(GDVN) - Thay vì nhìn thẳng vào sự thật, thẳng
thắn nhận trách nhiệm việc con mình "bị" nâng điểm thì ông Triệu Tài Vinh đã
nhiều lần lái dư luận sang một hướng khác.
Ông Triệu Tài Vinh
nguyên Bí
thư tỉnh ủy
Hà Giang
(Ảnh: Đài phát thanh
và Truyền hình Hà Giang)
|
Thông tin Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà
Giang vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành
kỷ luật là điều mà mọi ngươi chờ đợi đã lâu.
Cuối cùng, những người lãnh đạo cao nhất của Hà Giang- những người có người
thân "bị" nâng điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông năm 2018 ở địa phương này
đã bị kỷ luật hoặc bị đề nghị kỷ luật.
Nhìn lại vụ án gian lận điểm ở Hà Giang
Kể từ tháng 7 năm 2018, Hà Giang là địa
phương đầu tiên trong cả nước bị phát hiện gian lận điểm thi, ông Vũ Trọng
Lương, Nguyễn Thanh Hoài đã bị khởi tố và bắt giam ngay sau đó để điều tra.
Trong số 107 thí sinh được nâng điểm có
con và cháu của ông Triệu Tài
Vinh, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang ở thời
điểm đó. Có cả người thân của ông Nguyễn
Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Giang và hàng loạt thí sinh là con lãnh đạo các ban ngành của Hà Giang.
Niềm tin của nhân dân cả nước bị mai một
khi 2 vị trí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Giang đều có người thân được nâng
điểm.
Dù đã nhiều lần ông Triệu Tài Vinh lên
tiếng thanh minh, loanh quanh câu chuyện con mình được nâng khống điểm. Dù sau
này có hoán đổi cho người em gái của mình tác động cho con ông được nâng thì dư
luận cả nước không có ai tin điều này.
Tháng 7/2019, ông Triệu Tài Vinh được
điều về Trung ương đảm nhận chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Đặng Quốc
Khánh được điều động từ Hà Tĩnh ra
Hà Giang thay ông Triệu Tài Vinh.
Dư luận cũng từng kỳ vọng người thay thế
ông Triệu Tài Vinh sẽ có những chỉ đạo sát sao về quá trình điều tra và đem vụ
án này ra xét xử một cách minh bạch và nghiêm khắc nhất.
Ngày 1/10/2019,
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang ra thông báo kết quả kiểm tra, xem xét xử
lý đối với cán bộ, đảng viên liên quan đến sai phạm trong kỳ thi năm 2018.
Nếu không có con ông Triệu Tài Vinh, Hà Giang có xử lý phụ huynh nhanh
hơn? |
Trong 137 đảng viên vi phạm có 46 người
bị kỷ luật, 29 người bị chưa đến mức kỷ luật nhưng phải kiểm điểm sâu sắc,
nghiêm túc rút kinh nghiệm…
Điều đáng chú ý có em gái ông Triệu Tài
Vinh là bà Triệu Thị
Giang đã bị kỷ luật khiển trách vì
tác động cho cháu được nâng điểm.
Tuy nhiên, bà Phạm
Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (vợ ông Vinh) chỉ bị yêu cầu "kiểm điểm sâu sắc,
nghiêm túc rút kinh nghiệm" vì "em chồng tác động cho con của bà được
nâng điểm thi".
Ngày 14/10/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Hà
Giang đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án tiêu cực điểm thi Trung học phổ
thông quốc gia 2018.
Trong vụ án này, Tòa án nhân dân tỉnh Hà
Giang đã xét xử 5 bị cáo. Trong 5 bị cáo này có Nguyễn Thanh Hoài (nguyên
Trưởng Phòng khảo thí) và Vũ Trọng Lương (nguyên Phó Phòng khảo thí) đang bị
tạm giam nên đến tòa trên xe dẫn giải.
Các bị cáo Triệu Thị Chính, Phạm Văn
Khuông (cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo), Lê Thị Dung (cựu cán bộ Phòng
an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh) được tại ngoại. Trong phiên tòa này,
Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang triệu tập tất cả là 176 người làm chứng liên quan
đến vụ tiêu cực điểm thi.
Sau nhiều ngày xét xử và chờ nghị án,
ngày 25/10/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã xác định nguyên nhân nâng
điểm cho 107 thí sinh ở Hà Giang của bị cáo Hoài, Lương là do nể nang, không chứng minh được nhận hối lộ.
Chính vì thế, Hội đồng xét xử tuyên phạt
Nguyễn Thanh Hoài 8 năm tù, hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản
lý trong ngành giáo dục một năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Bị cáo Vũ
Trọng Lương 7 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công
vụ, hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục
một năm sau khi chấp hành án phạt tù.
Xem xét kỷ luật ông Triệu Tài Vinh, ông Hoàng Trung Hải và nhiều cán bộ |
|
Bị cáo Triệu Thị
Chính nhận án phạt 2 năm tù, phạt
bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục một năm sau khi chấp
hành án phạt
Bị cáo Lê Thị Dung lĩnh án 2 năm tù. Đối
với bị cáo Phạm Văn Khuông nhận mức án 1 năm tù và cho hưởng án treo.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm ở Hà Giang đã
khép lại mà không có nhiều bất ngờ, không có chuyện đưa và nhận tiền. Việc nâng
điểm cho thí sinh của bị cáo Hoài và Lương chỉ là do nể nang, tình cảm với
nhau!
Chuyện của ông Vinh đã “phán xét” xong
chưa?
Trong 3 địa phương được xác định là nâng
điểm khống cho thí sinh thì Hà Giang là địa phương có nhiều thí sinh nhất, có
nhiều quan chức liên quan nhất. Trong những phụ huynh có con được nâng điểm thì
ông Triệu Tài Vinh được nhắc
đến nhiều nhất.
Sự “ưu ái” của dư luận có lẽ không chỉ
ông Vinh có con và cháu ruột được nâng điểm trong kỳ thi năm 2018 mà vì ông là
Bí thư tỉnh ủy- người lãnh đạo cao nhất của tỉnh Hà Giang.
Thay vì nhìn thẳng vào sự thật, thẳng
thắn nhận trách nhiệm việc con mình được nâng điểm thì ông Vinh đã nhiều lần
lái dư luận sang một hướng khác. Ông Vinh đã suy đoán “có lẽ họ lợi dụng việc
đó để đưa con lãnh đạo vào tròng thì sao” hay “tôi thì
dư luận phán xét xong rồi”...
Trong vô vàn những lời chia sẻ với báo
chí nhưng có một sự thật là con ông Vinh được nâng điểm thì không thể phủ nhận
được. Người em gái Triệu Thị Giang không hiểu vì sao lại được đưa ra "làm
bia" cho anh trai của mình trong sự việc này.
Bây giờ thì ông Triệu Tài Vinh sẽ hiểu
cặn kẽ hơn chuyện ông đã bị “phán xét” xong chưa? Cho dù dư luận có phán xét
xong thì đây mới là thời điểm pháp luật phán xét ông!
Điều mà dư luận trông chờ nhất đang đến
bởi tại kỳ hợp 41 của Ủy ban
Kiểm tra Trung ương đã đề
nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Triệu Tài Vinh.
Cuối cùng thì ông Triệu Tài Vinh cũng sẽ
phải nhận hình thức kỷ luật nhưng điều dư luận còn băn khoăn là vụ án gian lận
điểm thi ở Hà Giang với chừng ấy thí sinh được nâng điểm mà những người nâng
điểm chỉ vì tình cảm
và nể nang nhau thôi sao?
Nhìn sang Sơn La, Hòa Bình đang điều tra
thì e rằng việc điều tra, xét xử ở Hà Giang vẫn chưa đi đến tận cùng sự thật!
NGUYỄN CAO
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire