Thành Công
Ông Võ Kim Cự. Ảnh: Tiến Hưng/Người lao động |
Ông Võ Kim Cự vừa bị xem xét kỷ
luật về những sai phạm liên quan đến Formosa. Trước kết luận này, là cả một
hành trình dài ông gắn với Formosa.
2008: Ký văn bản số 858 gửi tập đoàn Formosa nêu rõ thời hạn cho thuê đất
là 70 năm
Kết luận thanh tra số 1538 nêu rõ: Ngày 9/4/2008, ông Võ Kim Cự khi còn là Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Hà Tĩnh đã ký Văn bản số 858 về việc xác nhận ưu đãi đầu tư gửi Tập đoàn
Formosa. Trong đó, thời gian thuê đất được UBND tỉnh này cho phép là 70 năm.
Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu, Formosa sẽ được ưu tiên tiếp tục
thuê đất...
Thế nhưng, ngày 8/5/2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh mới có văn bản gửi các Bộ,
ngành liên quan xin ý kiến về việc cho Formosa thuê đất. Có nghĩa, ông Cự tự ý
cam kết thời hạn thuê 70 năm cho Formosa trước khi xin ý kiến.
2013: Ký văn bản đồng ý bổ sung quy hoạch phần diện tích đất xây đường ống
xả thải ra biển
Ngày 18/7/2013, ông Võ Kim Cự, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký
văn bản đồng ý cho Formosa bổ sung quy hoạch phần diện tích đất để xây dựng
đường ống xả thải ra biển.
Tháng 7/2014, Formosa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xin xây
dựng đường ống xả thải ra biển. Tiếp đó, ngày 26/8/2014, Tổng cục Môi trường có
văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển. Ngày 11/12/2015, sau khi xây
dựng hoàn tất, Formosa được cấp phép xả thải ra biển.
2015: Ông Cự thừa nhận việc cấp phép khi chưa được Chính phủ đồng ý là
không phù hợp
Chiều 25/3/2015, Thanh tra Chính phủ kết luận, việc Ban quản lý khu kinh tế
Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời
hạn 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền,
có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Khi đó, ông Cự thừa nhận việc cấp phép khi chưa được Chính phủ đồng ý là
không phù hợp. Hà Tĩnh phải giải trình với Thủ tướng Chính phủ và thanh tra
Chính phủ.
2016: Xảy ra sự cố cá chết tràn bờ biển miền Trung, báo chí rất khó tiếp
cận ông Cự
Sự cố cá chết nhiều bất thường xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế vào những ngày đầu tháng 4/2016, gây thiệt hại
nặng nề.
Báo giới trong nước cho hay, hơn 3 tháng xảy ra sự cố, ông cự gần như
"im lặng". Ông Cự thừa nhận có nhiều phóng viên đến gặp và liên lạc
nhưng ông bận nên từ chối.
Vấn đề "phóng viên rất khó tiếp cận ĐBQH liên quan, ví dụ như nguyên
lãnh đạo Hà Tĩnh Võ Kim Cự trong vụ Formosa" sau đó đã được các phóng viên
nêu ra với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sáng 23/7/2016.
Bà Ngân khi đó khẳng định: "Tôi sẽ gặp gỡ để nhắc nhở ông tiếp xúc,
cung cấp thông tin cho báo chí. Việc này là cần thiết bởi sự kiện diễn ra khi đại
biểu là lãnh đạo tỉnh nhà".
Sau đó một ngày, ông Cự chính thức thông tin việc cấp phép cho Formosa với
báo giới.
Trả lời trên tờ Tiền Phong, ông Võ Kim Cự cho hay, việc kêu gọi đầu tư là
để phát triển, nhưng nhà đầu tư đã làm không đúng quy định gây hậu quả.
"Tôi rất buồn và đau. Xin chia sẻ với người dân miền Trung trong đó có
quê hương tôi. Tôi chia sẻ với hai tư cách, một là người con quê hương, hai là
lãnh đạo địa phương chủ trì đại dự án ấy", ông Cự nói như vậy trên Tiền
phong.
2017: Ông Cự bị xem xét kỷ luật
Hôm 22/2/2017, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kết luận sai phạm trong vụ
Formosa của ông Võ Kim Cự.
Cụ thể: Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng
UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh
các nhiệm kỳ 2004-2011, 2011-2016 là đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ
đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình
thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và
quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Để xảy ra các vi phạm nêu trên thì trách nhiệm chính thuộc về ông Võ
Kim Cự.
Ông Võ Kim Cự
(SN 1957) giữ cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch
UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh kiêm
Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng từ 2008-2010. Hiện ông là Chủ tịch Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam.
(Tổng hợp)
Nguồn: Theo Soha
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire