nguy cơ tương tự.
ThS Lê Quang Bình: Cõ lẽ tôi nghĩ là việc đầu tiên chúng ta phải làm là
phải thanh tra các khu kinh tế ở dọc biển miền Trung. Rõ ràng là, cũng có nguy
cơ rất lớn tới môi trường, hầu như các ngành công nghiệp đều tạo ra rắc thải,
không có ngành công nghiệp nào không tạo ra rác thải cả, đặc biệt như chị nói
về than, lọc dầu chẳng hạn thì điều đó cũng rất quan trọng.
Như vậy, đây là lúc chúng ta phải xem
lại các đánh giá tác động môi trường, quy trình rác thải của tất cả khu công
nghiệp này. Có thể trong một trong 8 khu này sẽ tạo ra những nguồn ô nhiễm rất
là độc hại mà gây hại cho môi trường biển gây hại cho ngành thủy hải sản và gây
hại cho ngành du lịch và thậm chí là ngành tiêu dùng.
Tôi nghĩ là quá trình thanh tra này cũng
phải công khai để làm sao tất cả mọi người có thể nhìn thấy rằng là đúng thực
sự là chúng ta có những quy trình đó và những người dân ở gần biển yên tâm rằng
những khu kinh tế này đã được đảm bảo.
Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải xem lại
mô hình phát triển kinh tế của mình. Nếu chúng ta tiếp tục đầu tư vào những
ngành gây hại cho môi trường, dựa vào tài nguyên quá nhiều như bây giờ như là
khai khoáng thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ đổ vỡ về mặt kinh tế, xã hội,
môi trường.
Nhà báo Phạm Huyền:Chúng ta có quá nhiều dự án công nghiệp
chế biến có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nặng, hiện nay chúng ta đã cấp phép
đang xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động rồi. Chúng ta cần phải ứng xử như
thế nào sau câu chuyện cá chết? Chúng ta phải làm gì để tránh một câu chuyện
tương tự xảy ra như những gì chúng ta đang chứng kiến ở vùng biển miền Trung?
ThS Lê Quang Bình: Tôi nghĩ rằng là đôi khi thì chúng ta chỉ tính đến
lợi ích như là GDP mà những dự án này mang lại mà chúng ta lại không ghi nhận
những tác hại về mặt môi trường, sức khỏe. Nếu chúng ta tính tất cả cái chi phí
xã hội mà phải trả cho từng gia đình, từng người dân phải trả thì có thể những
nhà máy đấy gây hại nhiều hơn chẳng hạn.
ThS Lê Quang Bình (ảnh: Lê Anh Dũng) |
Khi đó, chúng ta sẽ phải cùng nhau tính
lại những giải pháp có thể khắc phục, có thể thậm chí là đàm phán lại cái hợp
đồng, có thể chấp nhận có những chi phí ngắn hạn nhưng mà về mặt dài hạn thì sẽ
không tiếp tục gây ô nhiễm.
Tôi nghĩ rằng, Chính phủ, người dân và
cả doanh nghiệp đều mong muốn như vậy, không ai muốn mình là một cái doanh
nghiệp không tử tế. Như vậy, nó quay lại vấn đề là vai trò giám sát của các tổ
chức xã hội giúp cho doanh nghiệp biết rằng là doanh nghiệp của họ đang hoạt
động có tử tế hay không, giúp cho Nhà nước biết rằng là cái doanh nghiệp mình
cấp phép có tử tế hay không.
Nhà báo Phạm Huyền: Nhân nói về vai trò giám sát của xã hội,
tôi nhớ lại cách đây vài năm, cộng đồng đã từng có tiếng nói mạnh mẽ trong
nhiều dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm ngay từ trước khi cấp phép như dự án
nhà máy thép của Posco ở vịnh Vân Phong – Khánh Hoà, dự án bô xít Tây
Nguyên,…Nhưng thực tế là nhiều dự án dù có phản biện xã hội mạnh mẽ vẫn được
cấp phép thực hiện. Câu chuyện ở đây là gì?
ThS. Lê Quang Bình: Tôi nghĩ rằng, có thể có nhiều tiếng nói phản hồi hoặc
là nhiều ý kiến khác nhau nhưng điều quan trọng là tiến trình đưa ra các quyết
định đó được thực hiện như thế nào, có minh bạch hay không?
Những người ngư dân không thể nào là
ngày nào cũng đi phản đối, ngày nào người ta cũng đi gửi kiến nghị được, người
ta vẫn phải có công ăn việc làm, người ta vẫn phải kiếm sống. Chính vì vậy,
quay lại khâu quan trọng là làm sao để có những hội được đại diện người dân, họ
sẽ là người đại diện về mặt quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế của nhóm cư
dân này, có sứ mệnh để theo đuổi vấn đề.
ThS Lê Quang Bình và TS Lê Đăng Doanh chia sẻ ý kiến về đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng (ảnh: Lê Anh Dũng) |
Qua đó, làm sao để tiến trình ra quyết
định dự án đầu tư nào đó thực sự đã tính đến tất cả những cái lợi ích, chi phí
có thể xảy ra và điều đó phải diễn ra một cách minh bạch. Lúc đó không chỉ là
những cơ quan đầu tư đó, cơ quan Nhà nước đó, người dân đó mà Nhà nước, có thể
toàn xã hội sẽ nhìn vào, thấy rằng rõ ràng dự án này nếu thực sự triển khai thì
sẽ ra sao và có thể là, tốt nhất không làm chẳng hạn.
Như vậy, quay lại việc thực sự để người
dân có tiếng nói thì phải tạo ra hành lang pháp lý để người dân có thể tổ chức
lại. Và khi đó, họ bảo vệ quyền lợi của họ một cách tốt nhất, lúc đó, mới cân
bằng được quyền lực của nhà nước, quyền lực của doanh nghiệp. Còn nếu như mà
những tổ chức, người dân không được phát triển chẳng hạn thì vô hình chung các
quyết định không được cân bằng. Và như vậy thì chắc chắn sẽ dẫn đến các dự án
mà nó có lợi hơn cho nhóm này, nhóm kia chẳng hạn. Nếu vậy, về mặt tổng thể, nó
sẽ có hại cho đất nước.
TS Lê Đăng Doanh: Tôi chỉ xin nhắc lại một cái ví dụ mà cách đây 3 ngày tôi có đưa lên
Facebook, đó là ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp của bang Prune Buoc của Cộng hòa Liên
bang Đức từ chức. Năm 2010, xe máy, mô tô của ông ấy hỏng, ông lấy một cái xe
của cơ quan Nhà nước đi và đưa cái xe máy đó đến trạm sửa chữa xe máy và sử
dụng cái trạm đó chữa xe máy. Ông ấy đã không trả đúng chi phí cho xe riêng mà
dùng chi phí cho xe công để trả. Đến 6 năm sau một tờ báo phát hiện ra và tố
cáo việc trên. Khoản chi phí của ông chỉ có 436 Euro thôi, một chi phí rất rẻ
so với lương Bộ trưởng Bộ Tư pháp và ông này lập tức phải từ chức.
Như vậy cho thấy rằng, vai trò đóng góp
của nền báo chí có trách nhiệm xây dựng và độc lập là hết sức quan trọng. Độc
lập ở đây có nghĩa là người ta phải phát hiện ra vấn đề gì đó với một cái trách
nhiệm đối với đất nước, đối với dân, phải cho người ta cái quyền đó chứ không
nên là tất cả mọi thứ đều phải chỉ huy và phải nghe theo ý kiến khác nhau chứ
không phải là chống lại nhau.
Chúng ta nên lấy lợi ích của dân tộc,
lợi ích của đất nước, quyền lợi của người dân là mục tiêu và chúng ta tôn trọng
các ý kiến khác nhau, mọi đóng góp khác nhau một cách xây dựng, một cách trách
nhiệm để bảo đảm lợi ích đó. Điều này, tôi nghĩ rằng là chúng ta cần phải thay
đổi và thực hiện rất sớm.
Chúng ta cũng phải thực thi hết sức
nghiêm túc quyền và trách nhiệm giám sát của nhà nước Việt Nam, xem xét lại tất
cả cá dự án đầu tư đó một cách rất là nghiêm túc về mặt môi trường, về mặt kinh
tế xã hội, với sự tham gia của người dân và các tổ chức, giám sát một cách bình
đảng và trách nhiệm.
Nhà báo Phạm Huyền: Tôi cũng xin chia sẻ thêm một thông tin
tại một hội thảo về môi trường vào cuối năm ngoái, Thủ tướng đã đưa ra một
thông tin là các chuyên gia môi trường thế giới dự báo, trong 10 năm tới, GDP
của Việt Nam có thể tăng lên gấp đôi. Nếu tình hình về môi trường không được
thay đổi thì có lẽ là ô nhiễm môi trường sẽ tăng gấp 3 và gấp 5 lần so với hiện
nay. Và theo ước tính thì tăng 1% GDP thì thiệt hại ô nhiễm mất 3% GDP. Rõ ràng
đây là một lời cảnh báo rất cần được coi trọng.
Xin cảm ơn sự chia sẻ của TS. Lê Đăng Doanh và ThS. Lê Quang Bình.
Nguồn: Theo VietNamNet
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire