Hương Khê
Sau
khi Thanh tra Chính phủ(TTCP) công bố kết luận kết quả thanh tra về khối
tài sản “khủng” của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái.
Thì mấy hôm nay, báo chí lề đảng đã dồn dập ra đòn tới tấp. Tập trung
đánh hội đồng, làm cho ngài Giám đốc này tối tăm mặt mũi.
Báo
Dân Trí hôm 24/10/2017 đưa tin: “Vụ ông Phạm Sỹ Quý: “Yên Bái không làm nhẹ được
đâu!”
Theo
đó: “Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống
tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), Trưởng đoàn thanh tra tài sản của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý - khẳng định, đoàn thanh tra đã
làm hết trách nhiệm và “Yên Bái sẽ không thể làm nhẹ được đâu”.
Khi
được hỏi: “Dư luận rất băn khoăn về việc tại sao đoàn thanh tra không làm rõ
nguồn gốc hình thành những khối tài sản rất lớn của gia đình ông Phạm Sỹ Quý?
Ông
Phạm Trọng Đạt nói: “Chúng tôi đã làm rõ về những tài sản họ có,và những khoản
vay ngân hàng rồi. Người ta giải trình như thế, cơ quan thanh tra làm gì có quyền
truy nguồn gốc của những tài sản đó. Nhưng họ vay tiền thì phải công
khai, kê khai vào bản kê khai tài sản. Họ không kê khai thì không trung thực ở
chỗ đó. Còn nguồn gốc họ vay của ai thì làm sao có quyền thanh tra? Bởi họ vay
đã có giấy tờ rồi. Làm sao cơ quan thanh tra có quyền hỏi người có vàng cho họ
vay ở đâu được? Ngoài ra bố mẹ ông Quý còn cho vợ chồng ông này số tiền
1,9 tỷ đồng.”…
“Khi
gia đình ông Quý đưa ra các loại giấy tờ như: Giấy vay 60 cây vàng của người
dân; giấy xác nhận việc gia đình ông Quý còn nợ ngân hàng 9,154 tỷ đồng. Nguồn
gốc tài sản họ giải trình như thế, đoàn thanh tra không truy nguyên nguồn gốc
tài sản của những người đó được, vì Luật đâu cho phép. Tất cả giá trị tài sản
được căn cứ theo giấy tờ, hợp đồng hết, chứ chúng tôi có phải cơ quan thẩm định,
đi thẩm định giá trị thực là bao nhiêu đâu. Chúng tôi căn cứ vào giấy tờ mua
bán nhà đất thôi”.
“Còn
việc vợ ông Quý, bà Hoàng Thị Huệ dễ dàng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
để bán thu lợi, thì luật cho phép, ai cũng có quyền kinh doanh. Còn việc thẩm định
là của chính quyền. Nếu chinh quyền thẩm định không rõ ràng là lỗi của chính
quyền. Việc vay số tiền lớn của ngân hàng thì ngoài sổ đỏ của vợ ông Quý, họ
còn có 4 sổ đỏ của những người khác. Ngân hàng có trách nhiệm bảo đảm cho vay
thì phải thu hồi vốn. Còn
việc tại sao mấy hộ kia dám cho vợ chồng ông Quý mượn sổ đỏ để vay số tiền lớn
như vậy, thì đó là việc dân sự, làm sao ngăn cấm được? Đó là việc họ vay mượn của
nhau, được quy định trong pháp Luật Dân sự. Ngân hàng chỉ cần biết có tài sản
thế chấp đáp ứng được yêu cầu là họ cho vay thôi”(1).
(http://dantri.com.vn/xa-hoi/ vu-ong-pham-sy-quy-yen-bai- khong-lam-nhe-duoc-dau- 20171024073935425.htm).
Tóm
lại, qua hơn nửa năm cặm cụi và hì hục với quyết tâm “điều tra làm rõ” của
TTCP. Đến nay, chúng ta đã thấy kết quả thanh tra là như thế nào?
Cái
lỗi của ông Phạm Sỹ Quý, theo TTCP, là kê khai chưa chính xác, thiếu trung thực
về diện tích đất gia đình ông Quý đang sử dụng.
Nếu
chỉ là kê khai không trung thực, thì có đến 90% số cán bộ đảng viên trong
bộ máy nhà nước hiện nay đều như thế, chứ chẳng riêng gì ông Quý. Nhân dân
không cần quan tâm đến việc các vị cán bộ kê khai có trung thực hay không? Vì
những bản kê khai ấy và tài sản của cán bộ là “bí mật quốc gia”. Đảng và nhà nước
“giấu như mèo giấu của bẩn”. Làm sao dân biết được mà quan tâm. Giả sử trong nội
bộ, có người vì lý do nào đó, họ tung ra bản kê khai tài sản của ai đó, liền bị
quy vào tội “làm lộ bí mật nhà nước”.
Hơn
nữa từ xưa đến nay, có bao giờ người dân tin vào những gì đảng và nhà nước này
nói đâu. Vì vậy mới có câu “nói dối như VẸM”.
Nhân
dân không cần biết ông Quý kê khai tài sản có trung thực hay không?
Cái
mà nhân dân cần biết là, đoàn TTCP có dám đào banh cái ổ mối đó ra để tìm và bắt
cho được con mối chúa Phạm Sỹ Qúy đang ẩn nấp trong cái tổ đặc biệt của nó hay
không?
Trong
bao nhiêu năm làm Phó, rồi làm Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái, ông Quý đã vơ vét
từ nguồn nào, đào bới ở đâu để có số tài sản khủng như thế?
Tuy
Yên Bái là tỉnh nghèo, hàng năm phải nhận trợ cấp của chính phủ. Nhưng, tài
nguyên thiên nhiên ở Yên Bái thì còn rất phong phú.
Ngoài
nguồn đất đai công thổ nằm trong quyền hành của ông Giám đốc Sở Phạm
Sỹ Quý ra. Những mỏ khoảng sản có trữ lượng lớn. Và rừng gỗ quý thì
còn bạt ngàn. Phải chăng đây là những chỗ để cho ông Quý “đi buôn lá chit và chổi
đót” để về xây “biệt phủ”?
Qua
vụ các đồng chí đảng viên nói chuyện với nhau bằng súng vào tháng 8/2016, vì ăn
chia không đều về những phi vụ bán đất bán rừng, làm hai vị lãnh đạo cao
nhất của tỉnh Yên Bái bỏ mạng là một minh chứng.
Còn
việc ông Quý trả lời nhờ đi buôn chổi đót, lá chit, nấu rượu…để xây “biệt phủ”,
chứng tỏ ông Quý đang coi đảng và nhà nước này như đám trẻ con, muốn lừa dối kiểu
gì cũng được. Đây là sự thách thức trắng trợn của một người quen thói kiêu ngạo
và cậy thần cậy thế.
Tại
sao Phạm Sỹ Quý bị thanh tra và bị báo chí đánh hội đồng? Trong khi hàng ngàn
hàng vạn cán bộ từ cao đến thấp, ông nào cũng tranh thủ vơ vét để làm giàu bất
chính. Nhất là vào những thời điểm “ hoàng hôn nhiệm kỳ”, thì trong những “chuyến
tàu vét” ấy, họ còn táo bạo và trắng trợn hơn. Nhưng đa số họ “ăn vụng biết
chùi mép”, nên ít khi bị lộ.
Trường
hợp ông Phạm Sỹ Qúy thì khác. Sau khi no nê với những khối tài sản vơ vét
được, ông này coi trời bằng vung. Nghĩ rằng ta đây có bà chị chống đỡ, và
“trong tay sẵn có đồng tiền”, nên ông ta không thèm kiêng dè gì cả. Cứ sẵn sàng
phơi ra cho thiên hạ biết cái tài “buôn chổi đót, lá chit” của mình mà làm nên
cơ nghiệp đồ sộ như thế. Nói cách khác là ăn vụng chẳng cần chùi mép. Những tài
sản ông Quý phơi ra đấy, chỉ mới là phần nổi của tảng băng. Phần chìm của nó
không ai nhìn thấy thì chưa biết bao nhiêu.
Cũng
cần phê bình cái ông GĐ Sở TN&MT Yên Bái này về việc không biết “học tập và
làm theo tấm gương” ông giám đốc CA Yên Bái, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu. Ông
GĐ CA này cũng có “biệt phủ” hàng trăm tỷ xây trên một quả đồi. Khi có dư luận
nghi ngờ về nguồn gốc khối tài sản này, Tướng Công an Yên Bái phủ nhận sở hữu
biệt thự “khủng” trên khu đất hơn 10.000m2, và nói rằng, đất và tài sản
là của bố mẹ và các em trai của mình, bản thân ông có hộ khẩu ở nơi khác.
Ngoài
ra, vị tướng này còn cho lính canh gác hàng ngày trên đoạn đường bên ngoài. Hễ
thấy ai có ý tò mò, dừng lại để nhìn vào “biệt phủ” là lập tức bị đuổi cổ
ngay.
“Chùi
mép” là như thế đấy.
Nay,
với kết quả thanh tra đối với tài sản của ông Phạm Sỹ Quý như trên,
dư luận cho rằng, không cần phải cả đoàn thanh tra hùng hậu, ào ạt kéo nhau từ
Hà Nội lên Yên Bái, làm hì hục hơn nửa năm trời, mới có kết quả. Mà chỉ cần vài
ba người, làm trong vài ba ngày là xong.
Vậy
thì thời gian mấy tháng kia, đoàn thanh tra làm những việc gì?
Xin
thưa: Đó là thời gian hai bên làm giá với nhau. Sau hơn nửa năm “cò kè bớt một
thêm hai”. Sau cùng, họ cũng đã ngã giá được với nhau.
Cũng
trong thời gian ấy, hai bên phải tiếp tục hoàn thiện các loại văn bản giấy tờ cần
thiết để hợp thức hóa mọi loại hồ sơ, và hoàn chỉnh bản báo cáo. Phải làm sao
rào giậu cho chặt chẽ. Phải cân nhắc thật kỹ từng chữ từng câu. Không thể để một
kẽ hở nào để làm cớ cho người ta soi mói. Nhất là cánh nhà báo, họ lắm lý lẽ và
đặt ra nhiều câu hỏi cắc cớ lắm. Không đề phòng là hở sườn với tụi này ngay.
Rồi
ông Quý lại phải bố trí đưa mấy ông này đi Tây Bắc để ngắm nghía các cô gái
Thái tắm tiên nữa chứ. Thật khó tưởng tượng nổi khi trên các khe suối
của những Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè, thị xã Lai Châu, bóng
dáng của các cô gái Thái đi "pây áp nậm" (đi tắm suối) mà khách
tham quan một khi đã lên đây có thể bỏ qua. Nếu thế thì khác gì núi rừng
Tây Bắc không còn hoa ban?
Không
những là mấy ông cần đến đây để ngắm nghía, mà họ còn phải thưởng thức nữa
chứ. Để tìm hiểu xem “hương vị” giữa những người con gái xứ Tây Bắc này có khác
gì những cô gái HN không?
Ngoài
ra, vợ chồng ông Quý cũng không thể quên đưa đoàn cán bộ này đi thưởng thức
hương vị đặc sản của núi rừng Tây Bắc nữa. Nào là heo rừng, nai rừng, hoẵng,
cheo, và các loại chồn…Đã lên Tây Bắc thì không thể bỏ qua những đặc sản quý hiếm
này.
Đấy.
Một lần đoàn từ HN lên Yên Bái là phải “thanh tra” nhiều thứ như vậy. Thứ
hỏi làm sao không lâu? Mặc dù kế hoạch lúc đầu là chỉ làm trong 45 ngày.
Thử
nhìn lại vụ Formosa Hà Tĩnh. Trước khi công ty này xả hàng ngàn tấn chất thải độc
hại ra biển Vũng Áng, làm chết hàng ngàn tấn hải sản tại 4 tỉnh miền Trung. Thì
các đoàn thanh tra nhà nước đã 10 lần vào làm việc nơi đây. Và tất cả đều kết
luận là họ làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Kể
cả việc Formosa chôn ngầm ống xả thải đường kính 1.4m, dài hàng cây số xuống biển.
Vậy cái gì đã che mắt những nhà chuyên môn này?
Mọi
người còn nhớ, vụ ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động
bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT), vào thanh tra một số
doanh nghiệp tại Long An. Mới chỉ “làm việc” được khoảng một tuần lễ, ông Quang
kêu bị mất trộm 385 triệu đồng. Chưa kể số tiền ngày hôm trước, ông Quang gửi
vào tài khoản của ông ấy tại ngân hàng. (http://www.doisongphapluat. com/tin-tuc/vu-pho-cuc-truong- mat-tien-tong-cuc-moi-truong- thanh-tra-nhung-gi-o-long-an- a203320.html).
Việc
Bộ TN&MT vào Long An kiểm tra, là hoạt động bình thường hàng năm của ngành.
Dù chưa có dấu hiệu các doanh nghiệp tại đây “có mùi”. Nhưng dù có hay không,
cũng như những CSGT, một khi đã dừng xe người đi đường để kiểm tra, thì dù
không có lỗi, họ cũng có cách moi cho ra lỗi, buộc anh phải xì tiền ra bằng được mới
thôi.
Và
chỉ mới sau một tuần “làm việc”, ông Quang đã có “thu nhập” gần bốn trăm triệu
đồng.
Bên
TTCP lại là bậc thầy của việc “bới lông tìm vết” Do đó, đoàn TTCP phải làm lâu
như thế là đúng.
Vì
không hiểu biết những khó khăn của ngành thanh tra, nên ông Phó trưởng đoàn
ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng, đã đặt câu hỏi trong buổi thảo luận
tổ về tình hình kinh tế xã hội sáng nay(25/10/2017).: “Tại sao bây giờ cứ đi
thanh tra và kết luận thanh tra là dấm dấm dúi dúi, không thấy công khai và kéo
dài rất nhiều ngày. Như vụ Yên Bái chẳng hạn, tại sao quãng lên quãng xuống?”.
Trên
đây là nói về kết quả làm việc của đoàn TTCP về tài sản của ông Phạm Sỹ Quý.
Về
kết quả của việc báo chí tập trung đánh hội đồng vụ ông Phạm Sỹ Quý
này ra sao thì “hạ hồi phân giải”. Vì quyền xử lý vụ này thuộc thẩm quyền lãnh
đạo tỉnh Yên Bái, nơi bà Phạm Thanh Trà là chị ông Quý làm Bí thư.
Ngoài
cái tài buôn lá chit chổi đót để làm giàu, ông Phạm Sỹ Quý còn có những cái biệt
tài khác.Vào đêm 20/10/2005, Công an tỉnh Yên Bái tóm gọn ổ bạc gồm 7 đối
tượng, trong đó có ông Phạm Sỹ Quý – khi đó còn là Phó văn phòng quản lý đất
đai thuộc Sở Địa chính Yên Bái (sau này đổi tên thành Sở Tài nguyên và Môi trường
Yến Bái – PV), ông Ngô Thành Long – Phó viện trưởng VKSND thành phố Yên Bái,
ông Nghiêm Trọng Tân – cán bộ VKSND thành phố Yên Bái.
Nhờ
vậy mà ông Quý được thăng tiến lên đến chức GĐ Sở TN&MT Yên Bái như hiện
nay.
Cứ
cái đà này, biết đâu chỉ ít năm nữa, ông Quý trở thành Bộ trưởng Bộ TN&MT
chưa biết chừng.
Cứ
xem ông Võ Đình Thường thì biết. Từ một Đại úy CSGT, bị kỷ luật đuổi ra khỏi
ngành. Vậy mà 14 năm sau, như có phép màu. Ông này chẳng những đã chui lại vào
ngành CA, mà còn leo lên làm lãnh đạo với chức Phó Phòng CSGT Đồng Nai, với hàm
Thượng tá. Vì ông này biết phấn đấu “đúng quy trình”.
Nói về việc báo chí nhà nước tập trung đánh hội đồng, nhưng rồi kết quả ra sao? Chúng ta hãy nhớ lại vụ “hot girl” xứ Thanh, Trần Vũ Quỳnh Anh.
Từ
tháng 3 năm ngoái(2016), sau khi vụ người đẹp Trần Vũ Quỳnh Anh, nhảy một phát,
từ chân tạp vụ, lên Trưởng phòng Nhà-Đất của Sở Xây dựng Thanh Hóa, và là Đảng ủy
viên của Đảng bộ sở XDTH, đang làm thủ tục đề bạt Phó GĐ sở XD. Lúc này dư luận
cả nước “sôi sùng sục”. Tất cả các báo lề đảng đều vào cuộc, nhằm “lôi cổ” những
thằng nào đã chống lưng, làm bệ đỡ cho cô này “tiến nhanh, tiến mạnh” trên con
đường quan lộ. Chẳng những cô này thăng tiến như “cá vượt Vũ Môn”, mà người đẹp
này, vốn xuất thân từ gia đình “thường thường bậc trung”, nay có khối tài sản
khổng lồ hàng chục triệu đô. Với mấy tòa biệt thự những nơi đất vàng, và đi xe
siêu sang tiền tỷ..vv.
Nhưng
báo chí và dư luận như đánh vào bao cát vậy. Sau hơn một năm “tích cực, khẩn
trương, điều tra làm rõ và đúng quy trình”, thì cuối tháng 9 vừa qua, tỉnh
Thanh Hóa đã công bố kết luận thanh tra vụ “bổ nhiệm thần tốc” cô Quỳnh Anh.
Theo đó, con dê tế thần Ngô Văn Tuấn, cựu Giám đốc sở XD TH, nay là Phó CT tỉnh
TH, người đã có công phát hiện và chăm chút Quỳnh Anh. Sau khi sử dụng một thời
gian, đã “no xôi chán chè”, Ngô Văn Tuấn bèn ‘dâng” cô này cho cấp trên là ngài
Chỉ tịch nay là Bí thư TH Trịnh Văn Chiến dùng tiếp, để lấy đà thăng tiến.
Điều
ngạc nhiên là: Mặc dù vụ này đã có rất nhiều ý kiến của các vị lão thành cách mạng,
các nguyên lãnh đạo TH, cho rằng, phải chuyển lên TTCP, hoặc Ủy ban Kiểm tra TƯ
vào cuộc thì mới trung thực và khách quan. Nhưng cuối cùng, nội bộ TH giải quyết.
Còn
cô Quỳnh Anh thì “lặn mất tăm”. Dư luận nói cô này ôm con vượt biển, sang New
Zealand sinh sống. Do đó, tỉnh TH không thể xác minh khối tài sản khủng của người
này. Dư luận coi đây là chiến thuật “tẩu tán nhân sự” tài tình của ông Bí thư
Trịnh Văn Chiến. Các quan tham ngày nay không những biết tẩu tán tài sản, mà họ
còn biết tẩu tán cả bồ nhí, nếu có nguy cơ bại lộ. Và các nhà làm từ điển VN cần
thêm một định nghĩa về cụm từ “tẩu tán nhân sự”, làm bài học cho các quan.
Vậy
công an Thanh Hóa có dám bắt chước bộ CA, dám mò sang New Zealand để bắt cô Quỳnh
Anh về đầu thú không? Chắc có cho uống mật gấu thì CATH cũng không dám.
Còn
vụ Phạm Sỹ Quý, thì TTCP lại vào cuộc. Mặc dù năm lần bảy lượt, hoãn tới hoãn
lui, và sức ép báo chí dồn vào chân tường, mãi hơn nửa năm “tích cực điều tra
làm rõ”, thì đến hôm 23/10/2017, TTCP mới “rặn” ra được bản kết luận này.
Nói
về những “bức tường? chống lưng, thì Phạm Sỹ Quý có bà chị Phạm Thị Thanh Trà,
đang là Ủy viên TƯĐ, Bí thư TU Yên Bái.
Nhưng
ở trường hợp này, một lần nữa, sức mạnh thần kỳ của đồng đô la lại phát huy tác
dụng. Chỉ nói đến khối tài sản Trịnh Văn Chiến “bồi đắp” cho người đẹp Quỳnh
Anh, chắc đã hơn cả biệt phủ” của ông Quý rồi. Chưa nói đến việc sau lưng
ông Trịnh Văn Chiến là tỷ phú đô la Trịnh Văn Quyết.
Điều
này giải thích vì sao, cho đến lúc này, Trịnh Văn Chiến tuy bị báo chí và dư luận
làm rùm beng một thời gian dài như thế. Nhưng chưa bị ông Trọng liệt
vào loại củi cần cho vào lò.
Có
thể là ông Quý không bị ông Trọng cho là loài củi cần phải đốt. Vì ông Trọng
dùng củi có chọn lựa. Không phải củi nào cũng cho vào lò. Nếu như ông Phạm
Sỹ Quý “biết điều”.
Nhưng
dù cho đợt này, ông Phạm Sỹ Quý, có vì những lý do tế nhị nào đó mà không
thể bảo toàn được “sinh mạng chính trị” của mình. Dù ông ấy có bị cách chức, hoặc
khai trừ đảng đi nữa. Thì với khối tài sản khổng lồ ấy, gia đình ông vẫn
có thể ngồi rung đùi tận hưởng, ngồi ngắm “biệt phủ” nguy nga của mình nổi bật
lên giữa vùng trời Yên Bái. Và mỉm cười nhìn các đồng chí của mình đang
ngụp lặn để tìm cách vơ vét thêm, mong được một phần nhỏ như khối tài sản của
ông ấy.
Lời
khuyên cho ông Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái là, hãy noi gương bà cựu ĐBQH Nguyệt
Hường ấy. Nhanh tay kiếm cho mình một cái visa dài hạn ở một xứ tư bản nào đó.
Phải tìm mọi cách lót ổ sắn. Để khi trong nước có biến, nhân dân vùng lên quyết
diện bọn quan tham, thì ông phải nhanh chóng, cùng vợ con xách vali lên và chuồn
nhanh nhé.
Sau
khi đã “hạ cánh an toàn”, ông hãy tìm những đồng chí của mình đã chuồn trước.
Và cùng nhau viết Hồi ký về những năm tháng làm giàu nhở buôn lá chit và chổi đót
tại VN. Để truyền nghề cho những người còn lại.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire