Tàu cá Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam vì dám đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa |
Chiều hôm qua, nói chuyện với H , một thanh niên trẻ tuổi từ VN qua Pháp tu
nghiệp.
H là sản phẩm của giáo dục ''xã hội chủ nghĩa'', từ nhỏ tới lớn, nhưng cũng quan tâm tới ‘’ chính trị ‘’, nhất là từ ngày ở trong nước ‘’ đi đâu cũng thấy Tàu’’.
H nói ‘’ thỉnh thoảng có đọc bài của chú , muốn gặp để trao đổi '' .
H là sản phẩm của giáo dục ''xã hội chủ nghĩa'', từ nhỏ tới lớn, nhưng cũng quan tâm tới ‘’ chính trị ‘’, nhất là từ ngày ở trong nước ‘’ đi đâu cũng thấy Tàu’’.
H nói ‘’ thỉnh thoảng có đọc bài của chú , muốn gặp để trao đổi '' .
H nhìn nhận ở VN thiếu tự do thực, '' nhưng một quốc gia cũng phải có một chính
phủ mạnh’’ để bảo đảm trật tự, nếu không sẽ loạn.
Trả lời : nếu ‘’ chính phủ mạnh ‘’ đó tự cho mình toàn quyền sinh sát, trật tự
đó là trật tự của nhà tù. Chỉ ở những nơi người ta coi dân như đàn cừu, cần
phải chăn dắt, mới cần một đội ngũ công an, cảnh sát khổng lồ để canh gác,
trừng trị những con cừu lớ ngớ ra khỏi bầy. Mới cần một chính phủ mạnh, ngày
đêm rình rập, đàn áp.
Cái chính phủ mạnh đó, nó chỉ mạnh để bảo vệ chính nó, không bảo vệ dân.
Nó biết hết ai nghĩ gì, ai viết gì, ai hát gì, nhưng không biết ai buôn bán nội tạng, ai làm thuốc giả, ai bán thực phẩm hóa học, ai cướp đất, ai ...làm mất bản đồ ( bản đồ thành phố hay bản đồ quốc gia ).
H không theo dõi báo chí, hay báo chí trong nước không đề cập tới, rất ngạc nhiên khi nghe trong một xứ dân chủ, nhiều khi, vì một lý do này hay lý do khác, không có chính phủ, việc nước vẫn chạy và không hề có hỗn loạn.
Trường hợp phổ thông nhất là khi không có đảng nào chiếm đa số, cũng không kiếm được một đảng đồng minh để có đa số tại quốc hội, đủ để thành lập chính phủ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra ở rất nhiều nưóc Tây Phương, như Hoà Lan, Đức vv . Gần đây,Tây Ban Nha đã trải qua một giai đoạn vô chính phủ 315 ngày, Belgique gần... một năm rưỡi ! ( trên 540 ngày, nếu nhớ không lầm ).
Chuyện gì xẩy ra trong thời gian đó ?
Guồng máy hành chánh vẫn hoạt động bình thường, trật tự xã hội không hề bị vi phạm, đời sống hàng ngày không hề gặp khó khăn, tội phạm không gia tăng, và kinh tế …thịnh vượng hơn bình thường.
Tại sao ? Bởi vì ở những xứ dân chủ, các cơ cấu xã hội vững mạnh, guồng máy hành chánh có quy củ, những người làm việc công có lương tâm, có ý thức trách nhiệm, không trơ tráo nhận mình là ‘’ đầy tớ dân ‘’ nhưng tìm mọi cơ hội để làm thịt dân .
Không cần chính phủ sai bảo, ai vẫn làm việc nấy. Chỉ có những con chuột, suốt đời bị khủng bố, mới vui mừng nhẩy múa khi vắng mặt mèo. Một dân tộc trưởng thành không cần dạy bảo, sai khiến, không cần cha già dân tộc.
Có người nói thỉnh thoảng không có chính quyền cũng là một điều hay, cho xã hội nghỉ mệt. Một thí dụ : chỉ trong một nhiệm kỳ, quốc hội Pháp đã biểu quyết 450 luật mới, đa số do chính phủ đề nghị. Chưa nói tới trên 18.000 tu chính án.. Ông bộ trưởng nào cũng có tham vọng lưu tên tuổi mình cho hậu thế bằng một đạo luật : luật Pasqua, luật Marcellin..Cuối cùng, dân không biết đâu mà mò
Tại một xứ độc tài, trước câu hỏi tại sao nhà nước bất tài, tham nhũng mà quốc gia vẫn chưa phá sản, có người trả lời, nửa đùa nửa thực : bởi vì dân xây dựng, khi chính phủ... ngủ.
Người bạn trẻ hỏi : như vậy ‘’ chính phủ để làm gì ‘’ ? Ronald Reagan trả lời : chính phủ là một vấn đề, không phải là giải pháp. Đó là quan niệm của một người Tây phương gọi là ‘’ libéral ‘’ kiểu Mỹ, không phải ai cũng đồng ý.
Chính phủ, trái lại, có vai trò chính yếu là chọn một đường đi tốt cho quốc gia.
Không phải chính phủ nào cũng chọn đúng, hay thực hiện nổi những điều hứa hẹn, nhưng ở xứ dân chủ, nếu dân không thỏa mãn, sẽ cho chính phủ về vườn, lựa chính phủ khác. Không phải suốt ngày chứng kiến '' đi dô, đi ra, thằng cha khi nãy. ''. Không phải suốt đời nghe mấy anh lãnh đạo tối dạ thi nhau ăn nói ngớ ngẩn.
H nói nếu thay đổi hoài, làm sao hữu hiệu ? Điều này thì H có lý : nếu muốn cai quản đất nước như một nhà tù lớn, các nước dân chủ thua xa VN, Bắc Hàn hay Tàu.
H nói đọc báo Pháp, coi TV, nghe radio, tiếng Tây còn loạng quạng chưa hiểu hết, nhưng thấy họ chỉ trích nhà nước suốt ngày; thể chế này, xã hội này đâu phải là lý tưởng.
Quả vậy. Thể chế nào cũng đầy những khuyết điểm. Xã hội nào cũng có những anh lem nhem. Chính trị ( theo nghĩa mưu đồ chính trị, chính trị hoạt đầu ) ở đâu cũng có những xì căng đan, những vụ tai tiếng.
Cái khác nhau là ở xứ dân chủ, bất cứ ai phạm pháp cũng bị trừng trị, kể cả tổng thống, thủ tướng.
Càng có trọng trách lớn, càng bị trừng trị nặng. Một phó thường dân dấu tiền ở nước ngoài để trốn thuế, chỉ bị phạt tiền, cùng lắm vài tháng tù treo. Một bộ trưởng quan trọng nhất của Pháp, bạn thân của Tổng thống Hollande dấu tiền, đã lãnh 3 năm tù ở, sau khi bị cách chức.
Khác với xứ mọi, bọn có tội bỏ tù người khác.
Édouard Herriot nói : ‘’ Chính tri cũng như món lòng heo, phải có mùi phân, nhưng đừng nhiều quá ‘’ ( La politique, c’est comme l’andouillette, ça doit sentir un peu la merde, mais pas trop ).
Ở một xứ như VN không còn mùi lòng lợn, chỉ còn mùi phân sặc sụa. Anh nào thính mũi, ngửi thấy mùi phân là nó cho đi tù mục xương. Nhất là những anh không ý tứ, đã ngửi thấy mùì phân, còn la oáng lên giữa chợ.
Nói chuyện thể chế, không thể không nhắc một câu nổi tiếng mà người ta vẫn gán cho Churchill : dân chủ là thể chế tồi nhất, nếu không kể các thể chế khác
Cái khác nhau là ở xứ này, người ta có quyền chỉ trích và đòi sửa đổi.
Những học giả chỉ trích thể chế dân chủ hăng nhất, có bài bản nhất, từ Alexis de Tocqueville tới Raymond Aron là những người đóng góp nhiều nhất cho sự vững mạnh của dân chủ.
Cái chính phủ mạnh đó, nó chỉ mạnh để bảo vệ chính nó, không bảo vệ dân.
Nó biết hết ai nghĩ gì, ai viết gì, ai hát gì, nhưng không biết ai buôn bán nội tạng, ai làm thuốc giả, ai bán thực phẩm hóa học, ai cướp đất, ai ...làm mất bản đồ ( bản đồ thành phố hay bản đồ quốc gia ).
H không theo dõi báo chí, hay báo chí trong nước không đề cập tới, rất ngạc nhiên khi nghe trong một xứ dân chủ, nhiều khi, vì một lý do này hay lý do khác, không có chính phủ, việc nước vẫn chạy và không hề có hỗn loạn.
Trường hợp phổ thông nhất là khi không có đảng nào chiếm đa số, cũng không kiếm được một đảng đồng minh để có đa số tại quốc hội, đủ để thành lập chính phủ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra ở rất nhiều nưóc Tây Phương, như Hoà Lan, Đức vv . Gần đây,Tây Ban Nha đã trải qua một giai đoạn vô chính phủ 315 ngày, Belgique gần... một năm rưỡi ! ( trên 540 ngày, nếu nhớ không lầm ).
Chuyện gì xẩy ra trong thời gian đó ?
Guồng máy hành chánh vẫn hoạt động bình thường, trật tự xã hội không hề bị vi phạm, đời sống hàng ngày không hề gặp khó khăn, tội phạm không gia tăng, và kinh tế …thịnh vượng hơn bình thường.
Tại sao ? Bởi vì ở những xứ dân chủ, các cơ cấu xã hội vững mạnh, guồng máy hành chánh có quy củ, những người làm việc công có lương tâm, có ý thức trách nhiệm, không trơ tráo nhận mình là ‘’ đầy tớ dân ‘’ nhưng tìm mọi cơ hội để làm thịt dân .
Không cần chính phủ sai bảo, ai vẫn làm việc nấy. Chỉ có những con chuột, suốt đời bị khủng bố, mới vui mừng nhẩy múa khi vắng mặt mèo. Một dân tộc trưởng thành không cần dạy bảo, sai khiến, không cần cha già dân tộc.
Có người nói thỉnh thoảng không có chính quyền cũng là một điều hay, cho xã hội nghỉ mệt. Một thí dụ : chỉ trong một nhiệm kỳ, quốc hội Pháp đã biểu quyết 450 luật mới, đa số do chính phủ đề nghị. Chưa nói tới trên 18.000 tu chính án.. Ông bộ trưởng nào cũng có tham vọng lưu tên tuổi mình cho hậu thế bằng một đạo luật : luật Pasqua, luật Marcellin..Cuối cùng, dân không biết đâu mà mò
Tại một xứ độc tài, trước câu hỏi tại sao nhà nước bất tài, tham nhũng mà quốc gia vẫn chưa phá sản, có người trả lời, nửa đùa nửa thực : bởi vì dân xây dựng, khi chính phủ... ngủ.
Người bạn trẻ hỏi : như vậy ‘’ chính phủ để làm gì ‘’ ? Ronald Reagan trả lời : chính phủ là một vấn đề, không phải là giải pháp. Đó là quan niệm của một người Tây phương gọi là ‘’ libéral ‘’ kiểu Mỹ, không phải ai cũng đồng ý.
Chính phủ, trái lại, có vai trò chính yếu là chọn một đường đi tốt cho quốc gia.
Không phải chính phủ nào cũng chọn đúng, hay thực hiện nổi những điều hứa hẹn, nhưng ở xứ dân chủ, nếu dân không thỏa mãn, sẽ cho chính phủ về vườn, lựa chính phủ khác. Không phải suốt ngày chứng kiến '' đi dô, đi ra, thằng cha khi nãy. ''. Không phải suốt đời nghe mấy anh lãnh đạo tối dạ thi nhau ăn nói ngớ ngẩn.
H nói nếu thay đổi hoài, làm sao hữu hiệu ? Điều này thì H có lý : nếu muốn cai quản đất nước như một nhà tù lớn, các nước dân chủ thua xa VN, Bắc Hàn hay Tàu.
H nói đọc báo Pháp, coi TV, nghe radio, tiếng Tây còn loạng quạng chưa hiểu hết, nhưng thấy họ chỉ trích nhà nước suốt ngày; thể chế này, xã hội này đâu phải là lý tưởng.
Quả vậy. Thể chế nào cũng đầy những khuyết điểm. Xã hội nào cũng có những anh lem nhem. Chính trị ( theo nghĩa mưu đồ chính trị, chính trị hoạt đầu ) ở đâu cũng có những xì căng đan, những vụ tai tiếng.
Cái khác nhau là ở xứ dân chủ, bất cứ ai phạm pháp cũng bị trừng trị, kể cả tổng thống, thủ tướng.
Càng có trọng trách lớn, càng bị trừng trị nặng. Một phó thường dân dấu tiền ở nước ngoài để trốn thuế, chỉ bị phạt tiền, cùng lắm vài tháng tù treo. Một bộ trưởng quan trọng nhất của Pháp, bạn thân của Tổng thống Hollande dấu tiền, đã lãnh 3 năm tù ở, sau khi bị cách chức.
Khác với xứ mọi, bọn có tội bỏ tù người khác.
Édouard Herriot nói : ‘’ Chính tri cũng như món lòng heo, phải có mùi phân, nhưng đừng nhiều quá ‘’ ( La politique, c’est comme l’andouillette, ça doit sentir un peu la merde, mais pas trop ).
Ở một xứ như VN không còn mùi lòng lợn, chỉ còn mùi phân sặc sụa. Anh nào thính mũi, ngửi thấy mùi phân là nó cho đi tù mục xương. Nhất là những anh không ý tứ, đã ngửi thấy mùì phân, còn la oáng lên giữa chợ.
Nói chuyện thể chế, không thể không nhắc một câu nổi tiếng mà người ta vẫn gán cho Churchill : dân chủ là thể chế tồi nhất, nếu không kể các thể chế khác
Cái khác nhau là ở xứ này, người ta có quyền chỉ trích và đòi sửa đổi.
Những học giả chỉ trích thể chế dân chủ hăng nhất, có bài bản nhất, từ Alexis de Tocqueville tới Raymond Aron là những người đóng góp nhiều nhất cho sự vững mạnh của dân chủ.
Buổi trao đổi có làm thay đổi cách suy nghĩ của H hay không ? Chắc là
không, theo nguyên tắc : đừng hy vọng gì làm thay đổi sự tin tưởng của người
khác ngay trong buổi trao đổi đầu tiên. Nhất là những người đã bị nhồi sọ từ
nhỏ. Sự thay đổi sẽ đến, từ từ.
Sống ở ngoại quốc, dần dần H sẽ tự tìm ra một phần sự thực.
Trao đổi với người nghĩ khác mình không phải hoàn toàn vô bổ. Miễn là đừng sỉ vả nhau. Tổ chức nhậu nhẹt, nên chọn vài tên bạn nối khố,suy nghĩ như mình, nhưng xây dựng dân chủ, hay xây dựng lại một quốc gia nát nư tương, cần rất nhiều người.
Sống ở ngoại quốc, dần dần H sẽ tự tìm ra một phần sự thực.
Trao đổi với người nghĩ khác mình không phải hoàn toàn vô bổ. Miễn là đừng sỉ vả nhau. Tổ chức nhậu nhẹt, nên chọn vài tên bạn nối khố,suy nghĩ như mình, nhưng xây dựng dân chủ, hay xây dựng lại một quốc gia nát nư tương, cần rất nhiều người.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire