30/12/2019
ÔI…RẤT MAY CHO CỤ TỐ !
Tạp bút
Chủ nhật ngày 29 tháng 12 năm 2019
Tạ Hữu Đình :" Bài tham luận “NgôTất Tố trách nhiệm công dân và lòng thương người”, nhà thơ Vũ Quần Phương viết: “Ngô Tất Tố đã viết báo trong một nghĩa vụ công dân đấu tranh cho lẽ phải, cho đạo lý của cái đương thời, của việc đương xẩy ra. Nó là sự lên tiếng trước thời cuộc, trước vận nước. Ông vạch trần các thứ bánh vẽ lừa dân của tầng lớp thống trị.
Vạch ngay khi bọn gian viết chưa khô mực, bọn bịp nói chưa dứt lời …Ngô Tất Tố đụng chạm đến cả những nhân vật thế lực trong guồng máy thống trị xã hội: ông thống sứ, ông tuần phủ (tỉnh trưởng), ông nghị trưởng Phạm Huy Lục…
Bài ”Ngô Tất Tố - Cây bút tài năng, danh tiếng của thế kỷ xx”, (Báo Văn nghệ số 26 ngày 29/6/2019) cho biết Hội thào “Nhà văn Ngô Tất Tố trong tiến trình văn học Việt Nam hiên đại” đã được Hôi Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 25/6 nhân kỷ niệm 165 năm ngày sinh nhà văn.
Phát biểu tại hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam khẳng định: Người mà ta nói đến hôm nay, nhà văn Ngô Tất Tố là một tên tuổi lớn, một ngôi sao sáng thuộc thế hệ lớp đầu của nền văn hoá quốc ngữ, đã có những đóng góp to lớn đặt nền móng cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại”.
Bài tham luận “NgôTất Tố trách nhiệm công dân và lòng thương người”, nhà thơ Vũ Quần Phương viết: “Ngô Tất Tố đã viết báo trong một nghĩa vụ công dân đấu tranh cho lẽ phải, cho đạo lý của cái đương thời, của việc đương xẩy ra. Nó là sự lên tiếng trước thời cuộc, trước vận nước. Ông vạch trần các thứ bánh vẽ lừa dân của tầng lớp thống trị.
Vạch ngay khi bọn gian viết chưa khô mực, bọn bịp nói chưa dứt lời …Ngô Tất Tố đụng chạm đến cả những nhân vật thế lực trong guồng máy thống trị xã hội: ông thống sứ, ông tuần phủ (tỉnh trưởng), ông nghị trưởng Phạm Huy Lục…
Về văn chương, tác giả tiểu thuyết “Tắt Đèn” viết năm 1937. Năm ấy Bắc Ninh có bốn huyện lụt nặng, nông dân thiếu đói cơ cực. Anh nông dân Nguyễn Văn Dậu một vợ ba đứa con nhỏ, đứa lớn nhất lên bẩy. Năm ấy anh chịu hai đại tang, mẹ chết rồi em trai chết. Cửa nhà khánh kiệt không có tiền đóng thuế thân (còn gọi là sưu), anh bị đánh, bị trói chặt giải ra đình dù đang ốm. Chị Dậu phải bán đứa con lớn và đàn chó mẹ con mới đủ xuất sưu cho chồng, để cứu chồng về nhà. Nhưng anh Dậu còn phải nộp sưu cho người em chết hơn sáu tháng trước đây. Nên anh Dậu vẫn bị trói bị đánh bị bỏ đói đến bất tỉnh, người ta khiêng về nhà vứt như cái xác. Khi anh vừa tỉnh bọn lính lệ trương tuần lại kéo đến hành hạ. Người đàn bà đang nuôi con mọn, hơn một ngày trời không có hạt cơm vào bụng, vừa dứt ruột bán đứa con bẩy tuổi, hai tay ôm hai đứa con nhỏ, đứa đói cơm, đứa khát sữa, đã đi lang thang trong xóm đến hết đêm ru cho chúng yên mà trên mặt đầm đìa nước mắt…
“Đến bây giờ những người đọc hôm nay khi nghe lại lời cái Tý cầu khẩn mẹ cho chị em nó được ở bên nhau. Nỗi mong ước ấy càng nhỏ nhoi bao nhiêu, càng làm đau lòng người đọc bấy nhiêu!”…
*
* *
Báo Dân Quyền, trên mạng internet tháng 6/2019, có bài “Ba câu chuyện hiền tài” của tác giả Hồ Anh Hải. Xin phép tác giả, tôi trích câu chuyện thứ hai:
“Thánh nhân cũng có thể bị đưa đi cải tạo lao động”. Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc không xa lạ gì với người Việt Nam. Bác Hồ từng hết lời ca ngợi câu “Trừng mắt coi khinh ngàn lực sỹ/ Cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng”(lời dịch của Bác Hồ) mà Lỗ Tấn dùng làm châm ngôn tự răn mình. Quả thật Lỗ Tấn vô cùng dũng cảm, dùng ngòi bút tố cáo chế độ độc tài chuyên chế của xã hội phong kiến ngày xưa và của Tổng thống Tưởng Giới Thạch đương thời.
“Thập niên 30 thế kỷ XX, Mao Trạch Đông dẫn một đoàn du kích lên rừng lập chiến khu chống lại nhà độc tài họ Tưởng. Sau khi được đọc Lỗ Tấn toàn tập (in 1938, khi Lỗ Tấn đã mất), Mao vô cùng khâm phục Lỗ Tấn. Ông tuyên bố Lỗ Tấn là “Đệ nhất đẳng thánh nhân” của Trung Quốc; “Khổng Tử là thành nhân của xã hội phong kiến, Lỗ Tấn là thánh nhân của Trung Quốc hiện đại”.
“Sau khi Trung Quốc được giải phóng khỏi ách cai trị của họ Tưởng. Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ tối cao cuả nước này. Trong một cuộc họp với các nhà văn, có người hỏi nếu Lỗ Tấn bây giờ còn sống thì sẽ làm gì? Mao suy nghĩ giây lát rồi nghiêm chỉnh trả lời: Lỗ Tấn sẽ hoặc là ngồi nhà không viết lách gì cả, hoặc là ở trong trại cải tạo!
“Mao Trạch Đông nói thật lòng và không sai. Lỗ Tấn suốt đời đấu tranh đòi tự do dân chủ, vì thế ông nổi tiếng. Nhưng nền chính trị do Mao và đảng của ông ta thiết lập ở nước này không thể có thứ “xa xỉ phẩm tự do dân chủ” mà Lỗ Tấn đòi phải để cho người Trung Quốc được hưởng. Nếu Lỗ Tấn vẫn đòi thì chắc chắn chính quyền Mao cho đi lao động cải tạo.
“Hoá ra hiền tài đến mức được tôn là Thánh Nhân, được tung hô chỉ khi đã chết rồi. Chứ nếu còn sống thì…coi chừng, chữ tài đi với chữ tai một vần”.
Đọc đến đây bỗng tôi nhớ đến cụ Ngô Tất Tố của ta. Cũng như văn hào Lỗ Tấn, nhà văn Ngô Tất Tố cũng suốt đời cầm bút đấu tranh cho lẽ phải và sự công bằng, chống cường quyền, bảo vệ người bị áp bức bóc lột. Nhưng số trời không cho ông được sống lâu hơn. Nhà văn qua đời năm 1954 khi mới tròn 60 tuổi. Nếu Ngô Tất Tố còn tại thế thi chỉ hai năm sau, năm 1956 nước ta bỗng nổi lên phong trào “Nhân văn – Giai phẩm, các văn nghệ sỹ lên tiếng đòi được tự do sáng tác.
Vậy, nếu còn sống liệu nhà văn Ngô Tất Tố có tham gia phong trào này không? Chắc chắn là có. Và như vậy thì chỉ một năm sau, năm 1957 Nhà nước dẹp bỏ “Nhân văn – Giai phẩm, tất nhiên ông cũng bị xử lý như các đồng nghiệp khác.
Như nhà tiết học, GS Trần Đức Thảo chỉ viết có hai bài báo ủng hộ nhóm Nhân văn mà ông bị buộc phải thôi việc. Dân chúng gọi nôm na là ông bị “đuổi” khỏi trường đại học, phải đi chăn bò ở nông trường Ba Vì. Cả luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng vậy, tại hội nghị Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội, ngày 30/10/1956, ông chỉ đọc một bài phê bình, phân tích nguyên nhân sai lầm về mặt pháp luật trong Cải cách ruộng đất mà cũng bị “đánh”. Tuy LS không phải đi chăn bò như nhà triết học, hay đi làm phân xanh cho Hợp tác xã nông nghiệp, đi kéo cưa cho xưởng mộc như nhà thơ Phùng Quán. Nhưng trận “lôi đình” Luật sư phải hứng chịu còn nặng nề khổ sở hơn nhiều. Ông bị cắt biên chế khỏi trường đại học và cắt luôn cả sổ gạo cùng tem phiếu mua các nhu yếu phẩm. Gia đình ông dần dần lâm vào cảnh túng bấn nghèo nàn, phải bán đồ trang sức, bán quần áo, bàn ghế. Thậm chí cả những bộ sách rất quý ông đem từ Pháp về cũng phải bán lấy tiền mua gạo “chui”!
Tuy thế, nhưng đối với ông sự thiếu thốn đó cũng chưa ghê gớm bằng sự kỳ thị, xa lánh của tất cả mọi người. Ông đang sống ở giữa thành phố quê hương mình, nhưng lại cô đơn như kẻ bị đi đày ở ngoài hoang đảo. Vì sợ bị liên quan nên không ai dám đến nhà ông. Mà ông cũng không dám đến nhà ai, vì sợ mình làm phiền cho họ. Thậm chí cả khi đang đi ở ngoài đường, ông vừa trông thấy người thân quen cũ, nhưng chỉ thoáng chốc bạn cũ đã rẽ sang đường khác mất rồi!
*
* *
Là người được đọc và được chứng kiến một phần sự việc chung quanh vụ “Nhân văn – Giai phẩm” cho nên khi đọc đến câu ông Mao nói rằng “Lỗ Tấn sẽ hoặc là ngồi ở nhà không viết lách gì cả hoặc là ở trong trại lao động cải tạo”, khiến tôi giật mình thốt lên: “Ôi…rất may cho cụ Tố!”./.
TP Uông Bí
THĐ
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire