(GDVN) - Lẽ thường, huy hoàng mãi rồi cũng tàn
lụi, chỉ có điều sống sao cho cuối đời không phải “lầm lũi mà đi”, nhất là
không phải mượn bệnh viện làm nơi tránh bão.
Ảnh chụp màn hình Tapchicongthuong.vn ngày 24/11/2016. |
Tạp chí Công thương,
cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công thương hiện vẫn lưu bài viết: “Vinataba
tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh”.
Bài báo đăng bức ảnh với lời ghi chú: “Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị”. Bức ảnh cho thấy hội nghị không được tổ chức tại hội trưởng Bộ Công thương mà là khách sạn 5 sao Meliá Hà Nội.
Chắc những người tổ chức hội nghị ngại hội trường bộ không đủ đẳng cấp để Bộ trưởng đăng đàn nên phải chọn khách sạn 5 sao cho tương xứng với những “lời vàng, ý ngọc”!
Trong khi ngành Y tế
và Chính phủ cố gắng vận động nhân dân bài trừ thuốc lá thì ý kiến “chỉ đạo”
của ông Vũ Huy Hoàng về ngành thuốc lá như sau:Bài báo đăng bức ảnh với lời ghi chú: “Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị”. Bức ảnh cho thấy hội nghị không được tổ chức tại hội trưởng Bộ Công thương mà là khách sạn 5 sao Meliá Hà Nội.
Chắc những người tổ chức hội nghị ngại hội trường bộ không đủ đẳng cấp để Bộ trưởng đăng đàn nên phải chọn khách sạn 5 sao cho tương xứng với những “lời vàng, ý ngọc”!
“Tiếp tục giữ vững thị phần và thị
trường; Ban chỉ đạo 127 Trung ương và Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cần phối hợp
tốt với các địa phương trong công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá...”?
[1]
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ về ông Vũ Huy Hoàng ghi rõ:
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ về ông Vũ Huy Hoàng ghi rõ:
“Thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi
trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco,
vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không
được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội”.
Nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, phần đánh giá ông Hoàng có đoạn: “Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội…”.
Nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 14, phần đánh giá ông Hoàng có đoạn: “Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội…”.
Truyền thông đưa tin,
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, “nếu ông Vũ Huy Hoàng vi phạm về hình sự thì phải xử lý,
đương nhiên bị khai trừ Đảng”.
Theo ý kiến cá nhân
của Tổng Thư ký Quốc hội: “sai
phạm của ông Vũ Huy Hoàng hết sức nghiêm trọng. Ủy ban Kiểm tra TƯ đã có kết
luận công khai trước toàn dân”. [1]
Từ các văn bản của Đảng, Quốc hội có thể tập hợp lại những kết luận về ông Vũ Huy Hoàng như sau:
Từ các văn bản của Đảng, Quốc hội có thể tập hợp lại những kết luận về ông Vũ Huy Hoàng như sau:
“Có biểu hiện vụ lợi; vi phạm quy
định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; vi
phạm Luật Phòng, chống tham nhũng; vi phạm về công tác cán bộ; gây hậu quả
nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương…”.
|
Khai trừ đảng viên
phạm lỗi vốn là hình thức kỷ luật nội bộ của Đảng, việc này được tiến hành độc
lập với chính quyền, căn cứ vào Điều lệ Đảng.
Có nên chờ đợi bên
hành pháp xử lý hình sự ông Hoàng (về mặt hình sự) thì mới tiến hành khai trừ
khỏi Đảng kể cả khi đương sự đã làm “ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà
nước…”?
Nhiều vụ việc sai phạm
về đạo đức, lối sống, ví dụ: coi thường nhân dân (dân biết gì mà hỏi), tiêu sài
hoang phí, giả mạo hồ sơ để trục lợi (như Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vị Thanh, hay cựu
bí thư Hồ Xuân Mãn,…), làm thất thoát
nhiều tỷ đồng (Trương Tấn Thiệu,…) vì chưa bị xử lý
hình sự nên vẫn đủ tiêu chuẩn đảng viên, vẫn không bị khai trừ khỏi Đảng.
Tuy nhiên vẫn có
trường hợp ngoại lệ, Nguyễn Văn Viễn - Phó giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất huyện Kế Sách - Sóc Trăng bị phát tán clip sex trên mạng xã
hội, dù chưa bị xử lý hình sự nhưng đã bị khai trừ khỏi Đảng.
Sai phạm của Nguyễn
Văn Viễn liệu có trầm trọng hơn sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng và các trường hợp
đã nêu?
Thiết nghĩ muốn xử lý
hình sự ông Vũ Huy Hoàng, trước hết phải xử lý trong Đảng, phải nghiêm minh dù
đó là đảng viên thường hay lãnh đạo cao cấp, Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt
đối nên không thể chờ chính quyền phán xét rồi mới đưa ra quyết định kỷ luật
như phát biểu của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Với kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ và Nghị quyết của Quốc hội, đối chiếu với điều lệ Đảng, người dân thấy ông Vũ Huy Hoàng không còn đủ tư cách đảng viên.
Có ý kiến cho rằng xử lý ông Vũ Huy Hoàng phải bao gồm cả "lý" lẫn "tình".
Với kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ và Nghị quyết của Quốc hội, đối chiếu với điều lệ Đảng, người dân thấy ông Vũ Huy Hoàng không còn đủ tư cách đảng viên.
Có ý kiến cho rằng xử lý ông Vũ Huy Hoàng phải bao gồm cả "lý" lẫn "tình".
Thiết nghĩ “hợp lý,
hợp tình” là cần thiết nhưng nếu chưa (hoặc không) hợp “lòng dân" thì lại
là điều không thể không quan tâm.
Bởi không ít trường
hợp “lý” và “tình” mà cơ quan tư pháp và hành pháp thực hiện luôn là những
“đường cong mềm mại” (như trường hợp Phí Thái Bình và cộng sự) và
thói quen “gãi từ vai trở xuống” vẫn đang làm cả xã hội “ngứa
như gãi ghẻ”.
Một số ý kiến cho rằng
hiện chưa biết phải xử lý ông Vũ Huy Hoàng như thế nào phải chăng cũng chỉ là
cách tạo nên một “đường cong mềm mại” mới
khiến cơ quan thực thi pháp luật bối rối?
Luật Hình sự
quy định:
1. Người nào vì thiếu
trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây
hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235
và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm
tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù
từ ba năm đến mười hai năm.
|
3. Người phạm tội còn
bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm
đến năm năm.
Vậy 5 dự án thua lỗ có nguy cơ phá
sản mà Quốc hội đề cập (giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình, gang thép Thái Nguyên,
sơ sợi Đình Vũ, dự án Ethanol) có phải do Bộ Công Thương quản lý không, có
trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng không?
Chỉ riêng việc liên tiếp bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh (người này hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài và đang bị Interpol ra lệnh truy nã quốc tế từ 29/9/2016) giữ một số chức vụ tại Bộ Công Thương (Phó chánh văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp), đã cho thấy trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Hoàng.
Chỉ riêng việc liên tiếp bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh (người này hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài và đang bị Interpol ra lệnh truy nã quốc tế từ 29/9/2016) giữ một số chức vụ tại Bộ Công Thương (Phó chánh văn phòng, Trưởng văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp), đã cho thấy trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Hoàng.
Liệu các Thứ trưởng hoặc
Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ có dám liên tục bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh mà không
hỏi ý kiến Bộ trưởng?
Nếu ý kiến quyết định
cuối cùng liên quan đến sai phạm (nêu trên) tại Bộ Công Thương và Ban Cán sự
Đảng bộ này là của ông Vũ Huy Hoàng Hoàng thì ông Hoàng có “thiếu trách nhiệm,
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm
trọng” không?
Người dân thấy rất rõ
lỗi của ông Hoàng, thấy rất rõ ông Hoàng đã vi phạm điều bao nhiêu luật hình
sự. Người dân cũng hoàn toàn hiểu rằng thể chế chính trị nước ta là “tập thể
lãnh đạo” nhưng “cá nhân phụ trách”.
Nếu cá
nhân phụ trách mà không phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình
thì có lẽ làm Bộ trưởng không quá khó, và phải chăng đó chính là nguyên nhân
khiến đất nước tụt hậu nhiều thập niên so với khu vực?
|
Vài ví dụ nêu trên
liệu đủ đủ kết luận về “hình sự” ông Vũ Huy Hoàng, hay còn phải tìm thêm nhiều
chứng cứ nữa?
Ông Vũ Huy Hoàng là
công dân Việt Nam nên có nghĩa vụ phải tuân theo các điều khoản trong Bộ Luật
Hình sự.
Như kết luận của Đảng
và Quốc hội, ông Hoàng đã “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín
của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương” nghĩa là “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả
nghiêm trọng”, đúng 100% như điều 285 Bộ Luật Hình sự 1999 quy định (trong Bộ
Luật hình sự 2015 đang được sửa đổi, đây là điều 360), vậy cơ quan chức năng
còn phải chờ đợi điều gì?
Khi hãnh diện đứng
trên bục “phát biểu chỉ đạo” cấp dưới, ban phát những “lời có cánh” cho cán bộ
cấp dưới liệu ông Vũ Huy Hoàng có đề phòng sẽ có ngày “thuộc cấp thân tín” của
ông như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy,… lặn mất tăm, bỏ mặc
“đồng chí anh” chơ vơ đứng mũi chịu sào?
Dù mới ngoài 60 tuổi
nhưng làm Bộ trưởng tới 8 năm 250 ngày, chắc là rất lao tâm khổ tứ nên người ta
đoán có thể rồi ông sẽ ốm, sẽ phải đi điều trị dài ngày tại bệnh viện nào đó như ...thông
lệ.
Lẽ thường ở đời, huy
hoàng mãi thì cũng đến lúc tàn lụi, chẳng có gì là bất tử, chỉ có điều sống sao
cho cuối đời không phải “lầm lũi mà đi”, nhất là không phải
mượn bệnh viện làm nơi tránh bão.
Tài liệu
tham khảo:
Xuân
Dương
Nguồn :
Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire